Các doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ số đang tạo ra những giá trị và bước ngoặt cho nền kinh tế thực.
Theo một báo cáo gần đây của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, những doanh nghiệp được cho là "kẻ phá rối" có thể là đại gia trên thế giới như tập đoàn Alibaba - một tập đoàn thương mại điện tử của Trung Quốc có giá trị đưa ra thị trường chứng khoán lớn nhất trong lịch sử vào năm 2014 và cũng có thể là những "người chơi" trong khu vực như Lazada - một trung tâm mua sắm trực tuyến.
Những "kẻ phá rối" này là một trong nhiều doanh nghiệp lớn thống trị thị trường kĩ thuật số tại châu Á - một thị trường chiếm tới 6,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn thế giới.
Nền kinh tế công nghệ của châu Á đang phát triển nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Theo McKinsey Global Institute, Trung Quốc hiện là thị trường thương mại điện tử lớn nhất, chiếm 40% giá trị giao dịch toàn cầu và gấp 11 lần so với Mỹ.
Báo cáo năm 2016 của Google và công ty đầu tư Temasek của Singapore đã xếp Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam là những nền kinh tế số phát triển nhanh nhất thế giới.
Theo đó, tổng giá trị của nền kinh tế kỹ thuật số các quốc gia trên có thể đạt 200 tỷ USD vào năm 2025. Theo bà Grace Citra Dewi - một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Jakarta, với mỗi phần trăm tăng lên tại thị trường thương mại di động sẽ tạo ra 640 triệu USD cho nền kinh tế.
Tại Indonesia, Tổng thống Joko Widodo kỳ vọng vào một nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 130 tỷ USD vào năm 2020 mặc dù chỉ có khoảng 20% - 25% người dân tại đây có thể truy cập vào Internet.
Theo ông Scott Wallsten - Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Viện Chính sách Công nghệ tại Mỹ, rất khó để có thể ước tính được giá trị của Internet không chỉ bởi vì nhiều hoạt động trực tuyến không đòi hỏi thanh toán bằng tiền mặt mà còn bởi vì những hoạt động này có thể lan tỏa ra thành nhiều hoạt động khác".
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã có nhiều cuộc thảo luận về những nội dung liên quan đến việc đo lường giá trị tác động của kĩ thuật số lên nền kinh tế truyền thống.
Rachel Soloveichik - một chuyên gia kinh tế nghiên cứu tại Phòng Phân tích Kinh tế Mỹ cho biết một số nội dung kỹ thuật số miễn phí như Facebook hay Google không được tính vào giá trị đóng góp cho GDP.
Những giá trị này hiện không được thể hiện trong chỉ số GDP và về cơ bản, trong khuôn khổ hiện tại, chỉ số này không thể đo lường được. Những thiếu sót như vậy sẽ kéo dài thêm các cuộc tranh luận về tính bền vững của GDP khi được xem như một thước đo mặc định của nền kinh tế.
“Sau nhiều năm lăn lộn với thương mại điện tử (TMĐT) thuần online, trải qua rất nhiều thất bại, đau thương, tôi mới nhận ra, bán lẻ đa kênh (OmniChannel) mới là tương lai của ngành TMĐT Việt Nam”
Vào lúc 14 giờ, thứ Ba, ngày 21/11/2017, TheLEADER sẽ tổ chức bàn tròn Làm gì phát triển nhanh thương mại điện tử tại Việt Nam? Chương trình quy tụ các chuyên gia về thương mại điện tử và các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này. Nội dung Bàn tròn được thông tin trên TheLEADER.
Với sự hiện diện của ngày Black Friday tới đây, thế giới thương mại điện tử đang dần hướng đến thời điểm tốt nhất để có thể tiếp cận tối đa với khách hàng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.