Phát triển bền vững
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Giống gạo thơm ST25, thành quả nghiên cứu hơn 30 năm của kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự, đã thành công đưa thương hiệu gạo Việt Nam lên một tầm cao mới khi đăng quang danh hiệu gạo ngon nhất thế giới năm 2023. Đây cũng là minh chứng cho thấy đóng góp của giống cây trồng trong ngành nông nghiệp.
GS.TS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết, tính đến hết năm 2024, cả nước có hơn 1 nghìn giống cây trồng được công nhận, góp phần cho ra những dòng nông sản năng suất cao, chất lượng cao, khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh và biến đổi khí hậu.
Dù vậy, ông Long chỉ ra, việc công nghiệp hóa ngành giống cây trồng vẫn gặp nhiều bất lợi khi tỷ lệ sử dụng giống đạt chuẩn trong nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp, hệ thống sản xuất giống vẫn còn manh mún, lạc hậu cũng như đang có hiện tượng mất cân đối trong nghiên cứu giống giữa cây lương thực với các loại cây trồng khác.
Ngành nông nghiệp đang đối diện với nhiều thách thức, từ cạnh tranh gay gắt của đối thủ quốc tế, sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng cũng như những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, đòi hỏi ngành công nghiệp giống cây trồng phải có sự phát triển tương xứng để tạo thêm giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp.

Trước thực tế đó, lãnh đạo Hội Giống cây trồng Việt Nam đề xuất, cần tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu trong công tác nghiên cứu, phát triển giống cây trồng.
“Tăng cường sự liên kết giữa cơ sở nghiên cứu với vai trò tiên phong của các tập đoàn lớn sẽ tạo ra đột phá trong chọn tạo giống, quy trình sản xuất cũng như công nghiệp chế biến sau”, ông Long nói tại hội thảo khoa học quốc tế đổi mới công nghệ chọn tạo giống cây trồng trong doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu do Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Tập đoàn PAN Group phối hợp tổ chức.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đình Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed - trực thuộc PAN Group, đánh giá, doanh nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, phát triển và đổi mới công nghệ chọn tạo giống cây trồng tại Việt Nam.
Ông Trung lý giải, doanh nghiệp có nhiều lợi thế về năng lực tài chính, cơ sở vật chất hiện đại, khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường để định hướng nghiên cứu chọn tạo giống.
Dù vậy, doanh nghiệp cũng vướng phải không ít thách thức khi cơ chế, chính sách chưa thực sự đồng bộ, hạn chế về nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, thời gian nghiên cứu dài, chi phí cao trong khi lại phải đối mặt với rủi ro thị trường và khí hậu.
Bên cạnh đó, rủi ro liên quan đến quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp tham gia công tác nghiên cứu, phát triển giống cây trồng.
Liên kết chặt chẽ với các cơ sở nghiên cứu và trường đại học có thể giải quyết phần nào bài toán khó của doanh nghiệp trong phát triển giống cây trồng. Tuy vậy, mối liên kết này cần được củng cố bởi vai trò điều tiết từ phía nhà nước.
Về phía đơn vị nghiên cứu, ông Long chỉ ra, cơ chế của nhà nước đã mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu, trường đại học.

Cụ thể, Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ, tài chính, chuyên môn cho các tổ chức khoa học và công nghệ công lập, cho phép sử dụng ngân sách nhà nước thuê chuyên gia, sử dụng tài sản hữu hình và trí tuệ để liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, cho phép thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên kết quả nghiên cứu.
Ghi nhận những cơ chế mới đang tạo điều kiện cho liên kết giữa doanh nghiệp với viện, trường, ông Trung đề xuất bổ sung thêm hệ thống chính sách đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ giống cây trồng, bao gồm ưu đãi về tài chính, hạ tầng nghiên cứu, đào tạo nhân lực, thúc đẩy hợp tác công tư và hợp tác quốc tế.
“Những chính sách này không chỉ giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu giống mới mà còn góp phần tăng năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam”, lãnh đạo Vinaseed nhấn mạnh.
Trong khuôn khổ hội thảo khoa học quốc tế đổi mới công nghệ chọn tạo giống cây trồng trong doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu, Tập đoàn PAN Group và Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ nhằm gia hạn hoạt động hợp tác giữa hai bên từ năm 2023, với các nội dung về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phát triển quan hệ quốc tế và kết nối đối tác.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bội thu từ nông nghiệp, PAN Group lãi lớn
Sáu tháng đầu năm, CTCP Tập đoàn PAN (PAN Group) lãi 370 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ.
Quản trị bền vững ở PAN Group
Đưa ra một chiến lược phát triển bền vững từ rất sớm với điểm nhấn là khả năng thực thi mạnh mẽ, PAN Group đang vươn mình trở thành một trong những tập đoàn nông nghiệp xanh hàng đầu Việt Nam.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ
Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.