Trung Quốc là thị trường năng lượng có "bước đi dài nhất" trên thế giới
Quang Nam
Thứ hai, 20/11/2017 - 15:38
Tính đến nay, Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu dầu thô nhiều nhất và cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Dù cho là nhìn theo cách nào thì Trung Quốc cũng đã trở thành người chơi thống trị một số thị trường như than đá, dầu, năng lượng tái tạo và thậm chí là cả ô tô điện. Điều này sẽ luôn tiếp tục như vậy và trong tương lai, nó thậm chí có thể còn vượt xa hơn nữa.
Đánh giá tổng quan về sự phát triển năng lượng của Trung Quốc, nhà phân tích Liam Denning của Bloomberg đã gọi Trung Quốc là "một con khỉ đột năng lượng". Ông dự báo rằng quy mô năng lượng tại nước này sẽ được duy trì ít nhất là đến năm 2040, giảm dần việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và tăng đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Điều này giống như những gì mà Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã đưa ra trong Triển vọng Năng lượng Thế giới mới nhất và rõ ràng nó không gây ra bất cứ sự ngạc nhiên nào.
Trong thời gian qua, thị trường Trung Quốc đã có nhiều biến động. Đầu năm nay, khi Bắc Kinh công bố kế hoạch loại bỏ các loại động cơ đốt trong trong vài thập niên tới, cổ phiếu của các nhà sản xuất xe điện, đặc biệt là Tesla đã nhảy vọt. Tiếp sau đó, một loạt những thông báo từ các nhà sản xuất ô tô lớn đã được đưa ra.
Volkswagen cho biết, hãng này sẽ rót khoảng 11,8 tỷ USD cho việc phát triển xe điện ở Trung Quốc, bao gồm cả việc sản xuất và bày bán 40 mẫu xe điện. Toyota cũng có kế hoạch tham gia vào thị trường xe điện Trung Quốc cùng với các đối tác liên doanh hiện tại là FAW Group và Guangzhou Automobile Group.
Ngoài ra, Tesla có thể trở thành công ty nước ngoài đầu tiên được Bắc Kinh cấp phép sản xuất và bán ô tô trên lãnh thổ Trung Quốc một cách độc lập đối với dòng xe điện.
Theo dự kiến, vào những năm 2040, Trung Quốc sẽ đầu tư khoảng 60 tỷ USD mỗi năm vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng sẽ rót thêm khoảng 40 tỷ USD vào khí đốt tự nhiên và 20 tỷ USD vào thủy điện.
Theo IEA, đến năm 2040, các khoản đầu tư vào dầu thô sẽ đạt trung bình 30 tỷ USD mỗi năm trong khi mức đầu tư vào năng lượng tái tạo, xe điện và các hình thức năng lượng hiệu quả khác sẽ là khoảng 220 tỷ USD.
Điều này có nghĩa là trong tương lai Trung Quốc có thể sử dụng ít đi nhưng trong hai thập kỷ tới, nhu cầu dầu thô tại nước này vẫn sẽ rất lớn và có khả năng sẽ định hình lại các xu hướng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
Theo dự báo của IEA, Trung Quốc hiện đang chuyển dần từ công nghiệp nặng sang dịch vụ làm động lực chính cho phát triển kinh tế nhưng nhu cầu năng lượng tại đây vẫn sẽ tiếp tục tăng tới khoảng 790 triệu tấn dầu cho tới năm 2040.
Theo IEA, Trung Quốc đang chuyển từ ngành công nghiệp nặng sang làm động lực chính cho tăng trưởng kinh tế và dịch vụ, nhu cầu năng lượng của nước này sẽ tiếp tục tăng lên 790 triệu tấn dầu tương đương cho đến năm 2040.
Tham dự hội chợ triển lãm Vietwater từ ngày 8-10 tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp Phần Lan tỏ ra lạc quan về khả năng tham gia chặt chẽ hơn vào quá trình xử lý rác thải tại Việt Nam.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.