Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Triển vọng hợp tác phát triển kinh tế và doanh nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản hiện còn rất lớn. Trong thời gian tới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam thường xuyên trao đổi hợp tác về phát triển kinh tế, an sinh xã hội cũng như các vấn đề về lao động, việc làm...
Tại buổi làm việc, ông Phòng khẳng định, Việt Nam và Nhật Bản có nhiềm tiềm năng để phát triển kinh tế. VCCI đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
“Chúng tôi đánh giá cao thái độ làm việc nghiêm túc của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, những cam kết mà doanh nghiệp hai nước thỏa thuận hợp tác với nhau đều được triển khai một cách có hiệu quả. Sự hợp tác bền vững này chỉ có thể đạt được khi có sự quyết tâm của Chính phủ, doanh nghiệp hai nước”, ông Phòng khẳng định.
Ông Phòng cũng cho biết, vào tháng 6 tới đây Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng sẽ tham dự Diễn đàn Tương lai châu Á tại Nhật Bản, nhân dịp này VCCI cũng sẽ tổ chức phái đoàn với 100 doanh nghiệp Việt Nam cùng tham gia nhằm tìm kiếm và mở rộng cơ hội đầu tư, hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp hai nước.
VCCI cho biết cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp. Đồng thời, cũng sẽ thường xuyên có những hợp tác trao đổi về phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội cũng như các vấn đề về lao động, việc làm trong thời gian tới.
Ông Phòng khẳng định, thông qua những kết quả tích cực về hợp tác kinh tế và thương mại giữa Việt Nam – Nhật Bản, cộng đồng doanh nghiệp hai nước đều mong muốn quan hệ hợp về thương mại và đầu tư giữa hai bên ngày càng được mở rộng.
Phó Chủ tịch VCCI cũng nhấn mạnh Nhật Bản có nền công nghiệp hiện đại, chính vì vậy khi các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương với doanh nghiệp Nhật Bản thì chính doanh nghiệp Việt Nam cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc quản trị và phát triển doanh nghiệp.
Ông Phòng cũng khẳng định, triển vọng hợp tác phát triển kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản hiện nay còn rất lớn.
Tại buổi làm việc, đại diện Đảng Dân tiến Nhật Bản cho rằng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước ngày càng được mở rộng không chỉ đem lại lợi ích cho cả hai bên mà còn có những ảnh hưởng tốt đến khu vực. Đại diện phía Nhật Bản cũng khẳng định sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước hợp tác thuận lợi trong thời gian tới.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.
Phát thải ròng bằng 0 được đông đảo người nông dân hưởng ứng và xem như cơ hội để đổi mới mô hình sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế.
Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên Nam Long phải phát hành trái phiếu để “đảo nợ” trong năm 2024.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.