5 điều cần lưu ý để tối đa hóa lợi ích từ quyền tác giả

Hường Hoàng - 09:21, 28/05/2022

TheLEADERMặc dù nhiều không hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhiều doanh nghiệp có thể vẫn sẽ xuất bản một số ấn phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu và biết áp dụng quyền tác giả để có thể tối đa hóa lợi ích từ tác phẩm của mình.

5 điều cần lưu ý để tối đa hóa lợi ích từ quyền tác giả
Theo quy tắc chung, quyền tác giả là tự động và không phụ thuộc vào việc đăng ký (Ảnh: Thư viện pháp luật)

Nếu doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào ngành công nghiệp bản quyền (nghĩa là ngành sáng tạo, xuất bản, ghi âm, phân phối hoặc bán các tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả hoặc quyền liên quan) thì chắc chắn rằng doanh nghiệp nên hiểu rõ những quyền lợi của mình, cũng như biết cách áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện, chuyển giao hoặc thực thi chúng.

Thậm chí ngay cả khi không trực tiếp liên quan vào ngành công nghiệp bản quyền thì đôi khi doanh nghiệp có thể vẫn sẽ xuất bản một số ấn phẩm được bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan. Những ấn phẩm, tài liệu quảng cáo, trang web, chương trình quảng cáo trên báo chí và truyền hình hoặc các video tiếp thị của doanh nghiệp đều có thể được bảo hộ theo pháp luật quyền tác giả.

Nếu doanh nghiệp đã, đang và sẽ tạo ra các tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả hoặc quyền liên quan và mong muốn tối đa hóa lợi ích từ những tác phẩm đó, doanh nghiệp hãy tìm kiếm sự tư vấn của cơ quan bản quyền quốc gia hoặc của luật sư. Doanh nghiệp có thể vận dụng một số lưu ý dưới đây để hiểu rõ hơn về hệ thống bảo hộ quyền tác giả ở nước sở tại.

Quyền tác giả không phải đăng ký. Theo quy tắc chung, việc bảo hộ quyền tác giả là tự động và không phụ thuộc vào việc đăng ký. Tuy nhiên, ở một số nước có Đăng bạ quyền tác giả và việc đăng ký tác phẩm của doanh nghiệp vào Đăng bạ là một việc làm thông minh vì nó có thể có ích cho doanh nghiệp trong trường hợp phát sinh tranh chấp, ví dụ như về quyền sở hữu tác phẩm.

Người sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm thông thường là người đã sáng tạo ra hoặc là tác giả đầu tiên của các phẩm. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ cho quy định này. Ở một số nước, dường như quyền tài sản đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngay từ đầu thuộc về người sử dụng lao động/nhà sản xuất. Trong khi đó, ở một số nước, các quyền đó lại được chuyển nhượng hoặc chuyển giao cho người sử dụng lao động/nhà sản xuất. Do đó, tốt hơn hết doanh nghiệp nên tìm hiểu những quy định cụ thể trong nước, hoặc đưa các quy định về việc chuyển giao vào hợp đồng lao động quyền nếu cần.

Quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền. Những độc quyền được trao cho tác giả và chủ sở hữu quyền theo pháp luật quốc gia có thể khác nhau giữa các nước. Tuy nhiên, các độc quyền thường bao gồm quyền tái bản (quyền tạo ra các bản sao), quyền biểu diễn trước công chúng, quyền phát sóng và quyền chuyển thể. Ngoài ra, ngày càng có nhiều nước trao cho chủ sở hữu các quyền liên quan đến việc phân phối các tác phẩm của họ trên Internet, cũng như việc bảo hộ việc chống lại những biện pháp bảo vệ bằng công nghệ. Do vậy, để hưởng lợi một cách đầy đủ từ việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, doanh nghiệp nên hiểu về những quyền lợi mà doanh nghiệp có thể được trao quyền theo pháp luật bản quyền quốc gia.

Cách thức nhận được sự bảo hộ quốc tế cho tác phẩm. Nếu tác giả là công dân hoặc cư dân của một nước đã phê chuẩn các công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan do WIPO quản lý như Công ước Berne hoặc là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và đã thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS, tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả sẽ được hưởng lợi từ việc bảo hộ tự động trên nhiều quốc gia (hơn 150 nước). Nếu nước sở tại chưa là thành viên của các công ước quốc tế, có thể nước đó vẫn sẽ có thỏa thuận có đi có lại giữa các nước và một số nước quy định những quyền tương tự.

Phương thức li-xăng tác phẩm. Nếu muốn li-xăng tác phẩm cho cá nhân tổ chức khác (như tổ chức phát sóng, nhà xuất bản, thậm chí những cơ sở giải trí bất kỳ từ quán ba đến hộp đêm), thì tác giả nên tham gia vào các tổ chức quản lý tập thể. Các tổ chức quản lý tập thể sẽ thay mặt cho tác giả giám sát việc sử dụng tác phẩm và có trách nhiệm đàm phán các hợp đồng li-xăng và thu phí.

Đặc biệt, những tổ chức này phổ biến trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật – lĩnh vực có số lượng người người sử dụng cùng một tác phẩm là tương đối lớn. Chính vì đặc điểm này, cả chủ sở hữu quyền và người sử dụng đều sẽ gặp khó khăn trong hoạt động xin phép sử dụng và giám sát quyền. Nếu không có tổ chức quản lý quyền, tác giả cần đàm phán hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng riêng lẻ với mỗi cá nhân nhận li-xăng. Khi đó, tác giả nên xin ý kiến của chuyên gia để có được những điều khoản có lợi trong hợp đồng li-xăng.

Hoạt động thực thi quyền. Tác giả của một tác phẩm có quyền cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng tác phẩm của mình. Khi phát hiện ra bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả mà không được phép, tác giả có thể thực thi quyền của mình bằng biện pháp hành chính hoặc kiện ra tòa. Ở một số nước, biện pháp kiểm soát biên giới cũng được áp dụng nhằm ngăn chặn hoạt động nhập khẩu các sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.

Bất cứ khi nào phát hiện ra rằng tác phẩm của mìnhđang bị xâm phạm, doanh nghiệm có thể xin ý kiến tư vấn của đại diện sở hữu trí tuệ hoặc luật sư, cơ quan quản lý quyềntác giả, cơ quan hải quan. Một số tác phẩm như phần mềm máy tính,bản ghi âm và các tác phẩm nghe nhìn có thể được bảo vệ thông qua các biện pháp bảo vệ bằngcông nghệ (ví dụ, mật mã, hệ thống tiếp cận có điều kiện) để bảo vệ chúng khỏibị sử dụng khi chưa được phép. 

Tác giả có thể sử dụng những hệ thống này như các công cụ để giới hạn khả năng tiếp cận của khách hàng. Từ đó, khách hàng sẽ phải chấp nhận một sô điều kiện nhất định hoặc thanh toán một khoản phí để đượcsử dụng tác phẩm đó.