Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động ở Việt Nam phải dừng, giãn việc hoặc mất việc, do đó, khiến tỷ lệ người có việc làm quý I xuống mức thấp nhất 10 năm.
Tổng cục thống kê hôm nay cho biết, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý đầu năm nay đang ở mức thấp kỷ lục trong 10 năm, với khoảng 75,4% dân số từ 15 tuổi trở lên, thấp hơn 1,2-1,3% so với quý trước và cùng kỳ các năm.
Theo đó, lao động có việc làm phi chính thức, lao động không có hợp đồng, lao động có thu nhập thấp, lao động trẻ tuổi và lao động cao tuổi là những nhóm dễ bị tổn thương do dịch Covid-19.
Số lao động bị ảnh hưởng đến giữa tháng này tăng lên gần 5 triệu. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bị ảnh hưởng nhiều nhất với 1,2 triệu lao động, tiếp theo là ngành bán buôn, bán lẻ với 1,1 triệu lao động, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với 740.000 lao động.
Trong số 5 triệu lao động bị ảnh hưởng, 59% là tạm nghỉ việc, 28% là giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, và 13% là mất việc.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi từ 15 cũng ở mức cao nhất 5 năm. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp trong quý I là 2,22%, tăng 0,07% so với quý trước và tăng 0,05% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ ở mức thấp dù hàng triệu lao động bị ảnh hưởng. Vụ trưởng Thống kê dân số và lao động Vũ Thị Thu Thủy lý giải, điều này là do các lao động bị dừng, giãn việc hoặc mất việc tạm thời không được cơ quan này tính trong nhóm thất nghiệp.
Ngoài ra, khác với những nước phát triển, những lao động tại Việt Nam dù bị mất việc trong các nhà máy nhưng không thực sự là người thất nghiệp do họ có thể làm thêm những công việc bán thời gian. Điều này dẫn tới thực trạng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam thấp nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại cao hơn các nước khác.
Cơ quan này cho biết, tốc độ tăng thu nhập của người lao động quý đầu năm nay chưa bằng một nửa của cùng kỳ 2 năm trước đó.
Ông Phạm Quang Vinh, Phó TCT Tổng cục Thống kê, cho biết, tới kỳ điều tra tiếp theo là quý II, bức tranh về thị trường lao động sẽ phản ánh rõ hơn sự ảnh hưởng của dịch bệnh.
Cơ quan thống kê cũng cho biết, gần 85% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn do Covid-19. Trong đó, doanh nghiệp quy mô lớn và quy mô vừa chịu tổn thương nhiều hơn với tỷ lệ 90% tự đánh giá gặp khó khăn trong 4 tháng đầu năm.
Ngoài ra, trong báo cáo được công bố đầu tuần này, Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ước tính rằng đến cuối quý II năm nay, cuộc khủng hoảng có thể tác động tới việc làm của 4,6 – 10,3 triệu lao động ở Việt Nam thông qua giảm số giờ làm việc, giảm lương hoặc mất việc làm.
Cuộc khủng hoảng sẽ tác động đặc biệt nặng nề đến lao động phi chính thức. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ việc làm phi chính thức đã và đang có xu hướng giảm đi nhưng phần đông lao động cả nước vẫn đang làm việc trong khu vực này.
Trong 5 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19, việc làm phi chính thức chiếm tỷ lệ lớn. Trong những ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81%.
Bên cạnh đó, hơn nửa lực lượng lao động của các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là phụ nữ và chiếm phần đa trên tổng số việc làm của tất cả các lĩnh vực đó. Ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng Covid-19, nhiều phụ nữ là lao động gia đình không được trả lương hơn so với nam giới, và tồn tại chênh lệch tiền lương theo giới.
Báo cáo ILO nêu rõ, cuộc khủng hoảng cũng làm trầm trọng thêm những thách thức mà lao động di cư Việt Nam phải đối diện.
Trong các lĩnh vực, lưu trú và ăn uống có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng kinh tế ở mức cao nhất và lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81% số lao động của lĩnh vực này.
Ước tính sẽ có 400 nghìn lao động trong doanh nghiệp mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong quý II.
Một trong các nguyên nhân gây nên sự sụt giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực FDI là do một số lượng lớn lao động kỹ thuật – chuyên gia nước ngoài đã vắng bóng hoặc không thể quay trở lại Việt Nam đúng hạn do ảnh hưởng của dịch Covid -19.
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.