Tiêu điểm
3 triệu lao động nguy cơ mất việc làm do dịch bệnh
Ước tính sẽ có 400 nghìn lao động trong doanh nghiệp mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc trong trường hợp dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong quý II.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tình hình lao động và việc làm đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thấp kỷ lục, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I/2019 ước tính đạt 75,4%, mức thấp nhất trong 10 năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước quý I/2020 ước tính là 2,02% trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,57%.
Cả nước hiện có hơn 55 triệu lao động có việc làm, trong đó gần 15 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp; hơn 9 triệu lao động đang làm việc trong các hợp tác xã, cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp.
Bước sang đầu tháng 3, đặc biệt tuần thứ hai của tháng 3, khi dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, số lượng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất tăng lên rõ rệt với khoảng trên 15% trong tổng số doanh nghiệp. Đặc biệt tại một số ngành, lĩnh vực như du lịch, lưu trú, nhà hàng cắt giảm tới 70 - 80%.
Tính từ 1/1 đến 26/3, đã có trên 153 nghìn người mất việc làm phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và hàng triệu lao động bị ngừng việc, tập trung vào một số ngành nghề, lĩnh vực như: Vận tải, dệt may, da giày, dịch vụ du lịch, lưu trú, ăn uống.
Nếu diễn biến dịch không có thay đổi lớn, ước tính quý II/2020 sẽ có trên 250 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và 1,5 - 2 triệu lao động bị ngừng việc. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, ước tính quý II/2020 sẽ có 400 nghìn lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Điều này được thể hiện ở mức gia tăng thấp của số doanh nghiệp thành lập mới, việc giảm sút về số vốn bổ sung hoặc cam kết đưa vào kinh doanh, quy mô doanh nghiệp và sự gia tăng mạnh mẽ của số doanh nghiệp ngừng hoạt động trong ngắn hạn.
Theo đó, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong quý I/2020 có xu hướng chững lại, tỷ lệ gia tăng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Riêng trong tháng, số doanh nghiệp thành lập mới là 12.272 doanh nghiệp với số vốn đăng ký là 131.374 tỷ đồng, giảm 1,6% về số doanh nghiệp và chỉ tăng 2,5% về số vốn so với cùng kỳ năm 2019.
Điều này cho thấy tinh thần khởi sự kinh doanh của doanh nghiệp thời điểm này đã và đang bị ảnh hưởng đáng kể do dịch Covid-19. Có 2.452 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 78,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính chung quý I/2020, cả nước có 29.711 doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn đăng ký đạt khoảng 351.369 tỷ đồng, tăng 4,4% về số doanh nghiệp và giảm 6,4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp đạt khoảng 11,8 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Tính cả số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp là 552.419 tỷ đồng (giảm 23,5%), tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong quý I đạt khoảng 903.788 tỷ đồng, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng lượng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19, doanh nghiệp đang e ngại trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đáng chú ý, trong quý I/2020, có 14.810 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2019, trong khi tỷ lệ này của quý I/2019 so với quý I/2018 tăng đến 78,1%.
Đây là điều đáng lo ngại bởi theo ghi nhận hàng năm thì khoảng thời gian quý I thường là lúc các doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh cho một năm tài chính mới, do đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thời gian này sẽ nhiều nhất. Tuy nhiên, do dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát nên doanh nghiệp vẫn đang chần chừ, nghe ngóng thông tin để có phương án tối ưu nhất.
Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường cũng thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay. Đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Điều này thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể. Trong quý I/2020, có 34.889 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2,0% so với cùng kỳ 2019). Trung bình mỗi tháng có 11.630 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Số lượng các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn cũng tăng mạnh ở 15/17 lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đang có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất với 493 doanh nghiệp, tăng 94,1% so với cùng kỳ năm 2019. Lĩnh vực dịch vụ việc làm; du lịch có 1.037 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong dịch Covid-19
Khoảng 30 nghìn tỷ hỗ trợ hộ nghèo, lao động mất việc do Covid-19
Hộ nghèo, người có công, lao động mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dự kiến sẽ được hỗ trợ trực tiếp một khoản chi phí.
Lao động lay lắt, tìm cách sinh tồn giữa Covid-19
Hàng loạt ngành nghề của xã hội bị ảnh hưởng khi dịch Covid-19 bùng phát và lan rộng, người lao động buộc phải tìm cách sống sót khi chưa biết bao giờ hết dịch.
HDBank mua bảo hiểm Corona Guard cho người lao động
Nhằm chủ động bảo vệ sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong những ngày dịch bệnh Covid-19, HDBank đã mua bảo hiểm Corona Guard cho cán bộ nhân viên ngân hàng.
Chân dung người lao động kiểu mới
Làm thế nào chúng ta có thể tìm ra mô thức để hướng về lợi ích của công ty, xã hội và tạo ra môi trường làm việc tuyệt vời, từ đó đạt được hạnh phúc và thành công ở mọi cấp độ?
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.