Leader talk

Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19

TS. Phan Hữu Thắng Thứ năm, 02/04/2020 - 09:32

Một trong các nguyên nhân gây nên sự sụt giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khu vực FDI là do một số lượng lớn lao động kỹ thuật – chuyên gia nước ngoài đã vắng bóng hoặc không thể quay trở lại Việt Nam đúng hạn do ảnh hưởng của dịch Covid -19.

Đến thời điểm 31/3 có thể nói Việt Nam với mức độ phát triển của nền kinh tế còn ở mức rất thấp so với nhiều nước phát triển trên thế giới, nhưng đang đạt được những thành công ban đầu rấ quan trọng trong cuộc chiến phòng chống đại dịch toàn cầu Covid -19, khi số lượng người nhiễm bệnh còn rất thấp so nhiều nước và số người tử vong chưa có. 

Tuy vậy tác động xấu của đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội; trong đó khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đang hoạt động tại Việt Nam cũng không là ngoại lệ.

Một trong các nguyên nhân gây nên sự sụt giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ĐTNN là do một số lượng lớn lao động kỹ thuật – chuyên gia nước ngoài trong các doanh nghiệp ĐTNN, hoặc trong các công trình đấu thầu có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài (nhất là các vị trí kỹ thuật quan trọng) đã vắng bóng hoặc không thể quay trở lại Việt Nam đúng hạn do ảnh hưởng của dịch Covid -19, khi các doanh nghiệp, công trình xây dựng này không có nguồn lực tại chỗ để thay thế.

Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19
TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và đầu tư

Vậy nguyên nhân nào đã gây nên tình trạng thiếu hụt lao động kĩ thuật cao ở các vị trí quan trọng trong dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp ĐTNN? Do thiếu chuyển giao kỹ thuật thông qua đào tạo tại chỗ cho lao động Việt Nam của các doanh nghiệp này hay sự quan tâm chưa đầy đủ của Việt Nam đối với việc đào tạo nguồn nhân lực? Bài học đặt ra đối với Việt Nam là gì để có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động kỹ thuật cao để có được một nguồn nhân lực kỹ thuật đủ sức, đủ mạnh tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ĐTNN và góp phần phát triển được nền kinh tế tự chủ, tự cường của Việt Nam trong giai đoạn tới?

Mất cân đối phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật

Để trả lời cho các câu hỏi này, xin cùng nhìn lại chặng đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong khu vực kinh tế có vốn ĐTNN gần 2 thập kỷ trở lại đây.

Đầu tiên, điều không thể phủ nhận được là khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, không chỉ tạo ra khối lượng sản phẩm và dịch vụ lớn, mà còn tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Nhìn lại số lượng doanh nghiệp ĐTNN và số lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp này giai đoạn 2000-2019, cho thấy đã có một mức tăng trưởng đáng kể về nguồn nhân lực. 

Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19  1
(Số liệu của “Tổng điều tra Doanh nghiệp 2000 – 2017 và Điều tra Lao động – việc làm 2007 -2017 của Tổng cục Thống kê và của Cục ĐTNN –Bộ KH&ĐT)

Tiếp đến, cũng phải ghi nhận những đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào việc đào tạo, bồi dưỡng nhuồn nhân lực cho Việt Nam.

Nhiều người lao động, sau một quá trình làm việc tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã nâng cao được trình độ kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật, tác phong công nghiệp, hiểu biết tốt hơn về văn hóa doanh nghiệp, trình độ quản lý và ngoại ngữ được nâng cao…

Một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã lựa chọn và cử hàng trăm lượt lao động, chuyên gia Việt Nam đi đào tạo tập huấn tại các công ty mẹ hoặc tại các cơ sở đào tạo khác ở nước ngoài; đồng thời tổ chức đào tạo thông qua chương trình tư vấn cải tiến qui trình sản xuất tại một số doanh nghiệp Việt Nam đang cung cấp một phần sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp ĐTNN có qui mô lớn, để tham gia vào chuỗi sản xuất của họ; Nhiều lao động trong số được đào tạo này đã trở thành nhân viên kỹ thuật, quản lý giỏi nòng cốt trong các doanh nghiệp.

Một số tập đoàn công nghệ lớn như Canon, Honda, Samsung, Intel... đã thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.

Tuy vậy các kết quả nêu trên chưa có sức lan tỏa và tác động thúc đẩy nguồn nhân lực kỹ thuật cao phát triển đồng đều trong toàn bộ khu vực kinh tế có vốn ĐTNN (do việc chậm triển khai các trung tâm nghiên cứu và phát triển vốn đã rất ít ỏi; do số lượng lao động được chọn đi đào tạo ở nước ngoài quá nhỏ so với tổng số lao động làm việc trong khu vực ĐTNN; do còn quá nhiều các doanh nghiệp ĐTNN có qui mô nhỏ (sẽ phân tích thêm ở phần sau)…

Với các kết quả cụ thể mà khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế trong 2019 (chiếm tới 68,8 % tổng giá trị xuất khẩu; đóng góp 23% tổng vốn đầu tư cho xã hội và 19,4% GDP của cả nước) cho thấy khu vực kinh tế ĐTNN đã và đang góp phần hình thành một đội ngũ lao động có chất lượng cao trong nguồn nhân lực mới của Việt Nam, nhưng bên cạnh những đóng góp tích cực đó, sự thiếu hụt lao động có tay nghề kỹ thuật cao vẫn là một trong các tồn tại lớn hiện nay đối với ĐTNN.

ĐTNN chủ yếu khai thác lao động giá rẻ

Xin nêu 1 số nguyên nhân sau dẫn đến tình trạng thiếu hụt này để trao đổi, làm rõ hơn thực trạng hiện nay.

Thứ nhất, có thể thấy trong gần 30 năm (1987 – 2017), các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ưu tiên thực hiện các hoạt động gia công để khai thác lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam, do vậy tính đến cuối năm 2017 gần 80% số lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI là lao động không có bằng cấp/chứng chỉ đào tạo và tỷ lệ này gần như không thay đổi kể từ năm 2011 (5).

Theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện năm 2017 cho thấy 55% doanh nghiệp Việt Nam khẳng định khó tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của họ và 69% doanh nghiệp FDI cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng được cán bộ kỹ thuật có tay nghề để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Từ thực tế này cho thấy: việc không tuyển dụng được số lao động có tay nghề kỹ thuật, cùng với việc khai thác lợi thế lao động giá rẻ, và giảm thiểu chi phí đào tạo tại chỗ,… lý giải phần nào việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa một bộ phận các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài vào Việt Nam để làm việc lâu dài, tiếp tục tận dụng lợi thế lao động giá rẻ ở đây; trong khi Việt Nam đã không thành công trong đào tạo nghề có kĩ thuật cao nên thiếu hụt nguồn nhân lực kĩ thuật tại chỗ thay thế, cũng như chưa có được một chương trình quốc gia bài bản để đào tạo nguồn lao động trong nước thay thế nhân viên kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài.

Thứ hai, theo điều tra về doanh nghiệp FDI 2017 của VCCI, được báo cáo trong đợt tổng kết 30 năm FDI tại Việt Nam năm 2018, cho thấy tỉ lệ doanh nghiệp FDI có qui mô vốn nhỏ là chủ yếu, lại tập trung vào khai thác lợi thế lao động giá rẻ như vừa nêu trên, nên cũng tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao.

Số liệu cụ thể doanh nghiệp FDI theo qui mô vốn và số lượng lao động tại các doanh nghiệp này tính đến cuối một số năm như sau:

+ Vềqui mô lao động (tỷ lệ % doanh nghiệp có số lao động dưới và trên 500 lao động/doanh nghiệp):

Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19  2

Điểm đáng chú ý ở đây là qui mô số lao động nhỏ và quá nhỏ có xu hướng gia tăng, nếu năm 2012 số doanh nghiệp có ít hơn 5 lao động là 2,5% (thì năm 2017 là 7,4%), tương ứng vớisố doanh nghiệp có đến 9 lao động là 7,5% và 10,9%, và số doanh nghiệp có đến 49 lao động là 27,3% và 31,0%.

Với qui mô số lượng lao động trong một doanh nghiệp nhỏ như vậy (và nhỏ cả về qui mô vốn /nêu tại phần sau) lại có chiều hướng gia tăng cho thấy một bộ phận không nhỏ nhà đầu tư nước ngoài không đủ mạnh về vốn chỉ trông chờ vào nguồn lao động hiện có, chưa qua đào tạo cơ bản, giá rẻ nên không thể thực hiện việc đào tạo lại bài bản và chuyển giao kỹ thuật cho số lao động người Việt được tuyển dụng.

+ Về qui mô vốn (tỷ lệ % doanh nghiệp có số vốn đến 10 triệu USD, từ >10-25 triệu USD và trên 25 triệu USD/doanh nghiệp):

Bài toán thiếu hụt lao động kỹ thuật cao khu vực FDI thời Covid-19  3

Điểm đáng lưu ý ở đây là số lượng dự án có vốn qui mô nhỏ < 10 triệu USD/dự án năm 2017 còn tăng cao hơn năm 2012, và số dự án có qui mô lớn >25 triệu USD/dự án năm 2017 vẫn giữ nguyên như năm 2012, cho dù trong thực tế đã có nhiều dự án đình đám có qui mô trên một đến vài tỷ USD/dự án đã được cấp phép; nhưng với đà tăng mạnh của số dự án có qui mô nhỏ nên tỷ lệ doanh nghiệp có vốn qui mô nhỏ vẫn còn cao.

ĐTNN với một cơ cấu đại bộ phận các doanh nghiệp FDI có qui vốn nhỏ như vậy cho thấy việc sử dụng lao động sẵn có tại chỗ và đưa các lao động kỹ thuật cao người nước ngoài vào Việt Nam, thiếu đào tạo và chuyển giao kĩ thuật tại chỗ cho số lao động người Việt…. là phổ biến. Từ thực tế đại dịch Covid-19 cũng giúp nhìn thấy rõ hơn vấn đề này hơn.

Liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với khu vực doanh nghiệp trong nước chưa thành công, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển mạnh mẽ. Thực tế cho thấy: Sau hơn 33 năm thu hút và sử dụng ĐTNN, sự hấp dẫn về mức lương, về môi trường làm việc của các doanh nghiệp ĐTNN có sức lan tỏa rộng, đã xác lập một xu hướng chuyển dịch lao động vẫn chủ yếu từ khu vực trong nước (kể cả khu vực công) sang khu vực ĐTNN, và ngược lại là tác động lan tỏa từ khu vực ĐTNN sang khu vực trong nước về chất lượng nguồn lao động, tác phong công nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, trình độ quản lý, bí quyết kỹ thuật... thực tế đã bị hạn chế. 

Trong khi phần lớn các doanh nghiệp nhà nước còn đang tập trung cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cổ phần hóa... thì khối doanh nghiệp tư nhân trong nước đa số có qui mô nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực hợp tác với các tập đoàn nước ngoài, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có qui mô lớn bắt được nhịp lan tỏa từ các mô hình tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp ĐTNN.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm đa số (87% số doanh nghiệp FDI trả lời điều tra của VCCI năm 2017 là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài).

Trong khi đó doanh nghiệp trong nước, như đã nêu trên, còn nhỏ về qui mô và yếu về năng lực, lại chưa chủ động tiếp cận, tiếp nối với các doanh nghiệp ĐTNN, nên chưa tiếp nhận được hiệu ứng lan tỏa tích cực từ khu vực ĐTNN để trở thành các doanh nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp ĐTNN trong chuỗi sản xuất giá trị toàn cầu của họ.

Giải pháp khắc phục

Với chỉ ba nguyên nhân nêu trên, trong nhiều nguyên nhân khác chưa được đề cập, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động người Việt Nam kỹ thuật cao trong các doanh nghiệp ĐTNN hiện nay, cho thấy Việt Nam rất cần sớm có một chiến lược cụ thể để phát triển nguồn nhân lực này, mới tối đa hóa được các lợi ích từ nguồn vốn ĐTNN mà Việt Nam đang tích cực tiếp tục thu hút. Trước mắt cần tập trung giải quyết ba nguyên nhân làm thiếu hụt lực lượng lao động kỹ thuật cao đã nêu ở trên:

Thứ nhất, sau nhiều năm thu hút ĐTNN, lợi thế của Việt Nam không còn là nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nữa, mà chính là sự ổn định chính trị-xã hội, cùng với thể chế kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng đảm bảo được nhu cầu phát triển toàn diện của Việt Nam về kinh tế, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, với tốc độ kinh tế tăng trưởng cao, bền vững cùng thị trường và thu nhập của người dân tăng, nền văn hóa phát triển tích cực…

Để có được các lợi thế đó, rõ ràng là cần có một nguồn nhân lực đủ mạnh, bên cạnh chữ tâm cần nắm được khoa học, công nghệ - kỹ thuật, quản lý kinh tế-tài chính ở mọi cấp. Riêng đối với nguồn nhân lực hiện nay cung cấp cho các doanh nghiệp ĐTNN, việc đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này cần đi trước một bước nhưng phải được thực hiện một cách căn cơ, bài bản, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, hệ thống các trường dạy nghề hiện nay cần được sắp xếp lại và nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị cần thiết để dạy thực hành cho các học viên, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tập trung đào tạo vào những lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp mũi nhọn…; ưu tiên đào tạo cho lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo hiện đang chiếm tới gần 70% lượng vốn ĐTNN thu hút được.

Cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện việc đào tạo tai chỗ số lao động người Việt được tiếp nhận, kể cả việc gửi đi đào tạo ở nước ngoài. Xem lại chính sách điều kiện đối với các chuyên gia kĩ thuật nước ngoài làm việc tại Việt Nam, khuyến khích lực lượng lao động nước ngoài này làm việc ở Việt Nam có thời hạn hất định và có thể căn cứ vào số lượng lao động Việt Nam mà họ đào tạo, chuyển giao được kĩ thuật để làm căn cứ gia hạn thời hạn làm việc của họ tại Việt Nam; Tất cả các hoạt động cần làm vừa nêu, nhằm mục tiêu “Tỷ trọng lao động qua đào tạo trong cơ cấu sử dụng lao động từ 56% năm 2017 lên 70% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030".

Thứ hai, để khắc phục tình trạng số lượng doanh nghiệp ĐTNN có qui mô nhỏ còn quá lớn đã nêu trên, hệ thống chính trị trong cả nước, mà trước hết là hệ thống quản lý nhà nước về ĐTNN từ trung ương đến địa phương cần tập trung “Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao…, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại ViệtNam.

Xem xét việc không cấp phép cho các dự án có qui mô dưới 25 triệu USD trong một số lĩnh vực và địa bàn nhất định. Tập trung cấp phép cho các dự án có qui mô lớn mới có nhiều khả năng thực hiện việc đào tạo nguồn lao động kỹ thuật cao người ViệtNam, dần thay thế các chuyên gia nước ngoài, giúp nhà đầu tư nước ngoài không bị động về chuyên gia trong các trường hợp bất khả kháng xảy ra từ bên ngoài Việt Nam (như ảnh hưởng của dịch Covid-19 hiện nay), giảm được chi phí và nâng cao được hiệu quả đầu tư của họ tại Việt Nam;

Thứ ba, thúc đẩy sự liên kết giữa khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN với khu vực doanh nghiệp trong nước, và tiếp tục phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực kinh tế có vốn ĐTNN. Chiến lược này cần đảm bảo thực hiện được các mục tiêu sau:

Về vi mô: Trong một thời gian ngắn (1 – 2 năm tới) có giải pháp khắc phục được các tồn tại đã nêu, cụ thể là cần có giải pháp giảm thiểu ngay số doanh nghiệp (dự án) qui mô vốn nhỏ hiện chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số doanh nghiệp ĐTNN hiện có, tập trung thu hút các dự án có qui mô lớn. Đồng thời tính ngay tới việc giảm hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đang chiếm tối đa về hình thức đầu tư của ĐTNN tại Việt Nam hiện nay, khuyến khích các hình thức đầu tư như doanh nghiệp liên doanh, công ty cổ phần có sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam; khuyến khích sự chủ động đổi mới sáng tạo liên kết với nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam…

Về vĩ mô: Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa ĐTNN và đầu tư trong nước; Nâng cấp, hoàn thiện qui định của pháp luật về công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp ĐTNN; Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ĐTNN đào tạo và sử dụng các chuyên gia của Việt Nam, cũng như khuyến khích các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người Việt Nam sau một thời gian nhất định làm việc tại các doanh nghiệp ĐTNN, khi đã nắm được công nghệ và kỹ thuật, quay về làm việc tại các doanh nghiệp trong nước nhằm làm sâu sắc hơn mối liên kết giữa hai khối doanh nghiệp này.

Vốn đầu tư nước ngoài quý I/2020 giảm
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ KHĐT, tổng vốn ĐTNN vào Việt Nam tính đến ngày 20/03/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% so cùng kỳ năm trước.
Trong đó có 758 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 5,6 tỷ USD, giảm 3,4% về số dự án và tăng 44,8% về số vốn đăng ký so cùng kỳ năm trước; 236 lượt dự án ừ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 1,1 tỷ USD, giảm 18%; 2,523 lượt góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 2 tỷ USD, giảm 65,6%, bao gồm 455 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 0,71 tỷ USD và 2,068 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,25 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá kết quả hoạt động ĐTNN là vốn giải ngân (trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội) chỉ đạt 89,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% và giảm 5,4%.
Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu trầm trọng do hoạt động xuất nhập khẩu trong khu vực và toàn cầu ngừng trệ, nên xuất nhập khẩu khu vực ĐTNN sụt giảm (xuất khẩu khu vực có vốn ĐTNN, kể cả dầu thô, đạt 40,43 tỷ USD, giảm 2,9%,chiếm 68,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; Nhập khẩu khu vực có vốn ĐTNN đạt 33,18 tỷ USD, giảm 0,8%), đã làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ĐTNN.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Tiêu điểm -  5 năm
Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các dự án đầu tư nước ngoài. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Nghị quyết của Bộ Chính trị về FDI: Hết cửa cho các dự án kém chất lượng

Tiêu điểm -  5 năm
Bộ Chính trị yêu cầu khắc phục tình trạng vốn mỏng, chuyển giá, đầu tư chui, đầu tư núp bóng của các dự án đầu tư nước ngoài. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên.
Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Xây dựng thương hiệu tinh gọn: Chiến lược hiệu quả cho SME và startup

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Cuốn "Xây dựng thương hiệu tinh gọn" cung cấp giải pháp hiệu quả giúp SME và startup vượt qua hạn chế nguồn lực, phát triển thương hiệu bền vững.

'Núi' tiền mặt đem về nghìn tỷ lợi nhuận cho nhóm dầu khí

"Núi" tiền mặt đem về nghìn tỷ lợi nhuận cho nhóm dầu khí

Doanh nghiệp -  2 giờ

Fitch Ratings dự báo ​​Lọc hóa dầu Bình Sơn duy trì vị thế tiền mặt ròng trong 4-5 năm tới, bất chấp giả định về giá dầu đang đà giảm cùng kế hoạch đầu tư lớn.

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Manulife Việt Nam và Techcombank ngưng hợp tác phân phối bảo hiểm độc quyền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Các quyền lợi chính đáng và hợp pháp của khách hàng theo các hợp đồng bảo hiểm đã ký với Manulife sẽ được Manulife đảm bảo và Techcombank cam kết sẽ đồng hành cùng với khách hàng.

Những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội còn mãi với thời gian

Những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội còn mãi với thời gian

Ống kính -  2 giờ

Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, quảng trường Ba Đình... là biểu tượng của thủ đô, là nơi mà du khách trong và ngoài nước đều muốn ghé thăm khi tới Hà Nội.

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được “săn lùng”

Nhà phố, biệt thự sinh thái ngoại đô được “săn lùng”

Bất động sản -  3 giờ

Quyết định mua một căn nhà để ở hay đầu tư, khách hàng không chỉ quan tâm chất lượng, tiến độ xây hay thiết kế mà không gian và môi trường sống cũng là yếu tố quan trọng.

LPBank ra mắt sản phẩm tiết kiệm online trên Viettel Money

LPBank ra mắt sản phẩm tiết kiệm online trên Viettel Money

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

LPBank cùng Viettel Digital mang đến cho khách hàng sản phẩm gửi tiết kiệm online ngay trên ứng dụng Viettel Money.

Ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market

Ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản trực tuyến Vinhomes Market

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vinhomes hôm nay ra mắt giải pháp giao dịch bất động sản từ trực tuyến đến trực tiếp Vinhomes Market tại website https://market.vinhomes.vn.