Tài chính
500 tỷ đồng nợ xấu của Vicoland tại VietABank
Thanh tra Chính phủ phát hiện VietABank phân loại nợ chưa đúng quy định đối với khoản nợ của Vicoland Group năm 2018. Ngân hàng đã chuyển nợ sang nhóm 5 và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ từ tháng 12/2020.
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra về việc thực hiện đề án tái cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 - 2017. Qua kiểm tra việc cấp tín dụng tại 5 ngân hàng, cơ quan thanh tra phát hiện nhiều thiếu sót, vi phạm trong quy trình cho vay, một số khác hàng chậm trả gốc lãi, có tình trạng tập trung tín dụng cho một số khách hàng...
Riêng tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), Thanh tra Chính phủ kiểm tra 14 hồ sơ cấp tín dụng, với tổng dư nợ tại thời điểm 31/8/2018 là 6.510 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 17,28% tổng dư nợ cho vay của VietABank.
Kết quả cho thấy ngân hàng thẩm định, phê duyệt cho vay khi dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư không đủ điều kiện thực hiện dự án; thẩm định, xác định doanh thu, chi phí thực hiện dự án đầu tư không chính xác; thu thập không đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.
VietABank phân loại nợ chưa đúng quy định theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội (gồm 2 khách hàng: Công ty Tập đoàn Xây dựng và Phát triến Nhà Vicoland, Công ty Điện Bình Thuỷ Lâm Đồng); cơ cấu nợ không đúng quy định tại Thông tư 02 và Thông tư 09 của NHNN (Công ty Đầu tư Toàn cầu). Theo quy định các khách hàng nêu trên phải chuyến từ nợ nhóm 1 sang nợ nhóm 4, nhóm 5.
Đồng thời Thanh tra Chính Phủ tiến hành kiểm tra 10 khách hàng của VietABank, dư nợ 4.860 tỷ đồng. Các khách hàng này được chia làm 4 nhóm, gồm: Nhóm 6 khách hàng là Công ty TNHH Đầu tư đô thị An Phú; Công ty TNHH Thương mại xây dựng và Đầu tư Hà Thủy; Công ty CP Dịch vụ Đầu tư nhà đất Nhật Anh; Công ty TNHH Địa ốc Phú Gia Green; Công ty TNHH Đầu tư Đô thị Gia Phát; Công ty CP Đầu tư Bất động sản Vạn Phúc, vay góp vốn hợp tác đầu tư thực hiện các dự án đối ứng của Dự án Xây dựng tuyến đường Minh Khai - Vĩnh Tuy - Yên Duyên.
Nhóm 2 khách hàng là Công ty CP Đầu tư PHD và Công ty CP Đầu tư Phát triển Hưng Thịnh Việt Nam vay góp vốn hợp tác đầu tư thực hiện Dự án Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang;
Công ty TNHH Họp tác Thương mại Nam Bình vay góp vốn hợp tác đầu tư xây dựng Dự án Khu nhà ở cao tầng, dịch vụ tại ô đất quy hoạch ký hiệu CT8 thuộc KĐT mới Mỹ Đình;
Cuối cùng Công ty TNHH XD Thương mại và Dịch vụ LT vay góp vốn họp tác đâu tư thực hiện Dự án Khu tái định cư phục vụ xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội.
Theo cơ quan thanh tra, VietABank cho khách hàng vay góp vốn theo các họp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh ký với chủ đầu tư dự án, bản chất là giải ngân vốn cho chủ đầu tư để thực hiện dự án. Trong khi các dự án chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý, chưa đủ điều kiện huy động vốn; các hợp đồng hợp tác đầu tư kinh doanh không có hiệu lực pháp lý theo quy định tại Nghị định số 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ, vi phạm quy định về điều kiện vay vốn của NHNN.
Theo báo cáo của NHNN, đến thời điểm 10/10/2021 có 12/14 khách hàng trên đã tất toán; còn 2 khách hàng còn dư nợ là Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Phát triển Nhà Vicoland (Vicoland Group), dư nợ 500 tỷ đồng, nợ nhóm 5; Công ty Cổ phần Đầu tư PHD, dư nợ 483 tỷ đồng, nợ nhóm 1. Được biết, khoản nợ của Vicoland Group đã chuyển nợ nhóm 5 và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ từ tháng 12/2020.
Vicoland Group được giới thiệu là một tập đoàn đa ngành được thành lập năm 2011 do ông Bùi Đức Long làm Chủ tịch HĐQT. Hiện công ty đang hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, du lịch, giáo dục, công nghệ, tài chính và thời trang. Đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Vicoland Group đạt hơn 2.544 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 1.216 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực bất động sản - du lịch, Vicoland đang phát triển chuỗi dự án nghỉ dưỡng cao cấp Risemount. Hiện đã có dự án Risemount Premier Resort Đà Nẵng đi vào hoạt động từ năm 2016. Vicoland Group cũng đứng sau T99 Group, hệ thống cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân như cầm đồ, môi giới bất động sản...
Trở lại với VietABank, theo báo cáo tài chính quý 1/2023, tổng tài sản của ngân hàng là 94.792 tỷ đồng, giảm 10.356 tỷ đồng so với cuối năm 2022. Ngân hàng đang cho vay hơn 66.000 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,4%, tương đương khoảng 950 tỷ đồng, chủ yếu là nợ có khả năng mất vốn (907 tỷ đồng). Trong khi đó ngân hàng huy động được 77.000 tỷ đồng từ các khoản tiền gửi khách hàng, tăng 10% trong quý đầu năm.
Báo cáo tài chính của VietABank cũng cho thấy, tỷ lệ tài sản có khác chiếm hơn gần 11% tổng tài sản với chủ yếu là các khoản phải thu, bao gồm lãi và phí phải thu (khoảng 6.278 tỷ đồng).
Hai bệnh viện đầu tiên tại Khu Y tế kỹ thuật cao Hoa Lâm - Shangri La hoạt động ra sao?
Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử
Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Vụ Nestlé Việt Nam quảng cáo sữa Milo: Liệu có đang lừa dối khách hàng?
Nestlé Việt Nam đã có hành vi đưa các thông tin sai lệch, không chính xác trên nhãn bao bì khi quảng cáo sữa Milo.
Sau cú trượt dài, LDG còn cơ hội nào để hồi sinh?
Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, cùng với chiến lược tập trung vào 11 dự án tại nhiều tỉnh thành, liệu có đủ để giúp Đầu tư LDG hồi sinh sau giai đoạn lao dốc?
Trungnam Group đầu tư khu công nghiệp Cà Ná
Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Trung Nam Cà Ná - thành viên của Trungnam Group - đã trở thành chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Cà Ná – giai đoạn 1.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.