Tiêu điểm
7 hiệp hội kiến nghị TP.HCM lùi ngày thu phí cảng biển sang năm 2023
Việc triển khai thu phí cảng biển tại TP.HCM được kiến nghị lùi sang năm 2023, thay vì 1/4 tới, để giúp doanh nghiệp tránh rơi vào tình trạng kiệt quệ, khó phục hồi sau dịch.
Bảy hiệp hội gồm Thực phẩm minh bạch; Dệt may; Da giày - Túi xách; Sữa; Nhựa; Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ vừa đồng kiến nghị TP.HCM chưa nên triển khai thu phí cảng biển đến hết 31/12.
Theo các hiệp hội, việc thu phí này đang tạo ra các bất hợp lý. Đầu tiên là thời điểm áp dụng chưa phù hợp.
Trong quý III/2021, đa số doanh nghiệp phải ngưng hoạt động vì dịch bệnh, trong khi vẫn phải chi trả nhiều khoản chi như lương cho công nhân, lãi vay ngân hàng, chi phí tồn kho, lưu kho... do không xuất khẩu hay bán được hàng.
Từ tháng 10/2021, thành phố mở cửa trở lại nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động cầm chừng 30 – 70% công suất do thiếu công nhân, nguyên liệu và chuỗi cung ứng bị đứt gãy...
Đến đầu năm nay, doanh nghiệp mới bắt đầu phục hồi sản xuất nhưng lại phải gánh thêm nhiều chí phí như cước vận tải biển tăng cao, chi phí xăng dầu tăng, giá nguyên liệu tăng… trong khi doanh nghiệp vẫn đang thiếu vốn, thiếu công nhân.
Do đó, các doanh nghiệp cho rằng, nếu TP.HCM quyết thu phí cảng biển ngày 1/4, sẽ càng làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, giảm năng lực cạnh tranh và cản trợ việc phục hồi kinh tế trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.
"Thời điểm này, thành phố chưa nên triển khai thu các loại phí nói trên cho đến hết 31/12 để hỗ trợ doanh nghiệp", bảy hiệp hội đề xuất.
Bên cạnh đó, các hiệp hội cho rằng mức phí áp dụng cũng chưa công bằng, phù hợp, tạo thêm gánh nặng về thủ tục hành chính và tăng thời gian thực hiện thủ tục hành chính, ách tắc trong thực hiện.
Cụ thể, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM (doanh nghiệp ở tỉnh) bị thu mức phí cao gấp đôi so với doanh nghiệp mở tờ khai tại TP HCM. Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp đổ xô mở tờ khai tại TP.HCM gây quá tải và ùn tắc, làm chậm tiến độ thông quan. Ngược lại, nếu doanh nghiệp vận chuyển container (cont) hàng tới cảng Cái Mép thay vì cảng TP.HCM, chi phí sẽ tăng thêm từ 3-3,5 triệu đồng một cont.
Việc sử dụng ngân sách thu được từ phí cảng biển cũng được các hiệp hội cho là chưa công khai, minh bạch, dẫn đến việc "phí chồng phí" đối với mục tiêu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.
Đến nay, dù đã sắp tới thời điểm bắt đầu thu phí nhưng TP.HCM vẫn chưa có thông báo công khai về việc sử dụng các mức phí này cho những công trình hạ tầng cụ thể nào.
Trong khi đó theo phản ánh của các doanh nghiệp, hiện nay họ đều phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như các phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phí BOT... Chỉ tính riêng phí BOT, hiện nay doanh nghiệp đã gánh thêm một khoản lớn tiền phí vận chuyển khi đi qua các trạm BOT.
Các hiệp hội dẫn chứng: tính hiện tại từ Khánh Hòa vào cảng Cát Lái (TP.HCM) đã có tới 7 trạm thu phí BOT. Doanh nghiệp phải đóng tiền qua trạm 2 lượt đi và về. Như vậy, tổng mức đóng phí qua 1 trạm là là 360.000 đồng /1 cont, theo đó, 1 container hàng doanh nghiệo hiện đã trả thêm phí cầu đường 2,5 triệu đồng/cont…
Như vậy trung bình mỗi năm một doanh nghiệp Thủy sản ở Khánh Hòa với 3.000 container xuất khẩu mỗi năm thì đã phải trả thêm 7,5 tỷ đồng/năm tiền phí trạm BOT. Nếu gánh thêm khoản phí cảng biển mới này, một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài TP.HCM sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng/năm.
Trong khi đó, hiện tại các cảng biển cũng đang thu rất nhiều loại phí liên quan đến hạ tầng của cảng rồi như phí cầu tàu, phí lưu cont, lưu bãi, phí cắm điện, nâng hạ cont…
Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp, nếu đóng thêm khoản phí trên, họ sẽ phải đóng phí hai lần đối với các lô hàng xuất khẩu phải sử dụng nguyên liệu nhập khẩu...
Các hiệp hội đề xuất áp dụng chung một mức thu là 250.000 đồng/cont đối với container 20ft; 500.000 đồng/cont với container 40ft và 15.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container cho tất cả các lô hàng xuất nhập khẩu, lô hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu cũng như địa điểm đăng ký mở tờ khai cho lô hàng.
Mức này thấp hơn rất nhiều do với mức phí dự kiến thu sắp tới của TP.HCM. Cụ thể, hàng tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan, quá cảnh và chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng một tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng một cont với container 40feet và 2,2 triệu đồng một container 20feet.
Hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP.HCM thu 500.000 đồng một container 20feet; 1 triệu đồng với container 40feet và 30.000 đồng một tấn với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container. Với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu mở tờ khai tại TP.HCM thu số tiền phí thấp hơn một nửa so với mức trên.
Việc thu phí hạ tầng cảng biển đến nay đã được lùi hai lần. Lần đầu tiên thay vì áp dụng từ tháng 7/2021, HĐND thành phố dự kiến thu từ đầu tháng 10/2021.
Sau đó, để hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn, UBND TP.HCM tiếp tục đề nghị HĐND thành phố cho lùi thời gian thu phí hạ tầng cảng biển đến ngày 1/4/2022.
Hiện nay, thành phố đang vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí sử dụng công trình, kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển từ ngày 16/2 đến hết ngày 15/3, nhằm chuẩn bị cho thu phí chính thức từ 1/4.
Nghịch lý ngành logistics
Cước vận tải tăng mạnh, cần kích cầu nội địa để giải cứu nông sản
Trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng 4 – 5 lần, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiến nghị phối hợp giữa các hiệp hội, doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
Cước vận tải biển ‘ăn mòn' lợi nhuận doanh nghiệp thủy sản
Phí logistics tăng kỷ lục từ cuối năm 2020 đến nay đang trở thành “cơn ác mộng” của các doanh nghiệp thủy sản bởi bị tăng chi phí khiến hao hụt lợi nhuận.
Cước vận tải được dự đoán sẽ tiếp tục tăng
Giá container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi thương mại phục hồi và tình trạng gián đoạn xảy ra tại một số địa điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng.
Cước phí vận tải biển cao kỷ lục
Cước phí vận chuyển hàng hải tăng đột biến và không có dấu hiệu chững lại cho đến cuối năm 2021, đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.