89 nhà cung cấp, thầu phụ hoán đổi nợ thành cổ đông Hòa Bình

Hứa Phương Thứ hai, 26/06/2023 - 13:58

Ông Lê Viết Hải cho biết: 89 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu của Tập đoàn Hoà Bình với giá trị 650 tỷ đồng.

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Hoà Bình) vừa gửi thông điệp đến các cổ đông của công ty trước ngày Đại hội cổ đông. Nhà sáng lập của Hòa Bình cho biết, năm 2022 và 2023 là thời kỳ khó khăn nhất của tập đoàn trong hơn 30 năm xây dựng, phát triển. Nguyên nhân là do những tác động bất lợi cho ngành xây dựng, trong đó có hai lĩnh thế mạnh của Hoà Bình là vực xây dựng nhà ở đô thị và du lịch.

Từ năm 2017 đến nay, rất ít dự án nhà ở đô thị được cấp giấy phép xây dựng, do tình trạng thiếu việc làm, mất cung cầu dẫn đến thị trường xây dựng cạnh tranh khốc liệt gây bất lợi cho các nhà thầu. 

Sau đó, đại dịch Covid-19 kéo dài khiến ngành xây dựng gặp nhiều hệ lụy, riêng Tập đoàn Hoà Bình sụt giảm 40% doanh thu.

Đến đầu năm 2022, chiến tranh Đông Âu khiến kinh tế hồi phục sau dịch Covid-19 chậm. Chủ đầu tư các dự án bất động sản du lịch không thể bán hoặc đưa vào khai thác hiệu quả các công trình của mình bởi không có nguồn khách quốc tế.

Những biến động tiêu cực đó đã tác động lớn đến Tập đoàn Hoà Bình. Cụ thể, năm 2022 Hoà Bình đạt 14.154 tỷ đồng doanh thu nhưng lại lỗ 2.572 tỷ đồng.

Trước những khó khăn gặp phải, ông Hải cho biết, Tập đoàn Hòa Bình sẽ lùi lại một bước để làm mới bằng chiến lược tái cấu trúc toàn diện.

Kế hoạch tái cấu trúc đã được HĐQT, ban điều hành triển khai quyết liệt gồm các nhóm giải pháp quan trọng do Tổng giám đốc Lê Văn Nam đề xuất như: tái cấu trúc tài chính, tái cấu trúc nguồn nhân lực, tái cấu trúc sản phẩm và thị trường, tái cấu trúc hệ thống quản lý; tái cấu trúc hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết.

Sau khi hoàn tất việc định giá lại tài sản, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và  hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lên đến 2.059 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Hòa Bình có thể cao hơn nhiều so với những năm trước.

Ông Hải tiết lộ, đến ngày 23/6 có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng. Theo kế hoạch Hòa Bình sẽ phát hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu, giá tối thiểu 12.000 đồng/cổ phiếu nhằm thu về tối thiểu 3.228 tỷ đồng. 

Số tiền này sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án.

Với nhận định khó khăn hiện tại chỉ tạm thời, ông Hải kỳ vọng khi sóng gió qua đi Hòa Bình sẽ lấy lại vị thế vốn có của mình. Với chiến lược tái cấu trúc toàn diện đang được triển khai, công ty đề ra mục tiêu doanh thu 2023 là 12.500 tỷ đồng, lợi nhuận 125 tỷ đồng.

Dự kiến ngày 27/6, Tập đoàn Hoà Bình sẽ tổ chức ĐHCĐ năm 2023. Với tư cách là cổ đông lớn, đại diện cho nhóm cổ đông đang sở hữu gần 47 triệu cổ phiếu HBC, tương đương 17,14% cổ phiếu có quyền biểu quyết, ông Lê Viết Hải đã đề cử 2 thành viên HĐQT mới là ông Lê Văn Nam và ông Mai Hữu Thung. Ông Nam hiện đang là Tổng giám đốc Tập đoàn Hoà Bình, còn ông Mai Hữu Thung là Chủ tịch HĐQT của Công ty Bất động sản Thành Ngân.

Hoà Bình muốn trả nợ bằng bất động sản, thiết bị xây dựng

Hoà Bình muốn trả nợ bằng bất động sản, thiết bị xây dựng

Doanh nghiệp -  1 năm
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, Tập đoàn xây dựng Hoà Bình muốn trả nợ cho các nhà thầu phụ bằng sản phẩm bất động sản hoặc bằng các thiết bị xây dựng.
Hoà Bình muốn trả nợ bằng bất động sản, thiết bị xây dựng

Hoà Bình muốn trả nợ bằng bất động sản, thiết bị xây dựng

Doanh nghiệp -  1 năm
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường bất động sản, Tập đoàn xây dựng Hoà Bình muốn trả nợ cho các nhà thầu phụ bằng sản phẩm bất động sản hoặc bằng các thiết bị xây dựng.
Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Doanh nghiệp -  4 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  5 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  10 giờ

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  10 giờ

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  10 giờ

Quá trình công nghiệp hóa, sự gia tăng tầng lớp trung lưu và thế mạnh đặc biệt về địa chính trị được cho là ba yếu tố chủ chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Các dự án PPP sắp được gỡ vướng

Tiêu điểm -  10 giờ

Chính phủ đang xem xét sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết Luật Đầu tư theo phương thức PPP nhằm bảo đảm căn cứ pháp lý, tháo gỡ khó khăn cho các dự án PPP trong thời gian tới.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  1 ngày

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.