Tiêu điểm
9 xu hướng du lịch mới hậu Covid-19
Quan tâm nhiều hơn đến yếu tố an toàn, đảm bảo sức khoẻ và chi tiêu tiết kiệm hơn là hai xu hướng nổi bật của khách du lịch trong năm 2022.
Khách nội vẫn là cứu cánh
Mặc dù đã mở cửa đón khách quốc tế từ 15/3 nhưng khách nội địa vẫn được kỳ vọng là cứu cánh cho ngành du lịch năm nay.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn, Tổng cục Du lịch nhìn nhận nội địa vẫn là thị trường chính của du lịch Việt Nam năm 2022. Với tâm lý tránh đám đông, khách nội địa sẽ đi theo nhóm nhỏ, sử dụng phương tiện cá nhân nhiều hơn trước.
Dịp Tết Nguyên đán vừa qua, cả nước đã đón và phục vụ khoảng 6,1 triệu lượt khách du lịch, tổng thu du lịch đạt khoảng 25 nghìn tỷ đồng, mở ra triển vọng đầy tích cực cho sự phục hồi của thị trường du lịch trong nước.
Sau thời gian dài giãn cách xã hội, du khách sẽ ưu tiên lựa chọn đi trong nước, ngắn ngày. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới nhận định, đối tượng khách có thể đi du lịch lại đầu tiên sau khi dịch bệnh được kiểm soát thuộc nhóm khách trẻ tuổi từ 18 - 35, có xu hướng ít bị ảnh hưởng và tâm lý lo sợ bởi dịch Covid-19.
Với thị trường quốc tế, theo ông Bình, trọng điểm năm 2022 của du lịch Việt Nam vẫn là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Úc, ưu tiên những thị trường có chính sách công nhận lẫn nhau hộ chiếu vaccine với Việt Nam. Ngoài ra Ấn Độ cũng là thị trường tiềm năng với du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Tổng giám đốc khu nghỉ dưỡng Furama Đà Nẵng cho rằng vẫn chưa thể trông chờ vào khách du lịch quốc tế, bởi nguồn khách từ các thị trường trọng điểm vẫn gặp "rào cản" khi đi du lịch Việt Nam.
Ông Quỳnh dẫn chứng, năm 2019, hai thị trường khách du lịch quốc tế chiếm hơn 50% tổng lượng khách quốc tế tới Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc. Với thực tế Trung Quốc đang theo đuổi chính sách Zero Covid, có thể phải cuối 2022 hoặc đầu năm 2023, khách du lịch Trung Quốc mới đi du lịch nước ngoài.
Hàn Quốc đang có chính sách cách ly 7 ngày cho người nhập cảnh và về từ Việt Nam nên trong giai đoạn mở cửa của họ, lượng khách quốc tế tới Việt Nam sẽ ở mức độ khiêm tốn cho năm 2022.
Thị trường Nga khôi phục được rất khó do chiến tranh. Các thị trường châu Âu, Mỹ, cần phải có thêm các đường bay thẳng và thời gian. Trong khi đó, ông Quỳnh nhìn nhận thị trường đông dân là Ấn Độ vẫn chưa coi Việt Nam là điểm đến của họ cho nên cũng rất cần thiết phải tích cực xúc tiến.
Mặc dù vậy, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) mới đây công bố dữ liệu phân tích từ công cụ Google Destination Insights cho thấy, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh.
Đáng chú ý, từ đầu tháng 1 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam duy trì ở mức rất cao, có thời điểm tăng 425%. Đó là những tín hiệu rất tốt cho thấy nhu cầu từ thị trường quốc tế rất lớn đối với du lịch Việt Nam
Giải pháp cho ngành du lịch trong năm 2022
Ông Bình cho rằng, những biến động dịch bệnh trong hơn hai năm qua đang khiến tâm lý và thói quen du lịch của du khách có nhiều thay đổi.
Ưu tiên hàng đầu của du khách hiện nay là an toàn y tế, đảm bảo sức khỏe. Nhiều khách có nhận thức cao hơn về trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Bên cạnh đó, khách du lịch sẽ chi tiêu tiết kiệm hơn. Các yếu tố liên quan đến hoàn hủy, giá cả và điều kiện vệ sinh cũng sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong thời gian tới. Theo ông Bình, điều này đang đòi hỏi sản phẩm, dịch vụ cũng cần nhanh chóng thay đổi để đáp ứng.
Những xu hướng du lịch mới đang đặt ra yêu cầu đối với các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch cần nhìn nhận và phân tích đúng tình hình để có giải pháp và cách vận hành phù hợp.
Đưa ra một số đề xuất đối với ngành du lịch để đáp ứng được với xu hướng thị trường trong bối cảnh mới, ông Bình cho rằng, thứ nhất, du khách hiện nay có xu hướng quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần. Du khách có xu hướng lưu lại dài ngày hơn nếu có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại.
Điều này đòi hỏi nhà đầu tư cân đối quy mô, loại hình phù hợp với tính chất và hoạt động trải nghiệm du lịch. Những quần thể du lịch cần gắn với nhiều tiện ích "tất cả trong một" như vui chơi giải trí, thể thao, spa, tắm khoáng, sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, games, giao lưu văn hóa... để tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ cho du khách.
Thứ hai, du khách đang trở nên từng trải, khó tính hơn, nhu cầu cá biệt hóa, đa dạng hơn. Hơn nữa, nhu cầu làm việc online đang tăng lên đáng kể từ khi có đại dịch Covid-19 khiến du khách có yêu cầu về những không gian trong đó họ có thể vừa du lịch, nghỉ ngơi vừa làm việc, đảm bảo riêng tư, giãn cách hợp lý.
Để đáp ứng nhu cầu này, các điểm đến du lịch cần có cơ sở hạ tầng tốt, đủ tiện nghi, các dịch vụ công cộng phù hợp nhưng vẫn khai thác được giá trị văn hóa và thiên nhiên của khu vực, các dịch vụ phong phú, chất lượng cao và có thể cá nhân hóa việc phục vụ, trong những không gian phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi kết hợp làm việc của khách.
Nhà đầu tư, quản lý khu du lịch cần có ý tưởng mới, đa dạng địa bàn, xây dựng các quần thể đón khách du lịch tại nơi có đa dạng sinh học, nơi văn hóa, thiên nhiên được bảo tồn, đan xen với cộng đồng dân cư.
Thứ ba, dòng khách đi lẻ, tự túc ngày càng nhiều với những nhu cầu khác nhau, việc tự đặt dịch vụ đi du lịch qua internet có xu hướng tăng. Các cổng thông tin về dịch vụ du lịch, website của các hãng hàng không giúp khách tự xây dựng chương trình với giá phù hợp nhất mà không phải đặt tour truyền thống.
Điểm đến du lịch cần có sự liên kết chuỗi cung ứng dịch vụ tốt, đồng bộ từ nhà ga, cảng hàng không, cảng biển, kết nối hạ tầng giao thông công cộng tới các điểm đến du lịch, các tiện ích như bãi đỗ xe, chỉ dẫn, nhà vệ sinh công cộng, cơ sở mua sắm (chợ, siêu thị), ngân hàng, hệ thống internet... thuận tiện cho khách tự đi du lịch.
Thứ tư, về thời gian, du khách du lịch có khuynh hướng đi nhiều lần trong năm, đi ngắn ngày. Các dịch vụ và điểm đến trong đô thị cần có tiện ích thông minh, giá cạnh tranh, môi trường thân thiện, an ninh tốt để khách quay lại nhiều lần và tiết kiệm thời gian.
Yếu tố thời vụ đòi hỏi nhà đầu tư tính toán về quy mô và tính kết nối theo chuỗi giá trị gắn với tuyến hành trình và nhu cầu của khách, để khách nghỉ lễ hay nghỉ cuối tuần với thời gian eo hẹp vẫn có thể tới du lịch.
Thứ năm, xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe đang được nhiều du khách quan tâm. Đại dịch Covid-19 đã nhắc nhở rằng sức khỏe là tài sản lớn nhất, do đó ngày càng có nhiều người có nhu cầu sử dụng quỹ thời gian du lịch để hồi phục sức khỏe cả tinh thần và thể chất. Thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, du khách muốn được nghỉ ngơi, giải trí, tái tạo năng lượng và làm đẹp.
Các khu du lịch cần phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp tại các đô thị, đặc biệt tại những khu vực có tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, có suối khoáng, bãi biển, sông, hồ...
Thứ sáu, du lịch đại trà đang có xu hướng giảm. Việc bùng phát lượng khách quá sức chứa, quá mức độ phục vụ dẫn đến quá tải giao thông, điện, nước, ảnh hưởng nghiêm trọng cả văn hóa lẫn môi trường, không đảm bảo chất lượng phục vụ. Nhà đầu tư, quản lý khu du lịch cần xem xét đến các cơ sở với quy mô không quá lớn, vừa đủ, phát triển du lịch phù hợp với năng lực quản lý và sức chứa.
Thứ bảy, du lịch có trách nhiệm, hướng tới phát triển bền vững sẽ gia tăng tỷ trọng khách tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường, tìm đến những tiện ích nhân văn, tránh xa những nơi ô nhiễm. Những hành vi có trách nhiệm với thiên nhiên, cộng đồng và xã hội khi đi du lịch sẽ được tôn vinh, nhân rộng.
Điều đó đòi hỏi nhà đầu tư có ý tưởng mới, phát triển các sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường, hình thành các “đô thị xanh”, ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu rác thải, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo môi trường đô thị được bảo vệ và phát triển bền vững.
Thứ tám, xu hướng tìm kiếm thông tin và tương tác qua mạng xã hội khi đi du lịch. Nhiều du khách sử dụng các nguồn tin trên mạng để nghiên cứu chuyến đi, tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của những người đã đi trước. Nhu cầu tương tác qua mạng xã hội của khách du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, đòi hỏi những yêu cầu, thắc mắc của họ được trả lời và giải quyết nhanh chóng.
Xu hướng này yêu cầu các cơ quan quản lý và cung ứng dịch vụ du lịch thay đổi cách giao tiếp và tiếp cận thị trường, quan tâm đến thông tin trên mạng xã hội, sử dụng các công cụ tìm kiếm thông dụng, xây dựng mối liên kết với nhóm người có nhu cầu du lịch. Ngoài ra, cũng cần quảng bá không quá xa rời thực tế, để không bị những phản hồi thiếu tích cực qua mạng xã hội.
Thứ chín, ứng dụng công nghệ mới và kỹ thuật số ngày càng có vai trò quan trọng, thay đổi hành vi của khách du lịch. Công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng sâu rộng, khách du lịch có nhiều lựa chọn tiếp cận điểm đến dễ dàng, tiện lợi. Điện thoại di động thông minh trở nên toàn năng.
Việc tìm kiếm thông tin, hướng dẫn du lịch, hướng dẫn thủ tục visa, đặt phòng khách sạn, mua vé máy bay, đặt vé tham quan, giải trí, thanh toán các chi phí… đều có thể hoàn thành trên điện thoại di động. Những rào cản về giao tiếp ngôn ngữ phức tạp cũng có thể được giải quyết với sự trợ giúp của các ứng dụng dịch thuật tức thời ngày càng thông minh, tạo thuận lợi cho đi du lịch ra nước ngoài.
Việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật số để khai thác, vận hành, quản lý, phục vụ khách trong khu du lịch sẽ trở thành tất yếu. Ngoài ra, thị trường sẽ dần hình thành các cách thức mới như du lịch thông minh, thực tế ảo, dịch vụ không chạm... tại các khu/ tổ hợp vui chơi giải trí hiện đại.
Thời gian tới, Việt Nam sẽ đối mặt với sự cạnh tranh giữa các quốc gia và điểm đến trên toàn cầu do các các nước trong khu vực và trên thế giới cũng có những chuẩn bị sẵn sàng thu hút khách du lịch quốc tế quay lại.
Các địa phương, doanh nghiệp, khu du lịch cần tham khảo, nhìn nhận và có giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch địa phương. Những điểm đến du lịch đón đầu xu hướng toàn cầu sẽ có cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh và đạt hiệu quả cao, ông Bình nhấn mạnh.
Chính sách mở cửa du lịch cần nhất quán và thông thoáng hơn
Vinamilk tiếp tục dẫn đầu nhiều ngành hàng lớn sau 2 năm khó khăn vì Covid
Sữa nước, sữa bột trẻ em, sữa đặc có đường… hiện đang là các ngành hàng lớn Vinamilk vẫn tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu theo báo cáo thị trường của Nielsen Việt Nam (Nielsen IQ) trong năm 2021.
Tái định nghĩa khả năng lãnh đạo hậu Covid-19
Thời đại làm việc linh hoạt đòi hỏi cao hơn về trí tuệ cảm xúc, và các nhà lãnh đạo cần chú trọng hơn các kỹ năng con người – bao gồm sự đồng cảm, khả năng thích ứng, tính linh hoạt và ưu tiên con người.
“Cuộc cách mạng” về nhu cầu nhà ở hậu Covid 19
Dịch Covid-19 đã thay đổi các yếu tố then chốt về nhu cầu mua bất động sản, nhà ở. Nếu trước kia khách hàng quan tâm đến "nhất vị - nhị hướng" thì nay chất lượng cuộc sống được đặt lên hàng đầu.
‘Hệ thống y tế không thể trụ được nếu vẫn coi Covid-19 là đại dịch’
“Nếu cứ coi Covid-19 là đại dịch, thực hiện những quy định hiện hành thì không thể duy trì được lực lượng y tế. Bằng mọi cách, chúng ta phải có lộ trình rõ ràng để biến Covid-19 thành bệnh lý chuyên khoa, bệnh nhân vào viện khám, chữa bệnh và chi trả theo bảo hiểm y tế. Lúc đó cuộc sống mới trở lại bình thường như cũ được”, theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.