Tiêu điểm
Chính sách mở cửa du lịch cần nhất quán và thông thoáng hơn
Các chính sách theo lộ trình mở cửa du lịch từ 15/3 cần được áp dụng theo bối cảnh bình thưởng mới, linh hoạt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phục hồi.
Cấp thiết mở cửa lại du lịch
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, từ khi thực hiện chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế (từ tháng 11/2021 - 8/2), Việt Nam đã đón hơn 8.900 khách du lịch quốc tế. Việc thí điểm đón khách quốc tế được thực hiện bài bản, bảo đảm an toàn, mang đến đa dạng trải nghiệm cho du khách tại những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam.
Bốn tháng thực hiện thí điểm đón khách quốc tế cũng giúp các địa phương có sự chuẩn bị nguồn lực, tích lũy kinh nghiệm để sẵn sàng mở rộng quy mô đón khách, sớm phục hồi du lịch.
Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) cũng công bố dữ liệu nghiên cứu cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm 2022 đang tăng mạnh. Từ đầu tháng 1 đến nay, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không Việt Nam ở mức rất cao, có thời điểm tăng 425%.
Bên cạnh đó, du lịch Việt Nam cũng nhận được nhiều giải thưởng quốc tế như điểm đến văn hoá, di sản, ẩm thực, golf... tốt nhất châu Á, góp phẩn xúc tiến, quảng bá các điểm đến.
Riêng tại Bình Định, chỉ trong 7 ngày Tết, tỉnh này đã đón gần 160.000 lượt khách, tăng 40% so với Tết 2021. Chỉ trong hai tháng đầu năm, lượng khách đạt gần 650.000 khách, tăng 37% cùng kỳ. Người dân Bình Định chuẩn bị sẵn sàng để đón khách trong và ngoài nước trở lại từ đầu tháng 3, đặc biệt khi tỉnh đang đẩy mạnh phủ 3 mũi vaccine cho người dân.
Ông Đỗ Việt Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn FLC cũng tiết lộ, tình hình đón khách trong 3 tháng cuối năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 của doanh nghiệp này tương đối khả quan. Lượng du khách nội địa đi du lịch, nghỉ dưỡng nhiều hơn, không chỉ Quy Nhơn mà cả Phú Quốc, Đà Nẵng. Chỉ trong vài ngày Tết Nguyên đán, toàn bộ quần thể của FLC Quy Nhơn đã đón 10.000 khách.
Với những con số biết nói, bối cảnh hiện tại đang mang đến cơ hội cũng như khả năng sớm phục hồi cho thị trường du lịch Việt Nam. Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng, việc mở cửa du lịch là vấn đề cấp thiết.
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, kéo theo hoạt động của nhiều ngành kinh tế khác, tác động đến kinh tế và xã hội trên toàn cầu. Ảnh hưởng của đại dịch đã khiến nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng không bóng người, gây ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế.
"Khát khao mở cửa lại du lịch không phải chỉ là nhu cầu được đi lại, vui chơi mà mở cửa du lịch còn để phát triển đời sống cho người dân, cho các ngành kinh tế. Việc mở cửa du lịch không chỉ là ý chí của ngành du lịch mà còn là nguyện vọng chung của nhiều tầng lớp xã hội, của đất nước", ông Bình nhấn mạnh.
Vì lẽ đó, theo ông Bình, điều cần làm là phải mở cửa du lịch nhanh và tập trung làm thế nào để triển khai trong trạng thái bình thường mới. Việt Nam đã mở cửa chậm hơn rất nhiều so với nhiều nước trên thế giới.
Điểm yếu của du lịch Việt Nam là thiếu tính nhạy bén, thận trọng hơn các nước, thiếu nhất quán trong việc triển khai ứng phó với Covid-19, mỗi tỉnh có một chính sách cách ly gây khó cho hoạt động du lịch nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Sự thiếu nhất quán sẽ ảnh hưởng đến việc cạnh tranh du lịch. Khi đó, trách nhiệm sẽ dồn lên những người làm du lịch. Các doanh nghiệp cũng cần quyết liệt hơn, giúp ngành có khả năng khôi phục nhanh, khai thác lợi thế để tăng trưởng nhanh chóng, ông Bình nhấn mạnh.
Mở cửa du lịch là rất cấp thiết, song nhiều ý kiến chỉ ra rằng, việc ứng xử với du khách như thế nào khi mở cửa vẫn là một câu hỏi. Hiện chưa có một văn bản hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, chưa có hướng dẫn đồng bộ. Ví dụ, khi đón khách quốc tế phát hiện có F0 trong đoàn thì địa phương và ngành du lịch phải có phương án giải quyết như thế nào.
Tâm lý của ngành vẫn còn lo ngại khả năng nhiễm bệnh. "Liệu mở ra rồi có đóng lại không", nhiều câu hỏi được đặt ra... Trong khi đó, tại Thái Lan, nước này vẫn mở cửa đón khách quốc tế khi ca nhiễm của họ cao gấp 3 - 4 lần Việt Nam.
Chính sách nhất quan và thông thoáng trong lộ trình mở cửa du lịch
Trước những vấn đề lớn của mở cửa du lịch, tại Tọa đàm "Mở cửa an toàn, hiệu quả: Thời cơ vàng của du lịch Việt Nam" tổ chức tại khu nghỉ dưỡng FLC Quy Nhơn cuối tuần qua, ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, đề xuất Chính phủ, lấy ý kiến về lộ trình mở cửa, đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp du lịch đến năm 2023.
Theo đó, lộ trình mở cửa từ 15/3 theo bối cảnh bình thưởng mới sẽ linh hoạt hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành du lịch phục hồi. Nếu như trước đây, du khách được yêu cầu xét nghiệm PCR, đi tour trọn gói 3 ngày, thì nay có hai phương án áp dụng, như xét nghiệm có giá trị 72 giờ, hoặc các thị trường khó khăn có thể xét nghiệm nhanh có giá trị 24 giờ, không phải test tại sân bay mà về cơ sở lưu trú. Điều này góp phần tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và khách du lịch.
Bên cạnh đó, lộ trình mở cửa du lịch cũng có những thay đổi và khác biệt trong các quy định so với các chương trình thí điểm. Đầu tiên là các địa phương sẽ căn cứ vào mức độ an toàn và kết quả phòng chống dịch để triển khai mở cửa du lịch. Khách du lịch cũng được mở rộng đối tượng là tất cả các khách nội địa lẫn quốc tế.
Ngoài ra, tất cả các cửa khẩu cũng đã sẵn sàng đón khách. Trước đây, Việt Nam chỉ đón khách qua đường không nhưng giờ sẽ mở cửa hết các cửa khẩu cả trên đường bộ và đường biển. Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng cũng ủng hộ quyết định mở cửa các cửa khẩu và sẵn sàng đón khách.
Mặt khác, tất cả các địa phương trên cả nước cũng sẽ được mở cửa đón khách. Điều kiện đón khách du lịch sẽ bám sát vào tiêu chuẩn về phòng chống dịch theo Bộ Y tế.
Ông Phương cho biết thêm, vấn đề về thị thực sẽ áp dụng nhiều biện pháp mới như áp dụng visa điện tử, miễn thị thực đơn phương, song phương. Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an sẽ có ý kiến báo cáo Chính phủ.
Việc yêu cầu kết quả xét nghiệm Covid-19 cũng được nới lỏng hơn. Hiện tại, khi nhập cảnh qua đường hàng không, khách quốc tế sẽ được áp dụng cả hai phương pháp xét nghiệm. Kết quả PCR có giá trị trong 72h, test nhanh có giá trị trong 24h. Du khách quốc tế sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được tham gia các hoạt động du lịch và tự theo dõi sức khoẻ trong 14 ngày, giống như điều kiện của khách nội địa.
Du khách nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ và đường biển chỉ cần test ngay cửa khẩu, có kết quả âm tính là được nhập cảnh. Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng sẽ triển khai phương pháp này.
Ở khía cạnh khác, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam cũng cho biết, Tổng cục Du lịch sẽ hoàn thiện các thông tin cơ bản về phương án, lộ trình mở cửa du lịch đến 15/3, trong đó có nhiệm vụ số hoá điểm đến, theo Nghị quyết 11 về phục hồi phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi số là nhiệm vụ hàng đầu. Các sản phẩm du lịch sẽ tiếp cận xu hướng số hoá nhằm giúp doanh nghiệp, du khách thuận lợi hơn trong mọi hoạt động.
Tổng cục Du lịch cũng đang làm việc sơ bộ với các cơ quan thông tấn quốc tế như CNN, CNBC, hướng tới thị trường thị trường cao cấp, trung lưu để xúc tiến du lịch. Tổng cục cũng đề xuất với bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc thành lập văn phòng thí điểm xúc tiến du lịch quốc gia nhằm sẵn sàng cho việc mở cửa du lịch được thực hiện hiệu quả, ông Khánh nhấn mạnh.
15/3 có mở ra thời cơ vàng cho du lịch Việt Nam?
Chính phủ đồng ý mở cửa lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3
Hoạt động du lịch tại Việt Nam sẽ được khôi phục hoàn toàn từ giữa tháng 3 trong điều kiện bình thường mới.
Du lịch ‘nóng’ trở lại
Lượng khách du lịch nội địa tăng mạnh thời điểm Tết và sau Tết cho thấy chuyển động tích cực và nhanh chóng của thị trường sau thời gian dài “nằm chờ”, kỳ vọng bứt phá hơn khi mở cửa hoàn toàn với khách quốc tế.
Hút khách du lịch dịp Valentine
Sau Tết, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tiếp tục đưa ra nhiều chương trình hấp dẫn nhân dịp Valentine, đón dòng khách du lịch đang tăng trưởng đáng kể trở lại.
Ngành du lịch lên kế hoạch phục hồi
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch đặt mục tiêu phục hồi được khoảng 8 - 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và 65 - 70 triệu lượt khách du lịch nội địa trong giai đoạn 2022 - 2023.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.