ACV đã có 25.000 tỷ đồng để tập trung cho sân bay quốc tế Long Thành
Hạ Vũ
Thứ ba, 12/11/2019 - 17:51
"Hiện nay ACV đã có khoảng 25.000 tỷ đồng để tập trung cho sân bay quốc tế Long Thành và chỉ tập trung cho sân bay Long Thành", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể khẳng định trước Quốc hội sáng nay.
Liên quan đến năng lực của Tổng Công ty hàng không Việt Nam (ACV), Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Văn Thể đã có giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận hôm nay về Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Theo đó, tình hình tài chính của ACV tương đối tốt, mỗi năm sau khi trừ chi phí nộp thuế ACV có một khoản lợi nhuận khoảng 10.000 tỷ đồng.
Kế hoạch từ đây cho đến năm 2025, ACV sẽ bỏ ra khoảng gần 30.000 tỷ đồng để nâng cấp các sân bay khác và dành khoảng 12.000 tỷ đồng cùng với 25.000 tỷ đồng (đã có hiện nay) để có được một nguồn vốn chiếm khoảng 37%.
Phần còn lại, ACV cũng đã làm việc với 12 tổ chức, trong đó có trong và ngoài nước, để vay khoảng 5 tỷ USD và không cần thế chấp do hiệu quả kinh tế của dự án này rất cao. Cùng với đó, Bộ cũng sẽ tham mưu với Chính phủ để cố gắng huy động các nguồn lực trong nước, sau đó mới tiếp cận thêm các tổ chức nước ngoài.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng cho hay, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ được áp dụng công nghệ thiết kế sân bay hiện đại nhất, tuyển chọn mẫu kiến trúc nhà ga.
Ông khẳng định về hiệu quả đầu tư, không có một sân bay nào có hiệu quả tốt như sân bay Long Thành, nhất là giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành sẽ có thể điều tiết tăng lưu lượng hành khách khoảng 20 - 25 triệu khách/ năm, dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng lên ở khu vực miền Đông Nam Bộ tới 85 triệu khách/ năm.
Tổng công suất thời điểm đó của sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành giai đoạn 2 là 100 triệu khách/ năm. Trong khi với những sân bay khác như sân bay Vân Đồn hay Cần Thơ, khoảng 10 năm mới được 1 triệu khách/ năm, hạ tầng đầu tư được khai thác rất hạn chế.
Liên quan đến tổng mức đầu tư, Bộ trưởng Thể cho biết thêm, hiện nay, Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng đã thuê một tư vấn độc lập nước ngoài để thẩm tra bên cạnh các tư vấn của Nhật, Pháp, Hàn Quốc và Việt Nam hiện có.
Đồng thời, tiếp thu ý kiến ý kiến đại biểu, Bộ sẽ cố gắng rà soát để vừa đảm bảo được tổng mức đầu tư sát với tình hình thực tế và cố gắng không có lãng phí, không trượt giá như những dự án khác.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cũng thừa nhận, về thực tế, giải phóng mặt bằng còn chậm. Trước tình hình đó, Chính phủ có Ban chỉ đạo những công trình trọng điểm quốc gia do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban và Phó Thủ tướng cũng thường xuyên kiểm tra tình hình giải phóng mặt bằng ở Đồng Nai.
Để bảo đảm giao thông kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Bộ cũng đã có kế hoạch năm 2021-2025 để mở rộng trên đường cao tốc từ TP. HCM ra Long Thành và cũng đề nghị làm đường sắt kết nối sân bay Long Thành với TP. HCM.
Đồng thời triển khai đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành và nâng cấp một số tuyến đường trong khu vực để kết nối giữa sân bay Long Thành với TP. HCM và sân bay Long Thành với sân bay Tân Sơn Nhất, sẽ có một số tuyến bus đi trực tiếp giữa hai sân bay.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Thể cam kết sẽ làm việc với ACV, có cơ chế để có thể thuê các chuyên gia, các tổ chức quốc tế tăng cường công tác hỗ trợ cho ACV và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chất lượng của các công trình được tốt nhất.
Vấn đề này được một số đại biểu quốc hội nêu ra tại phiên thảo luận hội trường sáng nay về Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành chủ động phối hợp, hỗ trợ tỉnh Đồng giải phóng mặt bằng để khởi công sân bay Long Thành vào đầu năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể trình bày đề xuất giao ACV làm sân bay Long Thành giai đoạn 1, song Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Hồng Thanh cho rằng việc này thực chất là chỉ định thầu, trái với Luật Đấu thầu.
Đồng Nai chính thức lên tiếng về việc chậm giải ngân nguồn vốn đầu tư hơn 11 nghìn tỷ đồng đối với dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.