Ấn Độ tái xuất, gạo Việt đối mặt nguy cơ giảm giá

Kiều Mai Thứ bảy, 26/10/2024 - 17:06

Sự trở lại của Ấn Độ và nguy cơ sụt giảm nhập khẩu từ các thị trường gia tăng áp lực lên xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bulog, doanh nghiệp nhà nước thuộc Cơ quan Hậu cần của Indonesia (Bulog), ngày 24/10 tiếp tục ra thông báo mời thầu nhập khẩu gạo với tổng khối lượng lên tới 500.000 tấn, cao nhất trong năm nay.

Thông báo này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Bulog quyết định hủy bỏ lời mời thầu trước đó được ban hành vào ngày 22/10.

Trong văn bản này, phía Indonesia thông báo bổ sung Ấn Độ vào danh sách các nước được mời thầu, bên cạnh Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và Pakistan, với tổng khối lượng muốn mua là 340.000 tấn.

Có thể thấy, chỉ trong vài ngày, nhu cầu nhập khẩu gạo của Indonesia đã được điều chỉnh tăng lên gần gấp rưỡi và mở rộng ra nhiều thị trường hơn.

Sự xuất hiện của Ấn Độ (nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới) và Myanmar (thứ 5 thế giới) tại Indonesia – thị trường trọng điểm của xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ gia tăng áp lực lên giá và lượng của ngành này.

Sự trở lại của Ấn Độ gia tăng áp lực lên giá xuất khẩu gạo Việt Nam. Ảnh: Hoàng Anh

Trong trao đổi với TheLEADER, ông Hoàng Trọng Thủy, nhà nghiên cứu nông nghiệp độc lập, từng nhận định, việc Ấn Độ mở cửa trở lại có thể làm giảm giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và điều này trên thực tế đã diễn ra.

Sự sụt giảm không chỉ diễn ra với gạo Việt Nam mà còn với gạo của nhiều quốc gia xuất khẩu mặt hàng này.

Vào thời điểm ngày 27/9 – trước khi chính phủ Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo trắng trở lại, gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán 562 – 582 USD/tấn, Thái Lan ở mức 556 – 573 USD/tấn, Pakistan là 532 – 543 USD/tấn, theo dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Mức giá này đã thấp hơn đáng kể từ đó đến nay. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện nay nằm trong ngưỡng 531 – 535USD/tấn, của Thái Lan ở mức 522 – 526 USD/tấn, Pakistan ở mức 474 – 478USD/tấn, theo dữ liệu ngày 24/10.

Thời gian tới, xu hướng giảm dự báo sẽ tiếp tục khi Ấn Độ tiếp tục có những động thái thúc đẩy xuất khẩu gạo, bao gồm loại bỏ giá sàn xuất khẩu với gạo trắng phi-basmati và bãi bỏ thuế xuất khẩu với gạo lứt và gạo đồ.

Bên cạnh áp lực cạnh tranh từ các nguồn cung, xuất khẩu gạo của Việt Nam còn phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu từ các thị trường.

Tại Indonesia, sự cạnh tranh của gạo nhập khẩu tại thị trường này sắp tới sẽ gay gắt hơn bởi Indonesia đang hướng tới mục tiêu tăng sản lượng lúa gạo trong nước, đảm bảo mục tiêu tự cung ứng lương thực và trở thành nước xuất khẩu gạo trong tương lai, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, cho biết trong trả lời phỏng vấn TheLEADER.

“Năm 2025, việc nhập khẩu gạo của Indonesia sẽ phụ thuộc vào tình hình sản xuất trong nước trong các tháng cuối năm nay", thương vụ cho hay.

Một thị trường nhập khẩu khác cũng đáng chú ý là Trung Quốc khi lượng gạo xuất khẩu sang nước này sụt giảm mạnh tới hơn 70% về giá trị trong chín tháng đầu năm nay, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đây hiện là thị trường đứng thứ 6 trong cơ cấu xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ trong dự báo về xuất khẩu gạo toàn cầu mới nhất ngày 16/10 nhận định, lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2025 sẽ thấp hơn năm nay khoảng 16% do chịu áp lực cạnh tranh gia tăng từ Ấn Độ.

Đường đi nào cho xuất khẩu gạo?

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong trao đổi với báo chí đầu tháng 10, cho biết, gạo Việt Nam hiện nay đã có thị phần với giá trị và chất lượng tương đối ổn định.

Cùng với đó, hệ sinh thái trong chuỗi giá trị gắn với thị trường của ngành lúa gạo Việt Nam được vận hành tương đối chặt chẽ, bài bản.

Do đó, sự trở lại của Ấn Độ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều, đặc biệt khi hơn 80% sản lượng gạo của Việt Nam là loại gạo chất lượng cao.

Việt Nam hiện đang chủ trương chuyển sang các loại gạo chất lượng cao, có tính đặc thù như gạo thơm, từ đó có thể đa dạng hóa sản phẩm, không bị trùng với các loại gạo xuất khẩu của Ấn Độ.

Chủ trương này đã và đang được Việt Nam hiện thực hóa qua đề án sản xuất một triệu ha lúa gạo chất lượng cao và đạt mục tiêu 14 – 15 triệu tấn lúa, 9 – 10 triệu tấn gạo chất lượng cao chậm nhất tới năm 2030, theo thông tin tại hội nghị về đề án diễn ra giữa tháng này.

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia cũng khuyến cáo, các nhà sản xuất và xuất khẩu cần tập trung hơn vào phân khúc gạo hạt dài cao cấp, gạo nếp; đồng thời đa dạng hóa các chủng loại gạo (như gạo hữu cơ).

Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cần theo dõi sát các thông tin thị trường, tận dụng cơ hội để tiếp cận, quáng bá về thương hiệu gạo Việt, cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng thay vì giá.

Vượt Thái Lan, Việt Nam giữ ngôi vương xuất gạo sang Singapore

Vượt Thái Lan, Việt Nam giữ ngôi vương xuất gạo sang Singapore

Tiêu điểm -  2 tháng

6 tháng đầu năm nay, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất sang Singapore, chiếm gần 1/3 thị phần.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  3 ngày

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  1 tháng

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

Ấn Độ tái xuất, gạo Việt đối mặt nguy cơ giảm giá

Ấn Độ tái xuất, gạo Việt đối mặt nguy cơ giảm giá

Tiêu điểm -  33 giây

Sự trở lại của Ấn Độ và nguy cơ sụt giảm nhập khẩu từ các thị trường gia tăng áp lực lên xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Việt Nam trong dòng chảy thương mại của khối BRICS

Việt Nam trong dòng chảy thương mại của khối BRICS

Hồ sơ quản trị -  9 phút

Với tiềm năng tiêu dùng khổng lồ, BRICS trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng hóa Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng giá trị xuất khẩu.

Hiệu suất sinh lời kém, chứng khoán có còn là kênh đầu tư hấp dẫn?

Hiệu suất sinh lời kém, chứng khoán có còn là kênh đầu tư hấp dẫn?

Tài chính -  16 phút

Các nhà đầu tư chứng khoán đã trải qua giai đoạn khó khăn trong việc tìm kiếm lợi nhuận từ đầu năm đến nay.

Caraworld Career Day 2024: Cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

Caraworld Career Day 2024: Cơ hội cho thế hệ mới trong ngành bất động sản

Nhịp cầu kinh doanh -  31 phút

Caraworld mở đợt tuyển dụng lớn nhất năm, tìm kiếm hàng nghìn nhân tài tiếp theo của ngành bất động sản.

Lấn cấn xử lý dự án nguồn điện chậm tiến độ

Lấn cấn xử lý dự án nguồn điện chậm tiến độ

Tiêu điểm -  8 giờ

Kết quả thẩm tra dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cho thấy vẫn còn lấn cấn trong lựa chọn phương án xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ.

Bài toán khó với Temu ở Việt Nam

Bài toán khó với Temu ở Việt Nam

Tiêu điểm -  9 giờ

Temu vào Việt Nam muốn thành công phải xử lý được các thách thức để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Doanh nghiệp du lịch, khách sạn thay đổi để thích ứng

Doanh nghiệp du lịch, khách sạn thay đổi để thích ứng

Tiêu điểm -  9 giờ

Sự thay đổi của thị trường khách du lịch sau đại dịch đã tác động lớn đến việc định vị sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp khách sạn, khu nghỉ dưỡng.