Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy

Phương Anh Thứ ba, 17/09/2019 - 15:42

Asanzo cho biết sẽ thiết lập nhánh thiết kế phần mềm cũng như sản xuất màn hình LCD tivi.

Tại buổi họp báo sáng 17/9 tại Hà Nội, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo cho biết sẽ tái khởi động các nhà máy sau hơn nửa tháng ngừng hoạt động.

Asanzo sẽ mở thêm nhà máy thứ 5 có công suất cao gấp khoảng 4 lần nhà máy hiện tại với dung lượng 2 - 2,5 triệu sản phẩm tivi mỗi năm tại khu công nghệ cao Quận 9, TP. HCM, ông Tam nói tại cuộc họp báo có tên "Asanzo được minh oan".

Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy
Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT (giữa) tại buổi họp báo

Chia sẻ tại buổi họp báo, người đứng đầu Asanzo cho biết doanh nghiệp đặt mục tiêu 5 năm tới trở thành doanh nghiệp đa ngành, nhất là trong lĩnh vực điện tử.

Ngoài ra, Asanzo sẽ thiết lập một nhánh công ty chuyên thiết kế phần mềm, phục vụ những sản phẩm thông minh hơn cũng như kết hợp với một số công ty nước ngoài để sản xuất màn hình LCD tivi.

Trong thông báo phát đi ngày 30/8, Asanzo tuyên bố tạm dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, còn hoạt động bảo trì bảo hành nhằm bảo đảm quyền lợi sau mua hàng của người tiêu dùng vẫn được duy trì.

Tuyên bố này xuất phát từ tổn thất 70 tỷ đồng trong 70 ngày do hệ thống bán hàng tê liệt nhưng vẫn phải trả lương cho người lao động cùng với các chi phí hoạt động khác.

Tại buổi họp báo, ông Tam cho biết thành quả gây dựng 20 năm qua gần như về số 0, và số tiền thiệt hại ước tính có thể lên tới hơn 1.000 tỷ đồng và nhiều chi phí khác. 

Trước đó, có thông tin cho rằng Asanzo nhập thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc, bóc tem "Made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.

Sau đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính – cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra, xác minh việc Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Về phía Asanzo, công ty này cho biết đối với các sản phẩm do công ty thiết kế sản phẩm, thiết kế bo mạch điện tử, sau đó đặt hàng các nhà cung cấp linh kiện theo tiêu chuẩn chất lượng mà Asanzo kiểm soát, rồi lắp ráp thành sản hoàn chỉnh phẩm thì Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam.

Đối với các sản phẩm do Asanzo đặt hàng các doanh nghiệp khác sản xuất và nhập khẩu, Asanzo ghi xuất xứ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc.

Asanzo tuyên bố hoạt động trở lại và mở thêm nhà máy 1
Nhà máy thứ 5 của Asanzo sẽ có công suất 2 - 2,5 triệu sản phẩm tivi mỗi năm.

Tại cuộc họp báo, đại diện Asanzo không cho biết cơ quan nào đứng ra "minh oan" cho Tập đoàn, nhưng trích dẫn hai văn bản của hai cơ quan liên quan đến việc thẩm tra, xác minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.

Trong đó, ngày 1/8/2019, Tổng cục Quản lý thị trường có văn bản gửi Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia để báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đối với Asanzo. Theo đó, văn bản không đưa ra kết luận cho thấy Asanzo có sai phạm về việc ghi xuất xứ hàng hoá, sau khi đã kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá của doanh nghiệp.

Tổ công tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng kết luận “sản phẩm điện tử Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hoá “sản xuất tại Việt Nam”, hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật”.

Công ty này cũng khẳng định không sai phạm về xuất khẩu cũng như lừa dối người tiêu dùng.

Liên quan đến thông tin 14 trong 58 công ty có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hoá với Asanzo được Tổng cục Hải quan xác nhận đã “bỏ trốn”, ông Trần Đức Hoàng, luật sư tư vấn pháp lý cho Asanzo cho biết Asanzo không có mối quan hệ sở hữu, điều khiển, ngoại trừ giao dịch hàng hóa trước đây.

Về việc công ty Sa Huỳnh sử dụng tên Asanzo trên các sản phẩm nhập khẩu và đã bị khởi tố về việc buôn lậu, ông Hoàng cho biết: “Tôi đã gọi điện thoại cho bên pháp chế và mua bán kinh doanh, lục ngay hồ sơ đặt hàng, các hợp đồng mua bán xem mình đã từng mua bán, đặt hàng từ Công ty Sa Huỳnh không. Câu trả lời là không”. 

Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo

Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo

Tiêu điểm -  5 năm
Tổng cục Hải quan cho biết đã tham mưu Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh về Công ty CP Tập đoàn Asanzo.
Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo

Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo

Tiêu điểm -  5 năm
Tổng cục Hải quan cho biết đã tham mưu Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh về Công ty CP Tập đoàn Asanzo.
Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo

Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo

Doanh nghiệp -  6 năm

Asanzo công bố đạt tổng doanh thu hơn 4.600 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty thành viên cho thấy lợi nhuận chỉ đạt vài trăm triệu, thậm chí thua lỗ.

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Điện thoại của Vingroup, BKAV, Asanzo làm thế nào để thoát bóng ông lớn Samsung ở Việt Nam?

Doanh nghiệp -  6 năm

Riêng nhãn hiệu Samsung của Hàn Quốc đã chiếm tới 46,5 % thị phần smartphone tại Việt Nam. Vậy đâu là dư địa cho các thương hiệu Việt như Vsmast, B Phone, Asanzo phát triển?

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  9 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  11 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  20 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.