Tiêu điểm
Tổng cục Hải quan lên tiếng về vụ việc Asanzo
Tổng cục Hải quan cho biết đã tham mưu Bộ Tài chính có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ảnh về Công ty CP Tập đoàn Asanzo.
Tại báo cáo này, Bộ Tài chính đã chỉ ra một số dấu hiệu vi phạm và kiến nghị các cơ quan liên quan tiếp tục điều tra, xác minh, xử lý theo quy định, Tổng cục Hải quan cho biết trong một thông cáo phát đi sáng nay.
Tuy nhiên, Tổng cục Hải quan không nói rõ những dấu hiệu vi phạm là gì.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho biết kết quả xác minh hàng chục công ty có liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo.
Cơ quan này cho biết, từ 1/1/2017 đến 30/6/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo có quan hệ mua hàng với 58 công ty trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”.
Chín công ty này gồm: Công ty CP Công nghệ cao Asanzo, Công ty CP truyền thông và giải trí Asanzo, Công ty TNHH Điện lạnh Asanzo, Công ty CP Đầu tư Công nghệ Điện Tử Asanzo, Công ty CP Viễn thông Asanzo, Công ty CP Đầu tư Asanzo, Công ty CP Điện Tử A Sanzo Việt Nam, Công ty TNHH Đầu Tư Sản xuất Phương Nguyên Asanzo và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo.
Theo Tổng cục Hải quan, trong số 58 công ty có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hóa với Công ty CP Tập đoàn Asanzo, hiện có 14 công ty bỏ trốn, 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, 7 công ty ngừng hoạt động, 1 công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và 32 công ty đang hoạt động.
Theo thực tế kiểm tra, xác minh các công ty này cũng cho thấy tồn tại tình trạng công ty treo biển nhưng không có hoạt động; địa chỉ đăng ký kinh doanh không có thật.
Một số công ty đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh nhưng trên cổng thông tin chưa cập nhật thông tin và ó tình trạng qua xác minh chủ nhà khai không cho công ty thuê làm trụ sở nhưng trên giấy phép đăng ký kinh doanh vẫn khai địa chỉ của họ.
Qua điều tra, xác minh, Tổng cục Hải quan đã đề nghị cơ quan điều tra khởi tố vụ án "buôn lậu" đối với Công ty TNHH sản xuất thương mại Sa Huỳnh.
Công ty Sa Huỳnh khai nhập khẩu hàng hóa là linh kiện dùng để lắp ráp lò nướng thủy tinh nhưng khi kiểm tra phát hiện toàn bộ hàng hóa bên trong container là 1.300 bộ lò nướng thủy tinh nguyên chiếc nhãn hiệu Asanzo có cả phiếu bảo hành in sẵn bằng tiếng Việt: "Asanzo - Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản" kèm số đường dây nóng 18001035.
Toàn bộ lò nướng trong container không có tem nhãn ghi thông tin xuất xứ. Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án “buôn lậu” đối với công ty Sa Huỳnh.
Về hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu của Công ty CP Tập đoàn Asanzo, Tổng cục Hải quan cho biết, từ 20/10/2016 đến 30/6/2019, công ty làm thủ tục hải quan nhập khẩu 26 tờ khai hải quan, tổng kim ngạch nhập khẩu 171.636.719 đồng.
Mặt hàng nhập khẩu để làm hàng mẫu (không thanh toán) gồm bảng mạch điện tử lắp ráp ti vi, cáp tín hiệu, lo go bằng kim loại, tấm LCD mẫu, bo mạch điện tử xử lý tín hiệu ti vi. Trên tờ khai hải quan khai hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc.
Tổng cục Hải quan cho biết Công ty cũng không phát sinh hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài mà chỉ phát sinh một tờ khai hải quan xuất trả “bộ đầu thu khuyếch đại âm thanh nhãn hiệu Asanzo” cho đối tác tại Hồng Kông, Trung Quốc, số lượng 5 chiếc, trị giá 5.825.000 đồng.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối qua, đại diện Bộ Công thương và Bộ Tài chính đều cho biết đã và đang thực hiện việc xác minh, xử lý vụ việc liên quan đến Công ty CP Tập đoàn Asanzo theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trước đó, Thủ tướng yêu cầu báo cáo kết quả xác minh nghi vấn Công ty Asanzo bán hàng Trung Quốc nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam trước 31/7. Song, do tính chất phức tạp của vụ việc, kết quả xác minh đã không thể công bố đúng hạn.
Vụ việc bắt đầu từ thông tin trên báo Tuổi Trẻ cho rằng Công ty CP Điện tử Asanzo đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc rồi bóc tem "made in China" và dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường. Tuy nhiên, Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam phủ nhận.
Sau khi các cơ quan chức năng không công bố kết luận xác minh vào ngày 30/8, Công ty CP Tập đoàn Asanzo đã tuyên bố tạm ngừng hoạt động.
Hai lần trễ hẹn, các bộ vẫn chưa có kết quả xác minh vụ Asanzo
Từ vụ Asanzo cấp thiết xây dựng quy định hàng hoá ‘Made in Vietnam’
Trường hợp của Asanzo vừa qua đang đặt ra bài toán cần có những hướng dẫn, quy định cụ thể về sản phẩm của Việt Nam và hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Từ vụ Asanzo nhìn lại thế nào là ‘hàng Việt Nam’ và ‘Made in Vietnam’
Những khái niệm về “hàng Việt Nam”, “Thương hiệu Việt” hay xa xưa hơn là “Made in Vietnam” vẫn còn mập mờ và gây tranh cãi.
Lợi nhuận khiêm tốn của công ty sản xuất tivi Asanzo
Asanzo công bố đạt tổng doanh thu hơn 4.600 tỷ đồng trong năm 2017, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty thành viên cho thấy lợi nhuận chỉ đạt vài trăm triệu, thậm chí thua lỗ.
Asanzo lên kế hoạch gọi vốn 500 tỷ đồng từ các nhà phân phối thân cận
Đây là bước đi đầu tiên trong kế hoạch IPO lên sàn chứng khoán vào năm 2021 của Asanzo.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Thúc đẩy thu hút FDI chất lượng cao vào TP. HCM
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.