Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các bộ trưởng thương mại của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã tiến hành thảo luận về các hiệp định thương mại khác nhau tại Hà Nội vào cuối tuần này.
Dưới đây là các thông tin cơ bản và sự khác nhau giữa các thỏa thuận này.
1. TPP - Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership)
Tương lai của TPP trở nên mập mờ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi hiệp định - một trong những động thái đầu tiên của ông kể từ khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng, tuy nhiên Nhật Bản và những thành viên khác hiện đang cố gắng để hiện thực hóa TPP dù chỉ còn 11 nước thành viên. Hiệp định này không bao gồm Trung Quốc.
TPP mặc dù đã được ký kết nhưng vẫn đang chờ đợi sự phê chuẩn của hầu hết các thành viên. Kể từ khi Hoa Kỳ từ chối tham gia, TPP thường được gọi là TPP-11 hoặc TPP trừ một.
Các cuộc đàm phán kéo dài gần một thập kỷ với các thỏa thuận rộng khắp các lĩnh vực. Theo đó, TPP sẽ cắt giảm hầu hết các mức thuế xuống mức 0 và được kỳ vọng sẽ mang lại ảnh hưởng rộng rãi đến các ngành dịch vụ và thương mại số cũng như hàng hoá.
TPP còn biết đến là “hiệp định kiểu mới và toàn diện” bởi nó bao gồm cả các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp bảo vệ quyền lao động và môi trường.
Một số con số đáng chú ý:
GDP: 8.897 tỷ USD (so với 25.559 tỷ USD của TPP-12)
Dân số: 496 triệu người (so với 817 triệu người của TPP-12)
Tỷ trọng thương mại giữa các thành viên: 265 tỷ USD (1.014 tỷ USD của TPP-12)
Thành viên: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam (TPP-12 bao gồm cả Hoa Kỳ)
2. RCEP - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership)
Thỏa thuận thương mại tự do này do Trung Quốc khởi xướng và ngày càng được thúc đẩy bởi sự rút lui của Mỹ khỏi TPP. Các thành viên hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận vào cuối năm nay, mặc dù các mục tiêu trong quá khứ là rất lạc quan.
Các thành viên của RCEP bao gồm các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), với sự tham gia của Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Mặc dù mục đích chính cũng là nhằm giảm thuế giữa thương mại của các thành viên, nhưng RCEP không toàn diện bằng TPP. Phạm vi ảnh hưởng của RCEP cũng khiêm tốn hơn so với TPP.
RCEP sẽ không có các quy định về bảo vệ quyền lao động hay môi trường. Mặc dù các thành viên cũng đề cập đến việc có thể có các quy định về tự do di chuyển, nhưng đây là một vấn đề nhạy cảm đối với khu vực.
Tuy nhiên các thành viên có thể linh hoạt hơn trong việc áp dụng thỏa thuận hơn đối với TPP.
Một số con số đáng chú ý:
GDP: 21.490 tỷ USD
Dân số: 3.519 triệu người
Thương mại giữa các thành viên: 1.937 tỷ USD
Thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philipin, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Ấn Độ.
3. FTAAP - Khu vực Tự do Thương mại châu Á - Thái Bình Dương (Free Trade Area of the Asia Pacific)
Đây thực sự là một khát vọng của 21 quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời là các thành viên của APEC, diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, được thành lập từ năm 1989 nhằm thúc đẩy thương mại tự do giữa các quốc gia trong khu vực.
Một phần của chương trình nghị sự của thỏa thuận là xây dựng và phát triển các khuôn khổ thương mại hiện tại trong khu vực và hài hòa các thỏa thuận khác. Cả RCEP và TPP có thể là những bước đi hướng tới việc đạt được mong muốn này.
Một số con số đáng chú ý:
GDP: 41.581 tỷ USD
Dân số: 2.847 triệu người
Tỷ trọng thương mại giữa các nước thành viên: 5.547 tỷ USD
Thành viên: Nga, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Úc, Papua New Guinea, New Zealand, Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Peru, Chile.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.