Leader talk
Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng
Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn sạch hơn, và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Xung đột quân sự kéo dài ở Ukraine thời gian qua đã nêu bật tầm quan trọng của an ninh và ổn định năng lượng, đồng thời, đẩy thế giới vào khủng khoảng kép – an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu.
Theo TS. Celine Herweijer, Giám đốc toàn cầu về phát triển bền vững, Tập đoàn HSBC, có hai điểm rõ ràng rút ra sau cuộc khủng hoảng hiện nay.
Thứ nhất là thế giới cần nhanh chóng tăng tốc quá trình dịch chuyển năng lượng, khai mở nguồn vốn toàn cầu cho sản xuất và dự trữ năng lượng sạch, đẩy mạnh sử dụng điện trong các hoạt động, sử dụng năng lượng hiệu quả.
Thứ hai là cần xây dựng và nắm rõ nữa vai trò của nhiên liệu hóa thạch trong quá trình chuyển dịch.
Điều này liên quan đến độ tập trung phát thải carbon của các nguồn nhiên liệu hóa thạch và những nhà sản xuất khác nhau, sự tiến bộ của các công nghệ loại bỏ carbon, cũng như giải quyết các vấn đề còn chưa rõ ràng.
“Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong cả hai định hướng trên và sẽ cần hợp tác với chính phủ, các ngành và giới khoa học để có được những kết quả phù hợp”, bà nhấn mạnh.
Cải cách tài chính hướng đến chuyển dịch năng lượng
Sự ra đời của Liên minh tài chính Glasgow cho cân bằng phát thải (Glasgow Financial Alliance for Net Zero - GFANZ) năm ngoái là một thay đổi chấn động cho ngành tài chính.
GFANZ gồm 100 ngân hàng có cam kết “tới 2050 đạt cân bằng phát thải”, và đặt mục tiêu có căn cứ khoa học tới năm 2030 cân bằng phát thải của khách hàng được họ tài trợ vốn.

Tài chính có lẽ là một trong những ngành cạnh tranh nhất trên thế giới, nhưng trong trường hợp này, không thể phủ nhận tinh thần hợp tác khi các ngân hàng đều phải đối mặt với những rủi ro giống nhau, và phục vụ cộng đồng khách hàng đang trong quá trình chuyển dịch.
Theo đó, tất cả ngân hàng đều phải thay đổi từ trong cốt lõi cách đưa ra quyết định kinh doanh và phát triển thêm kỹ năng mới. Các ngân hàng cũng cần giảm bớt chỉ số mới về “phát thải liên quan tài trợ vốn”, và điều quan trọng là cần xem xét kế hoạch chuyển dịch của khách hàng trong các cuộc trao đổi cũng như trước khi đưa ra quyết định, bà Celine Herweijer phân tích.
Dự án Sáng kiến mục tiêu dựa trên khoa học (Science Based Targets Initiative - SBTi) gần đây đã công bố báo cáo “Nền tảng cân bằng phát thải cho các tổ chức tài chính”, bao gồm hướng dẫn cho các tổ chức tài chính cách giải quyết vấn đề tài trợ nhiên liệu hóa thạch trong bối cảnh cần đạt mục tiêu cân bằng phát thải.
SBTi khuyến nghị các tổ chức tài chính cần làm việc với các công ty nhiên liệu hóa thạch để đề ra mục tiêu cân bằng phát thải, cũng như kế hoạch hành động, và coi đó là ưu tiên của các tổ chức tài chính để thay đổi mức phát thải khí nhà kính của doanh nghiệp nhiên liệu hóa thạch.
SBTi cũng khuyến nghị thoái vốn đầu tư khỏi các công ty không có khả năng và không có ý định giảm phát thải carbon.
Khai mở nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch năng lượng
Trong phân tích mới đây, TS. Celine Herweijer chỉ ra ba nguyên tắc quan trọng để thay đổi tình trạng đầu tư vào tài sản xanh hiện vẫn đang ở mức thấp.
Thứ nhất, cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại có thể thúc đẩy hoạch định chính sách tích cực và đồng bộ hơn, nhằm loại bỏ rủi ro cho đầu tư vào năng lượng tái tạo và năng lượng sạch nói chung.
Các vấn đề chính sách này có thể bao gồm định giá carbon thống nhất trên phạm vi rộng, đấu giá dài hạn với đối tác đáng tin cậy, hay sự cân bằng thống nhất và tạo điền kiện thuận lợi trong cơ chế hỗ trợ giá cố định, trợ giá và các ưu đãi về giá khác.
Thứ hai, cần tháo gỡ khó khăn cho một loạt dự án đầu tư bền vững.
Vị chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư thường khó xác định một dự án thực sự “xanh” hay không, khi tiêu chuẩn công bố thông tin thường còn yếu và không thống nhất giữa các cơ quan quản lý.
Nguồn tài chính công có thể loại bỏ rủi ro cho các dự án nhằm thu hút thêm đầu tư tư nhân, hay còn gọi là “tài chính phối hợp”, dù là cung cấp đảm bảo tiến độ hay tiếp nhận phần lỗ đầu tiên.
“Thông qua GFANZ, chúng ta có thể xây dựng các mối quan hệ hợp tác mới để giúp vượt qua các vấn đề này. Chúng ta cần giải pháp mới sáng tạo để không chỉ thúc đẩy đầu tư vào hạ tầng sạch mà còn nhằm sớm ngưng sử dụng các cơ sở than đá còn lại”, bà phân tích.
Chuyên gia Đan Mạch chỉ cách ‘hút’ tài chính cho năng lượng sạch
Cuối cùng, các cơ quan chức năng có thể áp quy định an toàn vốn vào chương trình cân bằng phát thải, từ đó giải quyết những rủi ro hệ thống trong ngành này.
Những rủi ro gắn với chuyển dịch của các cơ sở phát thải nhiều carbon, hay còn gọi là “tài sản nâu” được khoanh vùng trong các đợt đánh giá khả năng chống chịu rủi ro khí hậu, cần được xem xét song song với rủi ro về đầu tư còn thấp vào các dự án “xanh” (như triển khai năng lượng tái tạo, nhiên liệu sạch hoặc hạ tầng điện ứng dụng).
Những thu xếp về vốn hiện tại không cho phép các tổ chức tài chính sắp xếp bảng cân đối để hỗ trợ các công nghệ khí hậu mới và cần thiết, hoặc tài trợ vốn dự án quy mô lớn, thời hạn dài cần thiết cho việc xây dựng hạ tầng, phương tiện vận chuyển và năng lượng sạch, công bằng và bền vững cũng như các hệ thống công nghiệp trong tương lai.
Hệ thống tài chính đang bắt đầu có những thay đổi từ trong cốt lõi hướng đến chuyển dịch năng lượng, và điều này chắc chắn giúp ích nhiều trong việc tăng khả năng đạt được mục tiêu cân bằng phát thải kịp thời.
“Dù mới trong giai đoạn sơ khai và còn nhiều việc cần làm, sự chuyển dịch trong tài chính đòi hỏi tinh thần hợp tác cao giữa các ngân hàng, khách hàng, nhà đầu tư, và chắc chắn là cả các cơ quan chức năng cũng như giới khoa học. Rõ ràng, thông lệ cũ đã thay đổi: thế giới tài chính giờ đây hiểu rõ ngành này phải đứng ở vị trí trung tâm trong cuộc chuyển dịch sang cân bằng phát thải”, TS. Celine Herweijer nhấn mạnh.
HSBC tháng 3 vừa qua đã đưa ra cam kết rõ ràng về việc dần dần ngưng tài trợ các dự án nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng yêu cầu giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5°C.
Cam kết này bao gồm chính sách dần ngưng tài trợ các dự án nhiệt than ở châu Âu và các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tới năm 2030, và trên toàn thế giới vào năm 2040.
Cam kết cũng được thể hiện qua các mục tiêu phát thải liên quan tài trợ vốn ngắn hạn, và nỗ lực đồng hành cùng mọi khách hàng lớn trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, cũng như lĩnh vực điện, và tiện ích trên hành trình chuyển dịch.
Mở đường tới điện gió ngoài khơi
Đông Hải Bến Tre nhận 200 tỷ đồng tín dụng xanh từ HSBC
Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam mới đây đã cấp khoản tín dụng thương mại xanh ngắn hạn trị giá 200 tỷ đồng cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DOHACO), góp phần xanh hóa ngành sản xuất giấy.
Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo
Yêu cầu từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ lĩnh vực điện gió vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu gỡ bỏ các hạn chế để thu hút vốn ngoại.
HSBC: Một loạt thách thức với tăng trưởng của Việt Nam
HSBC dự báo tăng trưởng kinh tế 2022 của Việt Nam ở mức 6,2% với lạm phát được nâng lên ngưỡng 3,7% sau khi xem xét giá nhiên liệu tăng cao.
HSBC Việt Nam, Trungnam Group ‘bắt tay’ phát triển tài chính xanh
HSBC sẽ hợp tác cùng Trungnam Group trong việc đánh giá và cung cấp các giải pháp tài chính bền vững, nhằm giúp phát triển các dự án năng lượng tái tạo của doanh nghiệp này khắp Việt Nam.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Eximbank cung cấp giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp SME
Trong bối cảnh kinh tế 2024–2025 đầy bất định, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phải đối mặt với không ít khó khăn về tài chính. Bên cạnh việc duy trì dòng tiền linh hoạt để vận hành, các SME còn gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính truyền thống. Để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua những thách thức này, Eximbank đã đưa ra các giải pháp tài chính linh hoạt và phù hợp, đồng hành cùng các SME trên con đường phát triển bền vững.
Vinhomes The Gallery: 'Phiên bản Hà Nội' của những thiên đường mua sắm xa xỉ nhất thế giới
Tái hiện những tinh hoa thương mại xa xỉ bậc nhất thế giới, như SoHo, Ginza, GUM, Vinhomes The Gallery - tọa lạc trên huyền thoại 148 Giảng Võ - kiến tạo biểu tượng thượng lưu mới, quy tụ những thương hiệu quốc tế danh giá ngay lõi trung tâm Ba Đình lịch sử.
Giá vàng hôm nay 12/6: Đà tăng trong nước được 'trợ lực' bởi quốc tế
Giá vàng hôm nay 12/6 tăng 900 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, đà tăng tiếp tục mạnh hơn khi thị trường quốc tế cũng 'nổi sóng'.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Hộ kinh doanh không còn phải 'đau đầu' tìm kiếm giải pháp công nghệ, đáp ứng Nghị định 70
Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01/06/2025, quy định các hộ kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế. Quy định này đang đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để các nhà bán hàng tối ưu hóa quy trình vận hành thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.