Công ty Dược Hậu Giang thông báo bà Phạm Thị Việt Nga sẽ không còn đảm nhận chức Tổng Giám đốc từ ngày 1/9. Tuy nhiên, bà Việt Nga vẫn đảm nhận vai trò thành viên HĐQT của công ty.
Đơn từ nhiệm bà Nga hôm 22/8 cho biết, đây là thời điểm tốt nhất để chuyển giao cho thế hệ lãnh đạo tiếp theo của công ty mà bà đã đào tạo trong suốt thời gian qua.
Dù rời khỏi Ban điều hành nhưng bà Nga vẫn sẽ tiếp tục tham gia điều hành chiến lược ở vai trò thành viên HĐQT của Dược Hậu Giang. Đồng thời, cố vấn chuyên môn trong quá trình chuyển giao và hỗ trợ Ban điều hành.
Bà Phạm Thị Việt Nga
Xuất phát từ một công ty nhà nước, Dược Hậu Giang được cổ phần hóa năm 2014 và phát triển nhanh chóng trở thành một trong những công ty dược dẫn đầu tại Việt Nam. Năm ngoái công ty này đạt gần 3.800 tỷ đồng doanh thu và hơn 700 tỷ đồng lợi nhuận.
Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hiện đang nắm giữ gần 30% cổ phần của công ty trong khi 49% cổ phần thuộc về các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó Taisho Pharma (Nhật Bản) là nhà đầu tư lớn nhất với gần 25% cổ phần công ty.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.
Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.