Leader talk
Bà Vũ Kim Hạnh: 'Làm khó doanh nghiệp chính là gây khó khăn cho nền kinh tế'
Trong quá trình thực hiện cắt giảm giấy phép con, theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Việt Nam phải so với các nước trên thế giới để học hỏi, tiếp tục cải cách chứ không nên so với chính mình để tự hài lòng.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho rằng, những chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19 nhằm giúp cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất lợi cho doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh là rất rõ ràng. Song trong quá trình thực hiện vẫn chưa thực sự đạt những hiệu quả như kỳ vọng.
Theo bà Hạnh, các cơ quan Nhà nước khi đưa ra các chính sách mới thường ít nghĩ tới việc nó sẽ gây những ảnh hưởng như thế nào cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp chính là một thành tố quan trọng của nền kinh tế, gây khó cho doanh nghiệp chính là gây khó khăn cho nền kinh tế.
Bà đánh giá như thế nào về những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
Bà Vũ Kim Hạnh: Các doanh nghiệp Việt đang gặp phải rất nhiều thiệt thòi. Trước hết là vấn đề về thông tin. Các doanh nghiệp hiện nay luôn bị thiếu thông tin, hiểu biết về các quy trình chất lượng mới về sản phẩm.
Doanh nghiệp bối rối trước những tiêu chuẩn phổ quát của thị trường như phải truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong khi đây lại là những tiêu chuẩn bắt buộc, là giấy thông hành để hàng hoá của Việt Nam có thể đặt chân đến các quốc gia khác trên thế giới.
Đơn cử như việc hàng hoá của Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Mặc dù thị trường này vô cùng dễ dàng chấp nhận các tiêu chuẩn sản phẩm rất thấp của chúng ta khi xuất khẩu tiểu ngạch, song khi Việt Nam cố gắng giảm thương mại tiểu ngạch, chuyển sang chính ngạch, các doanh nghiệp Việt đi theo con đường chính ngạch lại vô cùng gian nan.
Vinamilk mất 5 năm theo đuổi vẫn không tham gia được vào thị trường chính ngạch của Trung Quốc.
Nguyên nhân của thực trạng này là do các doanh nghiệp Việt hiện vẫn còn rất xa lạ với các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Họ nói rằng để lấy được tờ giấy chứng nhận tiêu chuẩn đó mất quá nhiều tiền và thời gian. Trong khi đó, chúng ta lại không có cách gì linh hoạt hơn để giúp việc này cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó là các thông tin về chính sách, các quy định mới thông tin về thị trường, các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn rất thiếu trong khi ở các nước khác, Nhà nước, Chính phủ và các trường đại học làm rất tốt điều này để hỗ trợ doanh nghiệp.
Thứ hai là vấn đề công nghệ, dường như các doanh nghiệp trong nước vẫn còn cho rằng việc sử dụng đến trí tuệ nhân tạo, minh bạch thông tin thành lâp doanh nghiệp, thông tin nguồn gốc sản phẩm là việc gì đó gì quá xa xôi. Trong khi ở các nước khác, để có thể truy suất nguồn ngốc về quá trình canh tác, công nghệ là hết sức cần thiết.
Mặt khác, trong công cuộc thâm nhập vào thị trường thế giới, doanh nghiệp Việt còn nhiều khó khăn do Việt Nam mới đi vào nền kinh tế thị trường. Chúng ta không có các hệ thống thương mại đồng hành, các công ty phân phối lớn ở nước ngoài để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Còn về câu chuyện hội nhập, theo bà, các doanh nghiệp Việt hiện nay đang gặp những khó khăn gì trong việc cạnh tranh với các công ty nước ngoài?
Bà Vũ Kim Hạnh: Chúng ta gặp rất nhiều bất lợi thế về vốn, đất đai, vận chuyển, bảo hiểm so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Bên cạnh đó, hệ thống phân phối hiện đại của Việt Nam hiện nay doanh nghiệp nước ngoài mua đang rất nhiều. Mỗi ngày mở báo ra lại thấy họ tiếp tục mua các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
Gần đây nhất là vụ một công ty của Thái Lan mua lại Nhựa Bình Minh, một trong những doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao lớn nhất của Việt Nam. Hiện người Thái cũng đang rất quyết tâm mua lại Vinamilk.
Phải thừa nhận một điều rằng các doanh nghiệp trong nước có hấp dẫn, có đáng mua nước ngoài mới mua. Việc bán hay mua trong giai đoạn này là hết sức bình thường.
Tuy nhiên, một vấn đề cần đặt ra là làm sao giảm được các bất lợi của doanh nghiệp nội trong cạnh tranh, làm sao để họ tiếp cận được các nguồn lực. Chính phủ cần có những giải pháp bảo vệ các doanh nghiệp đầu ngành, giữ được các doanh nghiệp tốt nhất cho lực lượng doanh nghiệp trong nước.
Bà đánh giá như thế nào về quá trình thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh gây khó khăn cho doanh ngiệp trong thời gian vừa qua?
Bà Vũ Kim Hạnh: Chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19 là rất rõ ràng, song trên thực tế trong quá trình triển khai, sự phối hợp của các bộ ngành trong việc thực hiện nghị định của Chính phủ cũng như các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng không đều. Như Thủ tướng đã nói đó là thực trạng “trên nóng dưới lạnh” khiến cho kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh không đạt được những hiệu quả như kỳ vọng.
Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'
Những khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị quyết 19, các bộ ngành đã đề cập rất nhiều. Vấn đề là các cơ quan nhà nước cần cố gắng giám sát, có chế tài cụ thể, chú ý đến sự phối hợp của các bộ ngành, các cơ quan liên quan để thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Tránh để xảy ra tình trạng như hiện nay khi các doanh nghiệp nói quá nhiều về những khó khăn của họ trong kinh doanh. Các cơ quan nhà nước khi đưa ra các chính sách mới thường ít nghĩ tới việc nó sẽ gây những ảnh hưởng như thế nào cho doanh nghiệp.
Các lý giải như tăng giá điện có lợi cho người tiêu dùng, BOT không có ảnh hưởng gì đến người dân, doanh nghiệp hiện không đồng tình.
Trong khi doanh nghiệp chính là một thành tố của nền kinh tế. Gây khó cho doanh nghiệp chính là gây khó khăn cho nền kinh tế.
Chúng ta đã có 4 năm để thực hiện Nghị quyết 19 và năm nay lại có một Nghị quyết 19 mới, theo bà cần có những cải cách gì để quá trình thực hiện được thành công?
Bà Vũ Kim Hạnh: Điều quan trọng nhất theo tôi là các cơ quan Chính phủ, các bộ ngành cần phải có một hệ thống dữ liệu thống nhất để công khai, minh bạch thông tin, tôn trọng sự tương tác giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Đồng thời, công khai vai trò, trách nghiệm giải trình Nhà nước đối với việc thực hiện nghị quyết này cho người dân được rõ.
Có như vậy việc thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh gây bất lợi cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mới có thể đạt được những hiệu quả tích cực, mạnh mẽ hơn nữa.
Và hơn hết là trong quá trình này, Việt Nam phải so với các nước trên thế giới để học hỏi, tiếp tục cải cách chứ không nên so với chính mình để tự hài lòng.
Xin cảm ơn bà!
“Chỉ một giấy phép con vô lý có thể giết chết hàng nghìn doanh nghiệp Việt”
Ngóng EVFTA, cà phê Việt Nam đặt mục tiêu tham vọng xuất khẩu 6 tỷ USD
Hiệp đinh EVFTA được ký kết sẽ giúp tăng giá trị cà phê xuất khẩu lên mức 5 - 6 tỷ USD/năm trong 10 – 15 năm tới.
Thương mại điện tử đối đầu với mạng xã hội và thói quen 'thấy, sờ và ...thử'
Việc tham gia sân chơi tại Việt Nam của các thương hiệu thương mại điện tử lớn như Amazon sẽ góp phần tạo thêm động lực cho thị trường cũng như khởi động lại cuộc đua giành thị phần.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh: Có bộ đã ở ga cuối, có bộ chưa vào vạch xuất phát
Để khắc phục tình trạng trên nóng dưới lạnh trong việc cắt giảm điều kiện kiện kinh doanh, các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh cần có những biện pháp "rắn", kỷ luật nghiêm đối với những người không làm tròn nhiệm vụ.
Công ty khai thác bauxite “bí ẩn” trong thương vụ Mobifone mua AVG
Mobifone phải trả gần 9.000 tỷ đồng để mua 95% cổ phần AVG, trong công ty này có khoản đầu tư 1.800 tỷ đồng vào An Viên B.P, một công ty không liên quan gì đến lĩnh vực kinh doanh truyền hình trả tiền.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Chủ tịch ThaiBinh Seed chỉ rõ 4 nút thắt kìm hãm nông nghiệp
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Trần Mạnh Báo mong muốn Chính phủ sớm xây dựng cơ chế riêng cho phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm đất đai, tín dụng, thuế, đào tạo.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.