Bài học từ thất bại ở Leflair

Quỳnh Chi Thứ bảy, 22/01/2022 - 11:02

Sau tuyên bố phá sản, phải mất gần một năm để Leflair tìm ra lối thoát và được Society Pass mua lại.

Trong lần trở lại xuất hiện trước công chúng kể từ giai đoạn đầy khó khăn năm 2020, Loïc Gautier, cựu Giám đốc điều hành Leflair, hiện đang đảm nhận chức vụ giám đốc tiếp thị tại Society Pass khoác lên người một chiếc áo khoác xám than và quần xanh sẫm cùng mái tóc nay đã dài hơn.

Loïc trông thoải mái và điềm tĩnh hơn hẳn sau những thay đổi trong suốt hai năm đại dịch. Đồng thời, trước cơ hội bắt đầu lại, anh cũng chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về bài học mình đã rút ra.

Bài học từ thất bại của Cựu Giám đốc điều hành Leflair
Loïc Gautier, Cựu Giám đốc điều hành Leflair

Leflair được thành lập vào năm 2015 và được đánh giá là một trong những startup thương mại điện tử triển vọng nhất Việt Nam. Nhờ vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cùng mong muốn sở hữu hàng cao cấp tại thị trường nội địa, Leflair đã gặt hái được nhiều thành công nổi bật. Đây được xem là điểm đến quen thuộc của những tín đồ thời trang và làm đẹp Việt Nam trong suốt nhiều năm.

Tuy nhiên, vào tháng 5/2020, đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, đất nước buộc phải đóng cửa biên giới để siết chặt kiểm soát phòng chống dịch. Leflair lúc này đã đệ đơn xin phá sản, đồng thời, nhà sáng lập kiêm CEO Loïc Gautier cũng bay trở lại Pháp.

Vài tháng sau, cơ quan công an Việt Nam đã triệu tập Loïc trở về Việt Nam để giải quyết khiếu nại từ các chủ nợ chưa thanh toán. 

“Tôi đã không rời khỏi đất nước vì những cáo buộc này thay vào đó là để ở gần hơn với những người quan trọng trước sự bùng phát của Covid-19. Tôi không thể quay lại vì biên giới đã bị đóng", Loïc chia sẻ trong hội thảo trực tuyến do Vietcetera tổ chức vào tháng 8/2020.

Ứng phó với những hậu quả

Kể từ thời điểm Leflair ngừng hoạt động vào tháng 2/2020, Loïc, nhà đồng sáng lập Pierre-Antoine Brun và những thành viên còn lại trong đội ngũ đã trải qua những tháng dài tăm tối.

Khi một doanh nghiệp nộp đơn xin phá sản, họ thường mong đợi rằng các chính quyền cấp cao sẽ thể hiện sự thông cảm và có những hỗ trợ để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ hơn để phần nào giảm bớt gánh nặng trên vai doanh nghiệp, anh bộc bạch.

“Chúng tôi phải đối phó với một hệ thống không dễ dàng giúp các công ty với ngân sách cạn kiệt có thể vượt qua thời kỳ khó khăn”, Loïc chia sẻ.

Các thành viên đã kiên trì hoạt động và đến cuối năm 2020, Loïc đã có một số cuộc thảo luận với Society Pass cũng như những người quan tâm đến việc mua lại một số tài sản của Leflair.

“Khi bạn vượt qua giai đoạn khó khăn, mọi người sẽ nhìn thấy cơ hội trong việc sở hữu một phần công ty mà bạn đã từng thành công”, Loïc nói.

Thay vì bị gỡ bỏ hoàn toàn, đề nghị của Society Pass cho phép Leflair được tái thiết và tận dụng toàn bộ tài sản của Leflair để tạo ra giá trị một lần nữa. Đây được đánh giá là kết quả tốt nhất có thể cho tất cả các bên liên quan.

Sau một năm đầy biến động, Leflair đã có sự trở lại đầy bất ngờ vào tháng 9/2021 sau khi được mua lại bởi công ty công nghệ Society Pass.

Ray Liang, Giám đốc Vận hành của Society Pass cho biết đã mua lại quyền sở hữu thương hiệu Leflair dựa trên những giá trị cốt lõi mà công ty đã xây dựng tại Việt Nam trong suốt 5 năm qua và sẽ tiếp tục thực hiện những giá trị này trong tương lai.

Bài học từ thất bại của Cựu Giám đốc điều hành Leflair  1
Cựu Giám đốc điều hành Leflair trong lần xuất hiện trước công chúng mới đây nhất trong một sự kiện của Vietcetera

Tương lai của Leflair cùng Society Pass

Society Pass, được ra mắt trên sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ (Nasdaq) vào tháng 11/2021, là công ty tập trung vào việc mua lại, xây dựng hệ sinh thái gồm các công ty công nghệ trong ngành dọc thời trang, làm đẹp, du lịch và ăn uống.

Leflair và tất cả các công ty khác trong khu vực trực thuộc Society Pass hiện có thể tiếp cận một lượng vốn lớn thông qua thị trường chứng khoán Mỹ.

Loïc giải thích: “Chúng tôi tận dụng thực tế rằng chúng tôi hiện là một công ty niêm yết tại Hoa Kỳ, và tích hợp những công ty có thể không có cơ hội bán công ty của họ hoặc kết nối với các VCs”.

Thực tế là hầu hết các công ty không bao giờ bị thâu tóm, anh bộc bạch. Cơ hội để nhà sáng lập Việt Nam hoặc Đông Nam Á có lối thoát hoặc con đường quay trở lại cho các cổ đông hoặc nhân viên lâu năm là rất mong manh. 

Society Pass tạo ra giá trị cho các công ty tương lai mà đơn vị này sẽ tích hợp vào hệ sinh thái của mình. Cơ hội ra đi và cơ hội tham gia vào hệ sinh thái mà nhờ đó sẽ giúp họ giảm chi phí mua lại và có được khách hàng mới. Điều này cũng tạo ra giá trị cho những khách hàng hiện tại nhờ các lợi thế lớn hơn.

Bài học kinh nghiệm từ quá khứ

“Hiện tại tôi là một doanh nhân và một con người rất khác so với hai năm trước,” Loïc nói. Sau tuyên bố phá sản của Leflair, phải mất gần một năm để Leflair tìm ra lối thoát và được Society Pass mua lại. Song dù khó khăn cách mấy thì việc từ bỏ cũng không phải là một phần của lựa chọn.

Đối mặt với bất trắc, Loïc vẫn kiên cường, thực hiện các động thái được tính toán thận trọng và kỹ lưỡng khi xác định những bước tiếp theo dành cho Leflair.

"Nếu tôi không đặt mình vào vị trí để thực hiện một thỏa thuận, kết quả này đã không bao giờ có thể xảy ra", Loïc nói.

Anh cho rằng, đừng gắn bó tình cảm với một công ty đã từng tuyệt vời, thay vào đó hãy tập trung vào những gì có thể đem điều tuyệt vời ấy quay trở lại. Có thể thấy, việc chấp nhận lời đề nghị của Society Pass là quyết định đúng đắn nhất, hứa hẹn đem lại một tương lai phát triển lâu dài và bền vững cho Leflair.

“Sự kiên nhẫn và cân bằng luôn chứa đựng những giá trị nhất định,” Loïc khẳng định.

Câu “thần chú” trước đây của anh “được ăn cả, ngã về không” không phải lúc nào cũng đem lại những kết quả như ý, đây là bài học mà anh đã học được sau thương vụ Leflair. 

Giờ đây, với tất cả những gì được đúc kết từ chính kinh nghiệm của mình, anh tin rằng việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp trong kinh doanh có thể giúp doanh nhân và công việc của họ tiến xa hơn. 

"Sự trưởng thành không làm bạn thất vọng”, Loïc nói.

Những bài học đắt giá về thất bại và tranh chấp trong kinh doanh

Những bài học đắt giá về thất bại và tranh chấp trong kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Chọn nghiệp kinh doanh, đối đầu với cạnh tranh thương trường quyết liệt, những bài học đắt giá từ thất bại chính là chìa khóa để các doanh nhân vượt lên và khẳng định mình.
Những bài học đắt giá về thất bại và tranh chấp trong kinh doanh

Những bài học đắt giá về thất bại và tranh chấp trong kinh doanh

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Chọn nghiệp kinh doanh, đối đầu với cạnh tranh thương trường quyết liệt, những bài học đắt giá từ thất bại chính là chìa khóa để các doanh nhân vượt lên và khẳng định mình.
Sự thụ động khiến nhiều doanh nghiệp F&B thất bại

Sự thụ động khiến nhiều doanh nghiệp F&B thất bại

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Các công cụ hỗ trợ bán hàng trực tuyến dường như đã cứu được không ít doanh nghiệp F&B khỏi "cửa tử" khi đối mặt với khủng hoảng đại dịch.

Thất bại của SMBC, UOB và Morgan Stanley khi đầu tư vào ngân hàng Việt Nam

Thất bại của SMBC, UOB và Morgan Stanley khi đầu tư vào ngân hàng Việt Nam

Tài chính -  3 năm

Những năm 2007 - 2008, ngành ngân hàng từng chứng kiến làn sóng các nhà đầu tư ngoại rót vốn và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng Việt Nam. Sau gần 2 thập kỷ nhìn lại, không ít những khoản đầu tư thất bại nặng nề hoặc rút lui trong im lặng.

Những lỗ hổng quản trị khiến các thương vụ M&A thất bại

Những lỗ hổng quản trị khiến các thương vụ M&A thất bại

Diễn đàn quản trị -  4 năm

Việc thiếu sẵn sàng của cả hệ thống, từ người lãnh đạo đến nhân viên, từ chất lượng quản trị yếu kém đến thiếu đạo đức kinh doanh cũng như văn hoá doanh nghiệp là yếu tố khiến nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) rơi vào ngõ cụt.

Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Bài học thất bại điển hình từ các doanh nghiệp gia đình Nhật Bản

Diễn đàn quản trị -  5 năm

“Người quản lý nếu đặt lợi ích của mình quá nhiều mà không quan tâm đến nhân viên, đến xã hội, hành động chỉ nghĩ tới cái lợi của dòng tộc, xa rời quy chuẩn đạo đức chung… sẽ thất bại”.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.

Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?

Doanh nghiệp đang 'ngộ nhận' cứ chi tiền mua AI, chatbot là quản trị số?

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Nhiều doanh nghiệp cho rằng quản trị số là triển khai AI, mua phần mềm, dùng chatbot... Thực chất, vấn đề nằm ở tư duy và năng lực quản trị.

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B

Tiêu điểm -  1 giờ

Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Chuyến đi cuộc đời không tìm thấy trên Google bằng du thuyền từ Hạ Long đến Nha Trang

Ống kính -  3 giờ

Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Bất động sản Hải An bước vào chu kỳ tăng trưởng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?

Doanh nghiệp -  5 giờ

GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  5 giờ

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.