Bài toán khó cho các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi

Nguyễn Cảnh Thứ hai, 25/07/2022 - 10:15

Lần lượt các thương hiệu mạnh về năng lượng tái tạo như Copenhagen Infrastructure Partners, Orsted vừa nêu các vướng mắc và đóng góp ý kiến sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục giao khu vực biển cho tổ chức/cá nhân thực hiện đo gió, khảo sát phục vụ điện gió ngoài khơi.

Nếu không giao độc quyền (khảo sát kỹ thuật) và yêu cầu chia sẻ ngay dữ liệu thì sẽ không có nhà đầu tư ĐGNK nào triển khai công việc vì quá rủi ro.

Theo ông Stuart Livesey, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển dự án điện gió La Gàn, Giám đốc Quốc gia của Copenhagen Offshore Partners (COP) tại Việt Nam, vấn đề đáng chú ý đầu tiên trong hoạt động khảo sát điện gió ngoài khơi (ĐGNK) là hạn chế chồng lấn.

Cụ thể, dự thảo sửa đổi Nghị định 11 (quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã bao hàm cả tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tiến hành hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển) dự kiến trình Chính phủ vào tháng 9/2022, có khả năng cho phép nhiều đơn vị phát triển dự án cùng thực hiện khảo sát ĐGNK trên cùng một khu vực biển.

Bộ Tài nguyên và môi trường đã giao Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam xử lý 35 đề xuất khảo sát ĐGNK phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án điện gió trên biển. Trong đó, mới có 2 đề xuất được chấp thuận. Phía tổng cục đã tham mưu bộ ban hành 7 quyết định giao khu vực biển để thực hiện dự án điện gió, với tổng diện tích hơn 3.000ha.
Hiện có rất nhiều các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp thiết về đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển. Tại Nghị định 11/2021/NĐ-CP quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển đã bao hàm cả tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tiến hành hoạt động đo gió, khảo sát địa chất, địa hình trên biển.
Tuy nhiên, nghị định này chưa quy định về trình tự, thủ tục thực hiện. Nội dung này sẽ được bổ sung trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ghị định 11/2021/NĐ-CP (dự kiến tháng 9/2022 sẽ trình Chính phủ).

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm quốc tế, hầu hết Chính phủ các nước đã phát triển ngành ĐGNK sẽ chỉ cho phép một nhà đầu tư thực hiện các hoạt động khảo sát ĐGNK trong một khoảng thời gian cụ thể. Điều này để đảm bảo những cam kết dài hạn, nghiêm túc từ phía các nhà đầu tư dự án có năng lực.

Đại diện COP nhìn nhận, các công văn của UBND tỉnh đề xuất đưa dự án ĐGNK vào Quy hoạch điện 8 nên được coi là một cấu phần của hồ sơ xin chấp thuận thực hiện khảo sát ĐGNK. Sự ủng hộ từ phía chính quyền tỉnh cho thấy khả năng và cam kết của nhà đầu tư.

Yếu tố gây lo ngại của nhà đầu tư dự án La Gàn còn đến từ khả năng dự thảo nghị định có thể đưa ra những quy định về báo cáo và chia sẻ dữ liệu khảo sát. Doanh nghiệp đến từ Đan Mạch cho biết, dữ liệu khảo sát nên được coi là bí mật kinh doanh và chỉ nên được chia sẻ tại một thời điểm thích hợp trong quá trình phát triển dự án. Đồng thời, dữ liệu khảo sát cần được chia sẻ với các bên thứ ba (như nhà thầu/nhà thầu phụ) để xử lý và phân tích phục vụ triển khai dự án.

Theo ý kiến của ông Stuart Livesey, việc chia sẻ dữ liệu khảo sát với các cơ quan có thẩm quyền sẽ diễn ra sau khi dự án và doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận đầu tư. Từ đây, các cơ quan có thẩm quyền có nhiệm vụ bảo mật các dữ liệu khảo sát nêu trên. Đặc biệt, doanh nghiệp cho rằng, dự thảo không nên đưa ra yêu cầu phải xin chấp thuận của cơ quan thẩm quyền trong trường hợp chia sẻ dữ liệu cho các bên thứ ba để phát triển/triển khai dự án.

Công ty CP Phát triển dự án điện gió La Gan là đơn vị phát triển dự án trang trại điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3,5 GW thuộc sở hữu của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP), Asiapetro và Novasia. CIP đặt mục tiêu đầu tư 110 tỷ USD cho ngành năng lượng tái tạo vào năm 2030.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn ở tỉnh Bình Thuận là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên trên cả nước được phát triển bởi tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) và được quản lý bởi chuyên gia điện gió ngoài khơi Copenhagen Offshore Partners (COP). Với công suất tiềm năng là 3,5 GW, dự án ghi nhận tổng vốn đầu tư khoảng 10,5 tỷ USD. Ngoài ra, CIP còn hướng tới đầu tư 4-12GW tại các dự án ĐKNK khác tại Nam Trung Bộ và miền Bắc (tổng vốn khoảng 40 tỷ USD).

Những mối lo và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quy trình cấp phép khảo sát, giao biển và chấp thuận dự án cũng được ghi nhận từ Tập đoàn Orsted Việt Nam mới đây.

Theo ông Sebastian Hald Buhl, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam của Tập đoàn Orsted, việc tránh chồng lấn khu vực khảo sát dự án và cấp giấy phép sớm là rất cần thiết để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi vào năm 2030.

Cụ thể, với hơn 150 GW công suất điện gió ngoài khơi đang xin phát triển hiện nay, việc cấp phép khảo sát khu vực dự án độc quyền giữ vai trò rất quan trọng nhằm tránh chồng lấn và tạo tín hiệu rõ ràng cho các nhà đầu tư. Đồng thời, với số lượng lớn các dự án đang xin phát triển, điều này giúp đảm bảo được tính cạnh tranh giữa các khu vực khác nhau.

Đại diện tập đoàn Orsted nhấn mạnh, UBND các tỉnh cần được tham gia vào quá trình phê duyệt. Trong đó: thư chấp thuận cho nhà đầu tư phát triển dự án của UBND tỉnh/thành phố cần là một tiêu chí sơ tuyển. Việc UBND có ý kiến chấp thuận cũng tuân theo quy trình phát triển dự án năng lượng hiện nay của Việt Nam. Các địa phương đóng vai trò tuyển chọn ban đầu và rất hiệu quả trong công tác tránh chồng lấn khảo sát khai thác trên cùng một khu vực.

Việc phát triển kịp thời điện gió ngoài khơi đóng vai trò rất tích cực hỗ trợ cho ngành năng lượng Việt Nam.Trong đó, theo Bộ Công Thương, điện gió ngoài khơi ở miền Bắc cần phải được hòa lưới điện Quốc gia vào năm 2027 để giúp giảm thiểu nguy cơ thiếu điện.

Tiêu chí sơ tuyển đảm bảo việc dự án sẽ hoàn thành và sử dụng tối ưu tài nguyên biển Việt Nam. Nếu các tiêu chí (như năng lực kỹ thuật, khả năng tài chính, hồ sơ năng lực đã được chứng minh) không được bao gồm trong quy trình phân bổ giấy phép khảo sát địa điểm thì có thể dẫn đến tình trạng các nhà phát triển cơ hội ‘chộp lấy’ diện tích biển được giao và bán lại với giá cao cho các nhà đầu tư nghiêm túc, các dự án thất bại do các nhà phát triển được chọn không đủ năng lực, và cuối cùng là tăng chi phí cho ĐGNK ở Việt Nam do việc phát triển các địa điểm chất lượng cao có chi phí thấp bị cản trở.

Ngoài ra, tại Việt Nam, các cơ quan chức năng cần tính toán thêm tiêu chí dự án có văn bản chấp thuận lập hồ sơ bổ sung quy hoạch điện lực.

Chia sẻ với TheLEADER, một giám đốc phát triển dự án ĐGNK cho biết nếu Việt Nam muốn đạt được mục tiêu 7GW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 thì khung pháp lý cần thiết để đạt được mục tiêu này phải được ban hành trong vòng 1 năm tới.

Vị này phân tích, trang trại ĐGNK là các dự án hạ tầng lớn với thời gian phát triển dài (từ 7-10 năm). Trong đó, toàn bộ thời gian khảo sát ngoài khơi là 3 năm. Sau đó là thiết kế chế tạo lắp đặt mất khoảng 4-5 năm (trong điều kiện có cơ chế ổn định, rõ ràng). Tham chiếu theo công thức nêu trên, đòi hỏi năm nay phải có giấy phép khảo sát thì dự án mới kịp COD vào 2029 hay 2030.

Chi phí cho công tác khảo sát sơ bộ hay khảo sát thăm dò (trước khi tiến hành khảo sát kỹ thuật chi tiết cho xây dựng) khoảng 10-15 triệu USD. Nếu không giao độc quyền và yêu cầu chia sẻ ngay dữ liệu thì sẽ không có nhà đầu tư nào triển khai công việc vì quá rủi ro. Kinh nghiệm quốc tế là giấy phép khảo sát được cấp độc quyền và tách biệt với việc giao biển xây dựng.

Sau khi được lựa chọn là nhà đầu tư dự án hay hoàn thành COD thì doanh nghiệp sẽ chia sẻ lại dữ liệu cho Nhà nước. Nhà đầu tư cần được đảm bảo về quyền duy nhất thực hiện khảo sát khu vực trước khi quyết định đầu tư rất nhiều nguồn lực cho các hoạt động này.

Trong bối cảnh hiện đang có chồng lấn giữa một số nhà đầu tư trên cùng một khu vực thì có thể xem xét ưu tiên các nhà đầu tư đã có tờ trình của UBND tỉnh về bổ sung dự án vào QHĐ8. Điều này thể hiện sự nghiêm túc bài bản tuân thủ của các nhà đầu tư và đặc biệt là vai trò của tỉnh trong việc sơ bộ lựa chọn đánh giá nhà đầu tư và hạ tầng đấu nối dự án.

3 nguyên tắc cơ bản trong công tác giao biển được áp dụng thành công trên thế giới.

Thứ nhất là cấp giấy phép khảo sát sớm. Công tác khảo sát khu vực dự án thường mất đến 3 năm trong khi các hạng mục như thiết kế chi tiết và mua sắm chỉ có thể được tiến hành sau khi hoàn thành việc khảo sát.
Thứ hai, là tránh chồng lấn. Chi phí phát triển một dự án điện gió ngoài khơi công suất 1 GW tiêu tốn khoảng 150 triệu USD. Các nhà đầu tư thường do dự không muốn đầu tư khoản tiền lớn như vậy nếu như không được trao quyền khảo sát độc quyền với khu vực dự án. Việc cho phép nhiều bên cùng triển khai khảo sát tại cùng một khu vực sẽ dẫn đến rủi ro “nhân đôi” chi phí vốn đã đắt đỏ của công tác khảo sát.
Thứ ba, là tách biệt giấy phép khảo sát với việc chấp thuận phát triển dự án. Việc tách biệt sẽ cho phép các nhà đầu tư học hỏi và hoàn thiện dần các dự án của mình theo giai đoạn và chuẩn bị tốt hơn cho các vòng tuyển chọn dự án trong tương lai, từ đó xây dựng được một danh mục dự án tốt và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Các thị trường áp dụng cách tiếp cận này gồm có: Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan.

“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương nhận 1,6 tỷ USD vốn đầu tư

“Thủ phủ công nghiệp” Bình Dương nhận 1,6 tỷ USD vốn đầu tư

Tiêu điểm -  11 phút

Tỉnh Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương, giấy chứng nhận đầu tư cho 23 dự án với tổng vốn lên đến 1,6 tỷ USD.

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng

Tài chính -  14 phút

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Gỡ điểm nghẽn cho điện mặt trời

Gỡ điểm nghẽn cho điện mặt trời

Phát triển bền vững -  4 giờ

Điện mặt trời có vai trò ngày càng quan trọng nhưng nguồn năng lượng xanh này còn nhiều điểm nghẽn nên tỷ trọng trong tổng công suất các nguồn điện còn thấp.

Novaland chuyển đổi 300 triệu USD trái phiếu thành cổ phiếu

Novaland chuyển đổi 300 triệu USD trái phiếu thành cổ phiếu

Tài chính -  4 giờ

Hoạt động tái cấu trúc nợ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Novaland trong năm 2024.

Thế nan giải của chủ đầu tư dự án khu dân cư Đông Tây

Thế nan giải của chủ đầu tư dự án khu dân cư Đông Tây

Bất động sản -  5 giờ

Đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào dự án khu dân cư Đông Tây, Công ty TNHH Đầu tư đô thị Phổ Yên đang đứng trước tình thế đầy khó khăn do dự án phải đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư theo quy định mới.

4 trải nghiệm du lịch Tết Nguyên đán độc đáo của TMG

4 trải nghiệm du lịch Tết Nguyên đán độc đáo của TMG

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tết Nguyên đán 2025, Tập đoàn Thiên Minh giới thiệu bốn tour du lịch độc đáo, trải nghiệm nét đẹp văn hóa và cảnh sắc thiên nhiên của Việt Nam.

Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới

Thu hút FDI 2024: Mở ra kỷ nguyên mới

Tiêu điểm -  23 giờ

Thu hút FDI năm 2024 đạt được nhiều thành tựu quan trọng, bao gồm thỏa thuận mang tính lịch sử giúp thúc đẩy nền kinh tế trong kỷ nguyên mới.