Bất động sản
Bán bất động sản online có thực sự hiệu quả?
Các doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào kinh doanh bất động sản đang là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp duy trì hoạt động kinh doanh trong dịch bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả của phương thức này mới chỉ ở bước đầu, thị trường cần thời gian để thích nghi với phương thức bán hàng mới.

Bùng nổ hình thức bán bất động sản online
Ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng), Phó chủ tịch Cen Group cho biết, nền tảng công nghệ Cenhome.vn của tập đoàn này đã có những bước tiến nhảy vọt ngay trong đại dịch. Chỉ tính riêng trong tháng 6 vừa qua, Cenhome đã ghi nhận hơn 6.000 người đăng ký sử dụng, khoảng 1,7 triệu lượt truy cập, gần bằng số lượng truy cập của cả năm 2020.
Trong khi nhiều sàn giao dịch đang phải đóng cửa do hoạt động mở bán dự án bị ngừng trệ thì tại Cen Group, nền tảng công nghệ đã cung cấp một “sân chơi” mới và công cụ cho môi giới làm việc và tiếp cận khách hàng. Các hoạt động mở bán online vẫn được thực hiện trên nền tảng công nghệ này và các kênh online, mạng xã hội trực tuyến.
“Nhờ ứng dụng công nghệ vào bán bất động sản online, trong 6 tháng đầu năm, Cen Group đã đạt doanh số 2.600 tỷ đồng phí môi giới, gấp 5 lần so với con số 700 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2020”, ông Hưng chia sẻ.
Theo vị lãnh đạo doanh nghiệp này, đại dịch là thảm hoạ với nhiều doanh nghiệp nhưng lại thúc đẩy chuyển đổi số, trong đó có chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản. Trong thách thức của dịch bệnh, vẫn tồn tại cơ hội cho nhiều doanh nghiệp có chiến lược thay đổi và thích ứng với bối cảnh mới.
Không chỉ Cen Group, các hoạt động như tổ chức livestream giới thiệu dự án trên nền tảng công nghệ, mạng xã hội Facebook, Youtube, ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR, chụp ảnh, video 3D… cũng đang được nhiều doanh nghiệp bất động sản sử dụng để duy trì hoạt động bán hàng trong đại dịch.
Nhiều đại gia bất động sản khác như Vingroup, Sun Group, Masterise Homes... thời gian gần đây đã liên tục tổ chức các buổi giới thiệu dự án, tọa đàm tư vấn đầu tư trực tuyến để tiếp cận và cung cấp thông tin dự án cho khách hàng.
Thực chất, từ vài năm trước, nhiều đơn vị kinh doanh bất động sản lớn đã bắt đầu có những bước chuyển mình khi mở các trang giao dịch bất động sản trực tuyến, các ứng dụng công nghệ tích hợp đa nền tảng nhằm kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư, sàn giao dịch và khách hàng thông qua hình thức online. Tuy nhiên, chỉ sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, hoạt động này mới được phát triển một mạnh mẽ.
Đơn cử như, tháng 4/2020, Vinhomes đã chính thức ra mắt sàn thương mại điện tử Vinhomes Online với phương châm “Stay home - Buy home”, ứng dụng công nghệ cao, kết nối trực tiếp giữa chủ đầu tư và khách hàng thông qua màn hình máy tính hoặc điện thoại. Trên nền tảng tích hợp đa phương tiện, lần đầu tiên khách hàng có thể thực hiện toàn bộ quá trình mua nhà từ xa với lợi ích tiện nhất, nhanh nhất và chi phí thấp nhất.
Trước đó, vào đầu quý I/2020, Sunshine Group đã ra mắt Sunshine App, một giải pháp công nghệ tài chính được đánh giá là sẽ tác động trực tiếp đến thị trường giao dịch bất động sản truyền thống. Còn với Cen Group, doanh nghiệp này cũng đầu tư mạnh vào mảng công nghệ thông để đa dạng kênh bán hàng.
Với mức đầu tư 10 triệu USD, Cenhomes.vn được quảng bá là nền tảng bất động sản sở hữu cơ sở dữ liệu và hệ thống định giá bất động sản online lớn nhất tại Việt Nam nhờ áp dụng các công nghệ thực tế ảo (VR), Big Data và trí tuệ nhân tạo AI.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn, đại dịch Covid-19 đã làm hạn chế các hoạt động gặp gỡ trực tiếp. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thấy cơ hội kinh doanh thông qua hình thức bán hàng trực tuyến và chủ động thay đổi để thích ứng với dịch bệnh.
Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh được coi là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp trong và sau đại dịch. Phát triển tốt các nền tảng công nghệ trực tuyến sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp trong việc kết nối với khách hàng. Qua đó, hoạt động này sẽ tạo sức bật cho doanh nghiệp để phát triển trong bối cảnh dịch bệnh.
Thị trường cần thời gian để thích nghi
Không thể phủ nhận, việc các doanh nghiệp đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào kinh doanh bất động sản đang là một trong những giải pháp hữu hiệu, giúp duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải doanh nghiệp bất động sản nào cũng đủ tiềm lực để thực hiện việc này.
Để tổ chức các buổi mở bán, giới thiệu dự án trực tuyến một cách hiệu quả không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư rất công phu, kỹ lưỡng về mặt hình ảnh, video giới thiệu dự án với những công nghệ chuyên biệt mà còn yêu cầu nền tảng trực tuyến của doanh nghiệp phải có lượng người theo dõi lớn, độ lan toả rộng khắp tới nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Bên cạnh đó, quy trình tư vấn, bảo mật thông tin, chăm sóc khách hàng và bán hàng sau mở bán trực tuyến cũng cần hết sức chuyên nghiệp.
Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam hiện nay đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính và kinh nghiệm triển khai ứng dụng công nghệ còn nhiều hạn chế.
Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam thừa nhận rằng, việc bán bất động sản online thực chất là một việc làm rất khó, doanh nghiệp phải có sự đầu tư lớn về nguồn lực mới có thể thành công.
Liều thuốc tinh thần cho giới kinh doanh bất động sản thời giãn cách
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land cũng cho rằng, nhiều doanh nghiệp bất động sản hiện đang đầu tư cho nền tảng bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, nhưng những nền tảng này chỉ phù hợp với các thương hiệu lớn, uy tín, đã có tên tuổi đối với khách hàng trên thị trường.
Đây cũng là lý do khiến, hoạt động mở bán bất động sản gần như bị "ngưng trệ" do tác động của đại dịch và các lệnh giãn cách xã hội. Không nhiều doanh nghiệp có thể mở bán trực tuyến thành công.
Một nguyên nhân khác khiến hiệu quả của việc bán bất động sản trực tuyến hiện chưa cao được bà Hương lý giải là do tính đặc thù của bất động sản không phải là một hàng hoá thông thường, khách hàng dễ dàng mua bán xuống tiền.
Đây là sản phẩm có giá trị cao. Vì vậy, thói quen mua bán trực tiếp của khách hàng khó có thể thay đổi ngay mà cần thời gian để thích nghi. Nếu là thương hiệu uy tín, khách hàng đã biết sản phẩm, biết dự án từ trước thì có thể thuận lợi hơn trong việc chốt giao dịch. Tuy nhiên với các thương hiệu nhỏ, khách hàng chưa biết đến tên tuổi của doanh nghiệp thì họ cần thêm trải nghiệm thực tế dự án để đánh giá và lựa chọn xuống tiền.
Mặc dù, khách hàng có thể quan tâm đến các dự án được mở bán, giới thiệu trực tuyến. Song, khả năng môi giới chốt được giao dịch ngay lập tức là rất khó. Phần lớn người mua nhà đều có tâm lý chờ đợi sau khi hết dịch, được "nhìn tận mắt, bắt tận tay" dự án mới quyết định hoạt động mua bán.
Về vấn đề này ông Lâm cũng cho rằng, thực tế, các giao dịch bất động sản thành công phải đi qua nhiều bước từ tìm hiểu thông tin, khảo sát thực tế dự án, kiểm tra tính pháp lý mới chốt giao dịch thì đa phần các kênh bán hàng online hiện chỉ dừng lại ở bước số đầu tiên, giúp các chủ đầu tư, sàn giao dịch bước đầu giới thiệu thông tin dự án đến thị trường và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng.
Công nghệ trực tuyến hay các giải pháp bán bất động sản online hiện mới chỉ dừng lại ở việc giúp khách hàng xem sản phẩm, kiểm tra tính năng của sản phẩm đó, hoặc cùng lắm là giữ chỗ, chứ chưa đưa ra các giải pháp toàn diện cho cả một chu trình mua bán bất động sản.
Quan trọng hơn, theo ông Lâm, các giao dịch mua bán bất động sản luôn đi kèm với các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước như phòng công chứng, trung tâm đăng ký thủ tục đất đai, thủ tục vay vốn của ngân hàng (trong trường hợp khách hàng có nhu cầu). Do đó, trong giãn cách xã hội, việc các cơ quan này ngừng hoạt động cũng ảnh hưởng đến các thủ tục mua bán bất động sản.
Mặc dù, doanh nghiệp có thể tổ chức bán hàng online nhưng thủ tục mua bán cũng không thể thực hiện mà vẫn phải đợi sau dịch mới có thể hoàn thiện.
Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão" Covid
Không khí bi quan bao trùm thị trường bất động sản
Kể cả trong kịch bản khả quan nhất, bức tranh thị trường bất động sản cuối năm 2021 cũng diễn biến xấu hơn so với dự báo trước đó của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp.
2 phân khúc bất động sản vẫn vững vàng trong đại dịch
Bất động sản hậu cần và công nghiệp vẫn tăng trưởng vững vàng trong vòng xoáy bất ổn của dịch bệnh Covid-19.
Đòn bẩy cho bất động sản ngoại thành Hà Nội
Hàng loạt dự án đầu tư công được triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 hứa hẹn sẽ tạo đà hồi phục cho thị trường bất động sản ngoaị thành Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng do dịch bệnh Covid-19.
Môi giới bất động sản suy kiệt vì Covid
70% doanh nghiệp môi giới bất động sản cắt giảm lương của người lao động hoặc ngừng hoạt động.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.