Môi giới bất động sản suy kiệt vì Covid

Phương Linh Thứ bảy, 21/08/2021 - 10:47

70% doanh nghiệp môi giới bất động sản cắt giảm lương của người lao động hoặc ngừng hoạt động.

Doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn rất lớn do đại dịch

Khó khăn bủa vây

Giãn cách xã hội kéo dài tại nhiều tỉnh thành đang khiến hàng loạt doanh nghiệp bất động sản buộc phải đóng cửa, chuyển sang chế độ làm việc tại nhà hoặc tạm dừng hoạt động. Thị trường bất động sản đang đối mặt với những thách thức chưa từng có trong lịch sử.

Theo ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA Việt Nam, dịch bệnh bùng phát đã khiến tình hình kinh doanh của hầu hết các sàn giao dịch bất động sản gần như tê liệt. Mọi kế hoạch của doanh nghiệp, từ các mục tiêu trong năm đến mục tiêu dài hạn đều bị tác động, ảnh hưởng nặng nề.

Việc thực hiện giãn cách khiến tất cả doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ không thiết yếu ngưng hoạt động, trong đó có các doanh nghiệp môi giới bất động sản. Môi giới bất động sản không thể gặp mặt, tiếp xúc, tổ chức sự kiện mở bản nên không có nguồn khách hàng.

Doanh nghiệp bất động sản suy kiệt do "nhiễm Covid", cần gấp "oxy"
Ông Phạm Lâm chia sẻ tại Toạ đàm trực tuyến của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam

Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước phòng công chứng, trung tâm đăng ký thủ tục đất đai… cũng ngưng hoạt động nên các thủ tục giao dịch mua bán cũng không thể thực hiện. Mặc dù nhiều sàn giao dịch tổ chức bán hàng online nhưng thủ tục giao dịch cũng không thuận tiện do không được tiếp xúc trực tiếp.

Doanh thu không có trong khi các doanh nghiệp vẫn chi phí duy trì hoạt động như trả lương nhân viên, chi phí mặt bằng, điện nước và các chi phí khác khiến nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn rất lớn. 

Sau gần hai năm dịch bệnh, nguồn lực dự phòng của các doanh nghiệp đang cạn dần. Điều này là rất nguy hiểm, bởi đến điểm dịch bệnh qua đi, việc tái đầu tư để khôi phục các hoạt động và bán hàng sẽ gặp thách thức rất lớn. Nhiều đơn vị cho biết, họ không trụ nổi trong đợt đại dịch lần thứ 4 lần này, ông Lâm nhận định.

Theo khảo sát của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, hiện chỉ có 30% doanh nghiệp môi giới trên thị trường có hoạt động ổn định, mức độ biến động nhân sự thấp. 70% doanh nghiệp còn lại chọn giải pháp điều chỉnh lương, cắt giảm lương của người lao động hoặc ngừng hoạt động.

Đáng chú ý, theo khảo sát, có đến 50% các doanh nghiệp môi giới hiện có mức doanh chủ đạt dưới 10% so với giai đoạn trước dịch, các doanh nghiệp này có nguy cơ ngừng hoạt động rất cao. 30% doanh nghiệp có mức doanh thu từ 30%- 50%. Chỉ 10% doanh nghiệp có mức doanh thu từ 50%- 70% và 10% doanh nghiệp có doanh thu ổn định.

Tại Tọa đàm "Sàn giao dịch và môi giới bất động sản vượt khó do ảnh hưởng Covid 19: Giải pháp và kiến nghị" do Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 20/8, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group cũng cho rằng, phần lớn các đơn vị môi giới bất động sản tại Việt Nam đều là sàn nhỏ, chưa có tích luỹ về tài chính. 

Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh, dòng tiền của doanh nghiệp bị tác động mạnh do không có doanh thu, công nợ chưa về. Trong khi đó, họ vẫn phải chi trả những chi phí cố định như tiền thuê nhà, lương cho nhân viên, thuế, lãi ngân hàng.

Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình cảnh bế tắc, tâm lý hoang mang giữa việc cắt giảm nhân sự để bảo toàn, hay giữ quân hay để chuẩn bị cho tăng trưởng sau dịch. Đa phần các doanh nghiệp đều khó xây dựng được chiến lược lâu dài vì không dày vốn và ít kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng.

Doanh nghiệp bất động sản cần gấp "oxy"

Với tình hình khó khăn rất lớn hiện nay, ông Lâm cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản đang giống như những cá thể bị nhiễm Covid, rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước, cung cấp "oxy" để duy trì sự sống và hồi phục trở lại.

Ông Lâm đề xuất các cơ quan quản lý cần sớm có giải pháp giảm thuế VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 70% trong năm 2021, giảm thuế thu nhập cá nhân 50% trong III, quý IV năm 2021 và hoãn nộp các loại thuế này 6 tháng kể từ khi doanh nghiệp hoạt động lại.

Bên cạnh đó, ông Lâm kiến nghị, các nghiệp được vay vốn lãi suất 0% nhằm chi trả các khoản cố định và đầu tư vào hoạt động kinh doanh trong bối cảnh khó khăn và sớm có doanh thu trở lại.

Bất động sản đình trệ vì làn sóng dịch bệnh thứ 4

Kiến nghị về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Công ty Đại Phúc Land cũng cho rằng, đa số các chủ đầu tư bất động sản dùng vốn vay rất nhiều để phát triển dự án, gánh nặng lãi suất ngân hàng rất lớn. Vì vậy, các ngân hàng cần xem xét giảm lãi suất, khoanh nợ để chủ đầu tư có thêm nguồn lực phát triển dự án nhằm đưa ra sản phẩm vào quý IV năm nay. 

Mặt khác, Chính phủ cũng nên xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn mới với lãi suất thấp để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động.

Ngoài các hỗ trợ trước mắt, giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần có đồng bộ các giải pháp toàn diện để vực dậy doanh nghiệp và thị trường bất động sản.

Theo đó, trên thị trường, các khó khăn về pháp lý dự án vẫn tiếp tục kéo dài. Đây là nguyên nhân gây ách tắc nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp suốt nhiều năm qua.

Năm 2021 có nhiều điểm sáng tháo gỡ về pháp lý với các điều chỉnh sửa đổi của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư và các bạn bản pháp lý liên quan. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này là chưa đủ và chưa đồng bộ, quá trình thực thi còn chậm. Việc này dẫn đến việc triển khai các dự án tốn kém gấp đôi, gấp 3 thời gian và nguồn lực so với kỳ vọng gây lãng phí nguồn lực rất lớn, tác động lên chi phí đầu vào gia tăng và giá thành sản phẩm

Sau đại dịch, các doanh nghiệp đã bị suy yếu rất nhiều, vì vậy, bà Hương cho rằng, các vướng mắc về pháp lý, thủ tục triển khai dự án cần được tháo gỡ để tạo ra điều kiện thuận lợi cho thị trường hồi phục.

Một giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khác được ông Lâm chỉ ra là hiện doanh nghiệp bất động sản không thuộc đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine. Hầu như các doanh nghiệp còn ít nhất 50% nhân sự chưa được tiêm, do đó, ông Lâm đề xuất các địa phương cần sớm hỗ trợ tiêm vaccine cho các đối tượng lao động này, đặc biệt là nhân sự bất động sản tại TP. HCM và các khu vực lân cận.

Đồng quan điểm, ông Tuyển cũng cho rằng, Hiệp hội Bất động sản cần có quỹ vaccine cho ngành của mình và tạo điều kiện hỗ trợ để nhân sự trong ngành được tiêm vaccine dịch vụ càng sớm càng tốt.

Ông Tuyển nhận định, trong xã hội sống chung với dịch bệnh trong tương lai, những người dân đã được tiêm vaccine - những cá thể ít gây nguy hiểm sẽ được tự do hơn trong việc di chuyển và hoạt động kinh doanh. Đây sẽ là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp bất động sản có lợi thế sớm phục hồi sau dịch.


Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão' Covid

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão" Covid

Bất động sản -  3 năm
Doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và quy trình thủ tục hành chính để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.
Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão' Covid

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão" Covid

Bất động sản -  3 năm
Doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và quy trình thủ tục hành chính để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.
Liều thuốc tinh thần cho giới kinh doanh bất động sản thời giãn cách

Liều thuốc tinh thần cho giới kinh doanh bất động sản thời giãn cách

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Lãnh đạo BHS lan toả năng lượng tích cực cho nhân viên và xem khoảng lặng của thị trường bất động sản như một cơ hội chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá khi hết giãn cách xã hội.

Bất động sản công nghiệp vẫn sôi động

Bất động sản công nghiệp vẫn sôi động

Bất động sản -  3 năm

Trước làn sóng Covid-19 thứ tư đang khiến một số nhà máy phải đóng cửa tạm thời, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực từ hoạt động đầu tư nước ngoài và sự thay đổi trong chính sách của Chính phủ.

Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản

Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản

Bất động sản -  3 năm

Thay vì đợi giảm giá hay tích lũy đủ tiền mới đầu tư bất động sản, ông Trần Anh Quốc Cường, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhà Đất 86 cho rằng, hãy mua bất động sản càng sớm càng tốt và chờ đợi.

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão' Covid

Tháo gỡ vướng mắc để doanh nghiệp bất động sản vượt 'bão" Covid

Bất động sản -  3 năm

Doanh nghiệp bất động sản không xin Nhà nước hỗ trợ bằng tiền, mà chỉ xin tháo gỡ vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách và quy trình thủ tục hành chính để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  7 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  7 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.