Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi nào mới có kết?
Có vẻ như những đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không thể kết thúc trong tương lai gần khi nước Mỹ mới đây cho thấy tín hiệu chưa sẵn sàng đi đến thỏa thuận.
Ngay cả Trung Quốc cũng phải chờ sau kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ để có chiến lược phù hợp nên Việt Nam cũng phải nghe ngóng để phản ứng kịp thời.
Mặc dù văn phòng đại diện thương mại Mỹ thông báo hàng chục công ty và tập đoàn công nghệ Mỹ phản đối và cho rằng mức thuế mới sẽ làm tổn thương các doanh nghiệp và họ không thể chịu thêm thuế nữa mà không nâng giá bán cho người tiêu dùng Mỹ, chính quyền Tổng thống Trump vẫn nâng thuế lên 200 tỷ USD và đe dọa sẽ lên đến 500 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập từ Trung Quốc.
Vậy bản chất sâu xa của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến toàn cầu và Việt Nam? Cuộc trao đổi giữa TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Kinh tế Thế giới, Trung tâm thông tin và dự báo xã hội quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, với hơn 200 doanh nhân trong buổi tọa đàm “Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với doanh nghiệp Việt Nam” do Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM tổ chức ngày 8/9/2018 đã đưa ra nhiều thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và điều hành của Chính phủ.
Không đơn thuần chỉ nhằm lợi ích thương mại, ông đánh giá thế nào về nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn toàn cục?
TS. Trần Toàn Thắng: Khi chúng tôi dự báo về cuộc chiến này, đã từng có lúc cho rằng nó sẽ không xảy ra, vì liên quan rất nhiều đến lợi ích của các bên. Nhưng bây giờ thì nó đã thực sự xảy ra. Vì vậy, không nên quá tin vào những dự báo, vì doanh nhân có những linh cảm về nó chính xác hơn mọi dự báo.
Đầu tiên, tôi muốn đề cập đến một bức ảnh trong hội nghị G8 cách đây 5 tháng, chụp Trump đang ngồi, còn các nguyên thủ quốc gia khác thì đứng xoay quanh Trump. Cả thế giới đứng, Trump ngồi. Nó nói lên một điều cho đến hiện nay, mọi xáo trộn thế giới đều tập trung vào Trump.
Cho đến nay, nhận định Trump là người thế nào vẫn còn là một tranh cãi. Những bất ổn và bất định của kinh tế thế giới gắn liền với tên của Trump là điều rõ ràng trong thực tế, nhưng nếu phân tích sâu hơn, có thể thấy không có gì bất ổn quá lớn, vì giữa điều ông ta nói và làm có sự thống nhất nhất định
Để hiểu rõ nguyên nhân vì sao nó xảy ra, cần phải quay lại bối cảnh trước cuộc chiến thương mại. Trước tiên, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Vậy Trung Quốc đã trỗi dậy như thế nào?
TS. Trần Toàn Thắng: Trung Quốc là nên kinh tế rất lớn, để bảo đảm tăng trưởng cao trong thời gian dài là rất khó khăn, nhưng họ đã làm được điều đó, có lúc lên đến 12,5% ( 2010), và bảo đảm từ 6,8% trong thời gian dài đến 2015, dẫn đến các nước đều phản ứng, trong đó có Mỹ. Trump khơi mào cuộc chiến này, trong đó có ngụ ý kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hệ quả của sự trỗi dậy này là sự dư thừa của sản phẩm Trung Quốc. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn duy trì mức đầu tư rất lớn, trong khi các quốc gia khác đã điều chỉnh lại chiến lược đầu tư. Điều này khá giống với Việt Nam, đầu tư nhiều hơn vào sản xuất sắt thép, xi măng, phân bón… gây ra dư thừa xuất khẩu ra bên ngoài rất lớn. Chính vì thế, chiến lược đều hướng về xuất khẩu.
Tuy nhiên, do tỷ lệ đầu tư tăng cao trong GDP, tỉ lệ lợi nhuận của Trung Quốc đang giảm xuống.
Bên cạnh đó là rủi ro trong chính sách. Tranh luận “hạ cánh cứng hay hạ cánh mềm” trong cải cách, vai trò của Đảng Cộng sản từ khi Tập Cận Bình lên làm Chủ tịch ngày càng tăng cao, khiến cho kinh tế tập trung chiếm ưu thế, không biết nợ công sẽ tăng cao đến mức nào.
Phân tích các hiệp định FTA Trung Quốc đã ký kết, có thể thấy về số lượng, 16 hiệp định đã ký kết trong số 23 hiệp định, nhưng hầu hết các hiệp định ký kết tương đối nhỏ, nằm ở cắt giảm thuế quan, chưa đi sâu vào hội nhập với thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… vì họ lo ngại sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, nhà sản xuất lớn và sản phẩm lớn khiến hệ quả không đo đếm được. Trong khi đó, Việt Nam hội nhập hiệu quả hơn với các hiệp định quy mô lớn.
Thứ hai, chiến lược “Một vành đai, một con đường” nhằm tạo ra hành lang thương mại thuận lợi cho Trung Quốc đẩy sản phẩm dư thừa thông qua cơ sở hạ tầng sang các nước đang gặp rủi ro. Malaysia đã trì hoãn chiến lược này của Trung Quốc khiến việc thực thi chiến lược tham vọng này bị chậm lại.
Từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền, hình ảnh Trung Quốc thay đổi khá nhiều. Trung Quốc muốn bộc lộ mình là hình ảnh một nước lớn, trỗi dậy thực sự và muốn thể hiện sự trỗi đậy của họ thông qua đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, để từ đó lấy được công nghệ về trong nước, đó là cách tiếp cận ngược so với Việt Nam, như đầu tư sang bên Mỹ, làm lợi cho chiến lược đầu tư của Trung Quốc rất nhiều về công nghệ.
Thứ ba, liên quan đến chuyện quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, trên 50 nước đã ký, khiến cho tỷ lệ giao dịch nhân dân tệ rất lớn, nhưng hệ thống ngân hàng các nước thì dự trữ nhân dân tệ còn ít, nên Trung Quốc muốn quốc tế hóa nhân dân tệ, hiện nó đã nằm trong giỏ tiền của AIIB
Đọc kỹ chiến lược “Madein China 2025”, nó cho thấy đây là chiến lược khá tham vọng, không chỉ trong ngắn hạn mà dài hạn, thể hiện chiếm lĩnh tăng trưởng toàn cầu dựa trên công nghệ. Trong khi Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng một Trung tâm công nghệ quốc gia, thì Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng 15 trung tâm đổi mới công nghệ, với mức độ cụ thể về ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2015 là 50%, 2017 là 70%, 2020 là 82%
Phải chăng Mỹ đã ý thức được điều đó và quyết liệt củng cố vị thế của họ như thế nào?
TS. Trần Toàn Thắng: Gia tăng căng thẳng thương mại, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm tạo lợi thế cho đảng Cộng Hòa trong bầu cử quốc hội tháng 11/2018 sắp tới, câu chuyện về đồng minh hay đối đầu trong cuộc chiến thương mại hiện nay rất mù mờ.
Với thâm hụt thương mại quá lớn của Mỹ và Hàn Quốc, mục tiêu đầu tiên của Trump là đàm phán lại APTA, với Hàn Quốc, chứ không dùng chiến lược “Cây gậy và củ cà rốt” nữa, mà đi đến sự công bằng.
Mỹ không dùng hiệp định đa phương nhiều. Rõ ràng với nước lớn, xé nhỏ đàm phán thành những mảnh nhỏ có lợi hơn nhiều. Ngày nắm quyền thứ nhất, Trump đã mở rộng chiến lược “Xoay trục châu Á” của Obama lan tỏa mạnh hơn sang cả Ấn Độ, Thái Bình Dương. Vì sự thay đổi rất rõ ràng như vậy nên Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, khiến cho khoảng cách giữa một người bành trướng và một người thực dụng ngày càng lớn.
Nhìn vào cán cân thương mại, Mỹ trong thời gian dài luôn thâm hụt với Trung Quốc nhưng vì sao thời điểm này Mỹ mới quyết định chiến tranh thương mại? Thực ra Mỹ cần Trung Quốc hơn Trung Quốc cần Mỹ, thương mại chỉ là một câu chuyện, không có lý do gì để xảy ra một cuộc chiến. Chắn chắn Trump biết điều này. Không phải Trung Quốc cố tình làm điều này, mà cơ cấu FDI của Trung Quốc tạo ra điều này. Con số 375 tỷ USD thâm hụt thương mại chỉ là con số ảo, không nói lên thực chất.
Tổng kết lại, theo tôi, có bốn nguyên nhân chính: Thứ nhất là nhằm cân bằng cán cân bằng thương mại. Thứ hai nhằm kềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thứ ba nhằm ngăn cản tốc độ phát triển khoa học công nghệ của Trung Quốc, đây là nguyên nhân quan trọng nhất nhằm ngăn cản tốc độ phát triển dài hạn của Trung Quốc. Thứ tư, thể hiện thay đổi lập trường về Trung Quốc của Trump, liên quan đến tính cách Trump. Mỹ đã mất kiên nhẫn với Trung Quốc bởi Trung Quốc chưa thực sự tự do và mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài, thể hiện sự trỗi dậy lấn át tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và thế giới.
Tất cả lý do này vừa chính thống, vừa không chính thống, vì không ai biết lý do bên trong cụ thể thế nào. Liên quan đến con số 200 tỷ USD đánh thuế của Mỹ, danh mục sản phẩm đã được cộng bố là 6000 dòng sản phẩm bị áp thuế 25%, đàm phán lần hai cũng đã thất bại, sau đó Trump tuyên bố thẳng thừng đây chưa phải thời gian đàm phán. Câu chuyện tiếp theo là gì? Dựa trên câu chuyện xuất khẩu, đòn tương ứng với mức áp đặt 200 tỷ USD của Mỹ, vẫn chưa thấy Trung Quốc sẽ trả đũa như thế nào.
Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, ảnh hưởng từ bên ngoài tăng lên rất nhanh, nên suy giảm tăng trưởng từ các nước trên thế giới ảnh hưởng khá nhiều đến Việt Nam.
Vậy theo ông, tác dộng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đến kinh tế toàn cầu và Việt Nam như thế nào?
TS. Trần Toàn Thắng: Không giới hạn ở câu chuyện thương mại, mà còn liên quan đến thị trường tài chính, công nghệ, mức độ thiệt hại không thể đo đếm được. Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn, ảnh hưởng từ bên ngoài tăng lên rất nhanh, nên suy giảm tăng trưởng từ các nước trên thế giới ảnh hưởng khá nhiều đến Việt Nam.
Vậy giá hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng có lợi gì cho Việt Nam? Phải xem kỹ, các mặt hàng thiết yếu mà Trung Quốc không thể mua ở đâu ngoài Mỹ như trí tuệ nhân tạo, hàng không, không có nguồn thay thế, để doanh nghiệp Việt Nam thấy lỗ hổng hàng hóa là gì? Tác động tiêu cực khác, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc nhập linh kiện từ Mỹ, sau đó xuất khẩu sang Việt Nam thì ảnh hưởng thế nào?
Còn ảnh hưởng tích cực khi sản phẩm từ Mỹ sang Trung Quốc bị chặn lại, thì Trung Quốc có thể tìm tới thị trường các nước khác, Việt Nam có thể tận dụng thế mạnh của mình như thịt heo. Tuy nhiên, với mức áp thuế lên đến 500 tỷ USD thì Việt Nam không có lợi nhiều. Giữa thương mại và đầu tư ngược nhau, người ta tìm đến kênh đầu tư khác vì rẻ hơn so với thương mại. Thuế thu nhập ở Mỹ giảm đi khá nhanh, chính quyền Trump thu hút trở lại FDI, các doanh nghiệp Trung Quốc lại có thể đầu tư trở lại Mỹ. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp FDI vào Mỹ. Đó là lợi thế về sản xuất.
Còn bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam về hàng tiêu dùng, khi phải đối đầu với Trung Quốc ngay trên sân nhà trong lĩnh vực này?
TS. Trần Toàn Thắng: Trong thực tế, có tác động tích cực và tiêu cực. Có ba kịch bản, mức độ tác động khác nhau. Tác động tới kinh tế thế giới không tiêu cực ngay lập tức, trong vòng 2015-2022 tùy vào từng kịch bản, tác động sẽ ngày càng lớn ngấm dần từ thương mại đến sản xuất, bản thân cơ cấu thị trường sẽ điều chỉnh dần, đến 2022 thì các nền kinh tế sẽ phục hồi tở lại với mức tăng trưởng ban đầu
Tăng trưởng kinh tế giảm, liên quan đến cầu hàng hóa xuất khẩu giảm đi. Hai ông lớn đánh nhau thì cả thế giới phải chịu thiệt hại, tác động đến GDP toàn cầu, mức độ âm sẽ tăng dần. Trung Quốc giảm khoảng 2% mức độ tăng trưởng, Mỹ cũng vậy, nhưng nền kinh tế Trung Quốc do tàn dư của kế hoạch hóa, sẽ điều chỉnh nhanh hơn sản xuất của họ, khắc phục hiệu quả sớm hơn so với Mỹ dựa vào kinh tế thị trường, thay đổi chậm hơn so với các cú sốc
Việt Nam cũng vậy, độ mở lớn nên tác động cao hơn, như Singapore với nền kinh tế mở, mức thiệt hại càng lớn. Tương tự như vậy, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng bị ảnh hướng lớn.
Dựa trên tốc độ tăng trưởng, quy ra USD, Mỹ và Trung Quốc mỗi năm mất 40-50 tỷ USD thiệt hại GDP. Tuy nhiên, đây chỉ tính tác động về thuế quan, chưa tính tác động của thị trường tài chính. Vì chỉ cần Trung Quốc chủ động phá giá đồng tiền để khắc phục thương mại, ảnh hưởng Việt Nam sẽ lớn hơn nhiều. Yếu tố tác động tâm lý khá lớn, tỷ giá đồng nhân dân tệ và USD thay đổi khá nhanh, cú sốc phá giá đồng tiền ảnh hưởng khá nhiều đến chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc
Xuất khẩu của Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực khá lớn, liên quan đến Việt Nam. Trong cơ cấu kinh tế hiện nay, mặc dù cuộc chiến thương mại có lợi cho các nước thứ ba, nhưng cơ cấu kinh tế Việt Nam lại không cho phép chúng ta tận dụng được cơ hội này.
Vậy ông có kiến nghị gì với Nhà nước trong điều hành chính sách vĩ mô?
TS. Trần Toàn Thắng: Trung Quốc sẽ có xu hướng đẩy mạnh đàm phán RCEP, Việt Nam cần nghiên cứu kỹ và có chiến lược thỏa thuận sớm do phụ thuộc của Trung Quốc vào các quốc gia RCEP tăng lên. Việc tăng khả năng sử dụng các hiệp định của doanh nghiệp khó hơn nhiều việc ký kết, doanh nghiệp phải chuẩn bị khi RCEP thành hiện thực, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ tìm đến Việt Nam, chúng ta phải chủ động hơn trong việc tiếp cận doanh nghiệp Trung Quốc để đặt ra những dự án sản xuất mới
Tiếp tục xây dựng các kịch bản để ứng phó với biến động kinh tế thế giới, trong đó có động thái chính sách thương mại và tỷ giá Trung Quốc, Mỹ. Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành khác hiện mới chỉ đánh giá chung chung về vĩ mô thôi, chưa sát sườn hơn với doanh nghiệp nên từng doanh nghiệp phải tìm hiểu từ danh mục sản phẩm ấy để tìm ra những hướng đi riêng của mình
Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc cũng đang rối, giảm 50% số lượng hàng hóa bán tháo cho châu Âu, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, vậy Việt Nam có thể là nơi xả những hàng này hay không?
TS. Trần Toàn Thắng: Thuận lợi vì doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đang tìm sang Việt Nam tìm hiểu để mua hàng xuất sang Trung Quốc. Hiện một số dự án họ đang đẩy nhanh tốc độ xưa nay chưa từng có với doanh nghiệp Việt, nhưng Trump từng ký hiệp định cấm các doanh nghiệp Mỹ cung cấp công nghệ đầu vào cho doanh nghiệp Trung Quốc tại Mỹ, sau đó lại ký ngược lại, các thông tin mâu thuẫn lẫn nhau. Chúng ta chỉ suy đoán dựa trên thông tin, chứ không thể hiểu hết bản chất. Thậm chí, ngay cả Trung Quốc cũng không biết bản chất cuộc chiến này của Mỹ là gì, nên rất rối.
Chiến lược khuếch trương Trung Quốc đã thay đổi rất nhanh, để không biến mình thành mục tiêu của cuộc chiến. Thậm chí có thông tin mới, ông Trump cho rằng Nhật Bản cũng sẽ trở thành cuộc chiến thương mại với Mỹ… 6.000 danh mục bị đánh thuế bao trùm lên tất cả các ngành rồi
Vậy lựa chọn nào là phừ hợp cho Việt Nam trong cuộc chiến thương mại này?
TS. Trần Toàn Thắng: Chính phủ Việt Nam luôn giữ ở vị trí cân bằng nhất để làm sao có lợi nhất cho Việt Nam.
Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp FDI tìm tới Việt Nam để tận dụng thời điểm này. Chính sách của Việt Nam là không thu hút đầu tư bằng mọi giá nữa, tránh doanh nghiệp nước ngoài vào tận dụng lao động giá rẻ, mua bán các tài sản chiến lược, chiếm lĩnh thị trường tùy vào ngành… Phải lựa chọn, không chấp nhận các dự án lao động giá rẻ, tập trung ưu tiên doanh nghiệp có công nghệ cao. Tuy nhiên, chúng ta chưa chốt được 5 ngành chủ đạo lên quan đến FDI.
Còn để làm thế nào khi hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam thì trong bao nhiêu năm nay thực tế đó đã xảy ra, và chúng ta chưa có hàng rào bảo hộ để ngăn chặn nguồn hàng Trung Quốc. Thâm hụt hàng hoá Trung Quốc vào Việt Nam rất lớn, trừ khi chúng ta dùng hàng rào phi thuế quan. Nhưng chỉ có Việt Nam và Trung Quốc dùng hàng rào phi thuế quan “thô sơ” nhất, trong khi các nước dùng hàng rào phi thuế quan tinh vi hơn nhiều. Đó là bài toán chưa có lời giải!
Về vấn đề Trump, giống như cá cược. Tuy nhiên nếu nhìn vào các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có thể thấy Trump là tổng thống tốt nhất từ trước tới giờ… Đi kèm chiến tranh thương mại, họ có lộ trình 3.000 tỷ USD bù đắp doanh nghiệp bị thiệt hại. Ngay cả Trung Quốc cũng phải chờ sau kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ để có chiến lược phù hợp nên Việt Nam cũng phải nghe ngóng để phản ứng kịp thời.
Có vẻ như những đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ không thể kết thúc trong tương lai gần khi nước Mỹ mới đây cho thấy tín hiệu chưa sẵn sàng đi đến thỏa thuận.
16 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chính thức bị nâng thuế lên mức 25%, tạo ra động thái trả đũa nhanh chóng từ Bắc Kinh ngay trước thềm đàm phán.
Không chỉ các chuyên gia trong nước mà các chuyên gia nước ngoài cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam đang ứng phó khá tốt với những tác động xấu từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và cơ hội lớn hơn thách thức.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.