Tiêu điểm
Bán vé tàu kèm suất ăn: Luật Cạnh tranh cấm áp đặt
E ngại trước khả năng giá vé tàu tăng vì bị kèm thêm suất ăn “cưỡng bức”, nhiều ý kiến phản đối kịch liệt.
Phương án gộp chi phí suất ăn vào giá vé từng được ngành đường sắt thực hiện trên tàu từ năm 2007 trở về trước. Sau đó kế hoạch này đã bị “khai tử”. Thế nhưng mấy ngày qua, chuyện này lại được xới lên vì ngành đường sắt lại tiếp tục đưa ra thí điểm từ 1/1/2018. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam giải thích là suất ăn được cung cấp sẽ có chất lượng như trên máy bay.
Tuy nhiên, điều đáng nói là trên máy bay thì hành khách khi mua vé có quyền lựa chọn đăng ký suất ăn kèm vé hay không. Còn đi tàu lửa, nếu hành khách bị áp đặt, không có quyền chọn lựa thì có nhiều điều liên quan đến Luật Cạnh tranh.
Hàng không còn không ép được
Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty luật Đức Chánh, phân tích rằng, ngành hàng không hiện nay cũng không bán vé “ép” thêm suất ăn.
“Khi mua vé, tôi thường được hỏi là có mua thêm suất ăn hay không? Tôi thường không chọn mua suất ăn. Trên máy bay, tiếp viên hàng không thường đến hỏi một số khách là thưa ông/bà, ông/bà có đặt suất ăn phải không, rồi họ phục vụ suất ăn cho khách đã đặt trước. Đương nhiên, khi đang bay, ai muốn mua thêm suất ăn, nước uống thì cứ mua, nhưng cũng có lúc có món hết rồi thì không có mà mua được nữa. Việc phục vụ suất ăn hàng không như vậy không mang tính cưỡng ép. Nếu ngành đường sắt cũng cung cấp suất ăn theo kiểu để cho hành khách tự chọn lựa như trên thì không có gì sai”, luật sư Chánh cho biết.
Mặc dù tính chất của ngành hàng không có khác biệt so với đường sắt, mà hàng không cũng không ép khách mua suất ăn, thì ngành đường sắt càng không thể ép! Để đảm bảo an toàn bay, hành khách bị giới hạn về trọng lượng hành lý xách tay, thêm các khoản quy định về chất lỏng, nên cũng không thuận tiện mang đồ ăn, nước uống lên máy bay. Tuy nhiên, nếu khách mang theo thức ăn thì vẫn được. Đường sắt thì không đòi hỏi nghiêm ngặt như vậy, cho nên không có lý do gì để ép khách ăn suất ăn trên tàu.
“Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng”
Dịch vụ đường sắt hiện nay do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đảm nhận. Không có công ty nào khác khai thác dịch vụ đường sắt.
Theo Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp có vị trí độc quyền bị cấm nhiều hành vi, trong đó có hành vi “áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng” (Điều 14). Đây bị xem là hành vi lạm dụng vị trí độc quyền.
Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng được giải thích rõ trong Nghị định 116/2005: “Là hành vi buộc khách hàng phải chấp nhận vô điều kiện những nghĩa vụ gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng”.
Nếu có việc buộc hành khách mua vé tàu phải mua kèm luôn suất ăn thì việc này sẽ gây khó khăn cho khách hàng vì khách sẽ phải trả thêm tiền khi mua vé. Giá vé sẽ tăng do có thêm suất ăn, trong khi hành khách không được quyền chọn dùng suất ăn hay không, chọn ăn món gì.
Doanh nghiệp ngoài việc bị phạt tiền, có thể đến 10% tổng doanh thu, còn bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được. Theo Nghị định 71/2014, doanh nghiệp còn bị buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng.
Nếu ngành này không “ép” khách mua vé kèm suất ăn, mà để khách tự chọn đặt thêm suất ăn khi mua vé và trả tiền suất ăn khi mua vé, hoặc khách tự mua thêm khi đang đi trên tàu (còn suất ăn thì mua, hết thì phải chịu, do khách không đặt trước) thì là chuyện kinh doanh bình thường, khách thích thì mua, không thích thì thôi.
Cần cơ quan bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc
Luật sư Nguyễn Đức Chánh cho rằng có thể áp dụng Bộ luật Dân sự để giải quyết mối quan hệ ngành đường sắt – hành khách đi tàu.
Các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng cần vào cuộc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. Khách mua vé đi tàu phải được quyền chọn lựa mua hoặc không mua kèm suất ăn, không để ngành đường sắt bắt buộc khách mua kèm suất ăn theo vé tàu!
Đi tàu lửa bị ép mua suất ăn: Người nghèo lãnh đủ
Đi tàu lửa sẽ bị ép mua suất ăn?
Từ 1/1/2018, sẽ thí điểm việc vé tàu lửa cộng thêm chi phí suất ăn, hành khách đi tàu không quyền lựa chọn như đi máy bay.
Đường sắt Việt Nam chính thức mở bán vé tàu Tết Mậu Tuất
Hôm nay, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam chính thức mở bán vé tàu Tết Mậu Tuất cho các đơn vị mua vé tập thể.
Bán 10.000 vé tàu giá rẻ từ 10.000 đồng để kích cầu đi lại
Kể từ 8 giờ sáng ngày 26/9, Tổng công ty Đường sắt sẽ mở bán 10.000 vé giá rẻ từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng cho hành khách đi tàu từ ngày 1/10/ đến ngày 27/12/2017 trên tất cả các tuyến.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.