Bảo tàng 11.000 tỷ đồng: Xây hay dừng hẳn?

Thùy Dương Thứ ba, 12/09/2017 - 11:04

Thay vì xây bảo tàng mới, có thể đầu tư, sắp xếp để sử dụng hợp lý các bảo tàng hiện có; ưu tiên ngân sách cho các dự án phục vụ người nghèo.

Bảo tàng Hà Nội vắng khách do thiếu hiện vật trưng bày

Trao đổi với báo chí ngày 11/9, Bộ Xây dựng cho biết quan điểm của bộ là không thúc đẩy triển khai dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia vào thời điểm này.

Chính phủ quyết, bộ phải triển khai

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 281/2006-TTg ngày 19/12/2006 với tổng mức đầu tư trên 11.000 tỷ đồng. Dự kiến bảo tàng tọa lạc tại Khu đô thị mới Tây Hồ Tây, tổng mức sử dụng gần 10ha.

Theo Bộ Xây dựng, tại cuộc họp thường trực Chính phủ ngày 13/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn khó khăn, công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia cần được nghiên cứu, thực hiện hết sức kỹ lưỡng nên trong giai đoạn 2015-2020, yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉ đạo Ban Quản lý dự án và các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu kỹ, hoàn thành tốt công tác chuẩn bị đầu tư và các thủ tục đầu tư. 

Đồng thời, chỉ đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư bổ sung kinh phí đầu tư năm 2015 cho dự án; giao Bộ Xây dựng chuẩn bị kế hoạch vốn cho giai đoạn 2016-2020, Bộ Kế hoạch và đầu tư đưa vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu khởi công dự án vào 2021; hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2024.

Tuy nhiên, đại diện Bộ Xây dựng cho biết trong các năm 2015, 2016, 2017 và kế hoạch trung hạn 2017-2020, dự án không được bố trí nguồn vốn để triển khai các công việc theo chỉ đạo trên. Trong khi đó, bộ này vẫn phải thực hiện đúng trách nhiệm được Chính phủ giao trong văn bản còn hiệu lực trước đó. Vì vậy, mới đây, bộ đã báo cáo Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện kết luận nêu trên.

Ngày 11/9, ông Nguyễn Quang Nam, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, phân trần với báo chí rằng trong tình hình kinh tế, bố trí ngân sách khó khăn, quan điểm của Bộ Xây dựng là không thúc đẩy triển khai dự án vào lúc này. Thời điểm khởi công sớm nhất vào năm 2021, khi điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước cho phép. Trước mắt cần tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị, nhất là phần xây dựng nội dung, phương án phân loại và thu thập hiện vật, phương án trưng bày…

"Việc Bộ Xây dựng có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ là cần thiết nhằm xin ý kiến của Ban chỉ đạo Nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia về hoạt động cho các ban quản lý dự án trong thời gian tới và có phương án bố trí ngân sách để các ban duy trì hoạt động", ông Nam giãi bày.

Ngân sách eo hẹp, nên ưu tiên việc cần thiết

Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia không phải là trường hợp hiếm hoi. Hồi năm 2015, Chính phủ từng đồng ý chủ trương đầu tư dự án Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam theo đề nghị của Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Một trong những lý do cho chủ trương này là bởi ở nước ta, một số cơ sở về bảo tàng thiên nhiên đã có từ thời Pháp thuộc song hiện chưa có hệ thống bảo tàng thiên nhiên nên tác dụng phổ biến khoa học, giáo dục, tuyên truyền còn hạn chế.

Theo TS. Phạm Sĩ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, việc xây dựng bảo tàng để lưu trữ các hiện vật có giá trị, góp phần giáo dục hiểu biết cho thế hệ trẻ là điều rất quan trọng. Song, trong điều kiện ngân sách còn eo hẹp như hiện nay thì chưa nên bỏ tiền xây dựng thêm bất cứ bảo tàng nào nữa.

Ông Liêm cho rằng các chuyên gia nên có ý kiến góp ý Thủ tướng Chính phủ tạm dừng các dự án bảo tàng để có tiền cho công tác chăm sóc, đầu tư để các bảo tàng hiện có hoạt động hiệu quả hơn.

"Thủ tướng nên dừng không thời hạn dự án này lại, tránh đẩy Bộ Xây dựng vào tình cảnh phải "lo lắng" làm sao hoàn thành nhiệm vụ. Ngân sách ngày càng thiếu hụt, nợ công ngày càng nghiêm trọng, chỉ nên ưu tiên làm những dự án cấp bách nhất về hạ tầng, đường sá, cầu cống… phục vụ nhu cầu của người dân" - ông Liêm cho biết.

Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Đăng Doanh cũng góp ý trong tình hình khó khăn hiện nay, cần có thứ tự ưu tiên rõ ràng với các dự án cấp bách. Không nên căn cứ vào các quyết định cũ và buộc bây giờ phải thực hiện. Bởi lẽ có những quyết định được đưa ra khi ngân sách còn dư dả còn hiện nay, ngân sách rất khó khăn.

"Ưu tiên hiện nay là các công trình bệnh viện, trường học, điện, đường, cầu cho các vùng sâu, vùng xa thay vì chỉ tập trung vào các thành phố lớn", ông Doanh nói. 

Có hiện vật đâu mà trưng bày!
Tuy không phản đối chủ trương xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhưng theo ông Nguyễn Quốc Thông, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, việc lùi xây dựng công trình đến năm 2021 là cần thiết. Đồng thời, nếu thực hiện, cần tính đến hiệu quả của công trình khi hàng loạt bảo tàng hiện nay còn vắng khách, thiếu hiện vật trưng bày…
Nguyên lãnh đạo một bảo tàng tại Hà Nội cho rằng xây dựng bảo tàng phải tính đến việc tổ chức trưng bày, tư duy tiếp cận lịch sử, bảo đảm đủ nội dung, hiện vật phong phú. Nếu chỉ mang một vài hiện vật cũ ra trưng bày thì không thể hấp dẫn khách.


Điểm danh cảng biển, cao tốc tỷ đô trong Hành lang kinh tế Lạch Huyện – Trung Quốc

Điểm danh cảng biển, cao tốc tỷ đô trong Hành lang kinh tế Lạch Huyện – Trung Quốc

Tiêu điểm -  7 năm

Các dự án cao tốc, cảng biển tỷ đô hội tụ chính là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển hành lang kinh tế đầu tư kết nối Lạch Huyện với Trung Quốc.

Bất chấp Brexit, London vẫn giành danh hiệu trung tâm tài chính hàng đầu thế giới

Bất chấp Brexit, London vẫn giành danh hiệu trung tâm tài chính hàng đầu thế giới

Quốc tế -  7 năm

London một lần nữa chiếm vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng các trung tâm tài chính toàn cầu, bỏ xa thành phố New York (NYC) ở vị trí thứ hai.

Trung Quốc dự kiến cấm buôn bán và giao dịch tiền ảo

Trung Quốc dự kiến cấm buôn bán và giao dịch tiền ảo

Quốc tế -  7 năm

Trung Quốc có kế hoạch cấm kinh doanh Bitcoin và các loại tiền ảo khác trên thị trường nước này, tạo ra thêm một "cú thót tim" với thị trường tiền ảo trị giá 150 tỷ USD.

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên

Tiêu điểm -  1 ngày

Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh

Tiêu điểm -  1 ngày

Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  38 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.