Bất động sản
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn gặp khó trong 2023
Mặc dù nhu cầu đầu tư lớn nhưng thực tế, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "chìm trong giấc ngủ đông" do vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch
Báo cáo thị trường bất động sản 2022 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, quý IV/2022, có 18 dự án bất động sản nghỉ dưỡng được chào bán, đưa ra thị trường 2.561 sản phẩm.
Nguồn cung chủ yếu là hàng tồn kho từ quý trước trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều thách thức, hoạt động mở bán và đưa vào khai thác của một số dự án bị chậm tiến độ hơn so với dự kiến.
Đáng chú ý, tỷ lệ hấp thụ của thị trường chỉ đạt khoảng 28%. Quý IV/2022, lượng giao dịch tập trung chủ yếu ở phân khúc căn hộ du lịch tại một dự án ở Bà Rịa – Vũng Tàu, chiếm 50% tổng lượng tiêu thụ.
Trong quý 4, mặt bằng giá ở thị trường sơ cấp không tăng. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục áp dụng những chính sách cam kết, chia sẻ lợi nhuận, hỗ trợ lãi suất,... nhằm kích cầu thị trường giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Tính chung trong cả năm 2022, cả nước đón nhận hơn 19.124 sản phẩm bất động sản du lịch – nghỉ dưỡng mới. Nguồn cung chủ yếu đến từ khu vực miền Trung với gần 8.000 sản phẩm, tương đương khoảng 42% lượng cung toàn thị trường.
Sản phẩm biệt thự, shophouse nghỉ dưỡng được đầu tư bởi chủ đầu tư uy tín, có quy hoạch tổng thể tốt và ở các vị trí, khu vực có tiềm năng tăng trưởng du lịch thu hút nhà đầu tư trong 2022. Đây cũng là phân khúc tâm điểm của thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2022 với nguồn cung và lượng tiêu thụ tăng mạnh, chiếm lần lượt 44% và 65% tổng nguồn cung và lượng tiêu thụ của cả nước.
Trong khi đó, lượng giao dịch sản phẩm căn hộ du lịch chưa tốt như kỳ vọng vì còn điểm nghẽn về pháp lý trong bối cảnh ngành du lịch chưa hồi phục.
Mức giá bán sơ cấp dao động từ 17 – 167 triệu đồng/m2. Khu vực miền Nam ghi nhận nền giá cao nhất với mức giá từ 35-167 triệu đồng/m2. Tính chung cả năm 2022, mặt bằng giá bán ở thị trường sơ cấp tăng trung bình 12-15% so với năm 2021 do các dự án mới có mức giá chào bán cao.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong thời gian tới, nguồn cung bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng khả năng sẽ vẫn giảm, hạn chế. Chỉ các chủ đầu tư có đủ nguồn lực mới có khả năng phát triển dự án.
Bên cạnh đó, thanh khoản thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng trong năm 2023. Mặc dù nhu cầu đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng cao nhưng thực tế, thị trường này vẫn sẽ chậm giao dịch vì vướng mắc pháp lý, dòng tiền khó và phụ thuộc vào sự tăng trưởng của ngành du lịch.
Thời gian vừa qua, mặc dù ngành du lịch đã từng bước mở cửa trở lại nhưng vẫn chưa tăng trưởng như kỳ vọng và hồi phục về mức trước đại dịch. Năm 2019 là năm hoàng kim của Việt Nam về thu hút khách du lịch quốc tế, với hơn 18 triệu lượt khách, trong đó khách Trung Quốc chiếm hơn 32% với 5,81 triệu lượt khách.
Chính vì vậy, việc Trung Quốc duy trì chính sách Zero Covid đã tác động nhiều đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam thời gian qua. Tính đến tháng 11/2022, lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt khoảng 55.000 người, bằng 0,94% so với năm 2019.
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã có động thái nới lỏng chính sách Zero Covid hứa hẹn sự hồi phục khách du dịch ở quốc gia này trong tương lai, nhưng chưa đủ giúp thị trường bất động sản nghỉ dưỡng chuyển mình tích cực.
Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng còn khó khăn do những tồn đọng về pháp lý, quy định về việc cấp sổ cho loại hình condotel, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư, đơn vị vận hành, khách hàng. Những câu hỏi về hiệu quả trong khai thác, vận hành và niềm tin của khách hàng sau những sự cố về việc chi trả các khoản cam kết lợi nhuận, tiến độ bàn giao… cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Ngoài ra, các vấn đề về nguồn vốn tín dụng bị siết chặt, lãi suất tăng cao cũng khiến nhà đầu tư e ngại việc xuống tiền. Trong ngắn hạn, ít nhất trong năm 2023, nhiều khả năng thị trường này sẽ tiếp tục gặp khó khăn với mức thanh khoản trung bình - thấp và khó có những đột biến trong ngắn hạn. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng khó có thể tăng tốc do còn đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2023.
Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, một số ít các dự án bất động sản hàng hiệu (Branded Residences) - phát triển bởi chủ đầu tư uy tín, được vận hành và bảo chứng chất lượng của các thương hiệu danh tiếng sẽ có triển vọng lạc quan hơn. Các dự án này được dự báo tiếp tục tăng cả lượng cung và cầu với số lượng thương hiệu nổi tiếng gia nhập thị trường trong tương lai lớn nhất và sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp thượng lưu, sự quan tâm của khách hàng quốc tế.
Mặt khác, các sản phẩm nghỉ dưỡng có tác động tích cực cho sức khỏe, tinh thần của khách hàng cũng sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, định hình xu thế phát triển trong tương lai.
Đánh thức bất động sản nghỉ dưỡng Yên Bái
Đánh thức bất động sản nghỉ dưỡng Yên Bái
Quy hoạch phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tương xứng với tiềm năng và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường bộ sẽ là hai yếu tố giúp du lịch nghỉ dưỡng Yên Bái phát triển mạnh mẽ.
Lãnh đạo IHG: Những dịch chuyển của du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam
Để hiểu rõ hơn về sự dịch chuyển của thị trường du lịch nghỉ dưỡng trong bối cảnh vĩ mô nhiều biến động, TheLEADER đã có cuộc trao đổi ngắn với đại diện lãnh đạo IHG – ông Rajit Sukumaran, Giám đốc điều hành, và ông Paul Cunningham, Giám đốc vận hành cấp cao của IHG Đông Nam Á và Hàn Quốc.
KDI Holdings kiến tạo chuẩn mực mới cho bất động sản nghỉ dưỡng siêu sang
Mặc dù gia nhập phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng sau những tên tuổi lớn, nhưng tập đoàn KDI Holdings lại lựa chọn một lối đi riêng và không ngừng thiết lập những chuẩn mực đẳng cấp mới cho du lịch nghỉ dưỡng siêu sang tại Việt Nam nói chung và Nha Trang – Khánh Hòa nói riêng.
Hai thách thức lớn của bất động sản nghỉ dưỡng
Lượng khách du lịch quốc tế chưa tăng trưởng trở lại trong khi nguồn cung phòng quá lớn và bài toán vận hành, cam kết lợi nhuận đang là những thách thức rất lớn đối với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hiện tại và trong tương lai.
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?