Bất động sản
Đánh thức bất động sản nghỉ dưỡng Yên Bái
Quy hoạch phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tương xứng với tiềm năng và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng đường bộ sẽ là hai yếu tố giúp du lịch nghỉ dưỡng Yên Bái phát triển mạnh mẽ.
Tiềm năng rất lớn
Đầu tư xây dựng và vận hành nhiều khu nghỉ dưỡng lớn tại Yên bái như Le Champ Tú Lệ với quy mô 96 phòng, khu vui chơi trải nghiệm Aeris Hill Tú Lệ, dự án nghỉ dưỡng cao cấp Mù Cang Chải... cho đến tận bây giờ, những hoài nghi của dư luận về tiềm năng của nghỉ dưỡng Yên Bái đối với các dự án của Công ty CP Phát triển du lịch xanh Minh Đức mới phần nào được gỡ bỏ.
Theo ông Đào Đức Long, Giám đốc Phát triển dự án Công ty CP Phát triển du lịch xanh Minh Đức, cách đây vài năm trước, những ngày đầu khi mới bắt tay vào thực hiện các dự án du lịch tại tỉnh này, nhiều người đã hỏi vì lý do gì doanh nghiệp lại đầu tư ở một địa phương chưa phát triển về du lịch như Yên Bái thay vì Đà Nẵng, Phú Quốc hay Lào Cai, Quảng Ninh.
Bên cạnh việc là người con sinh ra và lớn lên ở Yên Bái, dành tình yêu đặc biệt với vùng đất này, còn một lý do khác là bởi ông Long đã sớm nhìn ra những tiềm năng rất đặc biệt của Yên Bái về du lịch khiến ông "dám nghĩ, dám làm, dám thực hiện".
Chia sẻ tại hội thảo “Phát triển bất động sản, hạ tầng du lịch Yên Bái - Cơ hội và bứt phá” do Báo Xây dựng tổ chức, ông Long cho rằng, Yên Bái có những điểm rất lớn về du lịch như hồ Thác Bà, đầm Vân Hội, thung lũng Tú Lệ, đèo Khau Phạ, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, văn hoá Mường Lò...
Tuy hiện nay, tính liên kết giữa các điểm du lịch vẫn còn chưa chặt chẽ, nhưng trong vài năm nữa, với tầm nhìn và sự lãnh đạo của các lãnh đạo tỉnh, sự liên kết sẽ trở nên mạnh mẽ, cung đường du lịch Yên Bái sẽ hình thành. Mỗi địa điểm có những yếu tố riêng, không cạnh tranh với nhau, mà bổ trợ cho nhau cùng phát triển.
"Hãy thử tưởng tượng 3-4 năm tới, du khách đến Yên Bái có thể trải nghiệm du lịch hồ đảo tại Thác Bà – Vân Hội, sau đó đến với thị xã Nghĩa Lộ văn minh, hiện đại nơi giao thao văn hoá của nhiều dân tộc, rồi sau đó đến với Tú Lệ thơ mộng và trải nghiệm văn hoá người Thái với những món ăn như Pa Pỉnh Pộp, Pỉnh Po, đi chơi Síp Sí và hoà mình cùng điệu múa Thái, và rồi kết thúc hành trình bằng trải nghiệm thiên nhiên hùng vỹ của thiên nhiên núi rừng Mù Cang Chải, sự mộc mạc của văn hoá dân tộc H’Mong. Với sự liên kết này chúng ta có thể giữ chân được du khác với ít nhất 4 đêm. Đặc biệt, tính liên kết này sẽ còn mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai dài hạn khi hệ thống hạ tầng kết nối các tỉnh Tây Bắc trở nên tốt hơn", ông Long chia sẻ.
Bên cạnh đó, Yên Bái cũng là tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp, sản vật địa phương như chè, cốm, gạo, mật ong … đây là yếu tố cực ký quan trọng để có thể phát triển du lịch bền vững gắn với cộng đồng.
Mặt khác, về vị trí địa lý, hiện nay thời gian di chuyển đến Nghĩa Lộ đang là khoảng 3 tiếng đồng hồ và đến Mù Cang Chải là 5 tiếng đồng hồ. Điều này có thể khiến mọi người nghĩ đây là vùng xa xôi hẻo lánh, nhưng thực tế, theo ông Long Yên Bái không cách quá xa Hà Nội về khoảng cách địa lý. Đây là tỉnh cửa ngõ của Tây Bắc và giáp ranh với nhiều tỉnh như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ.
Vị trí địa lý này cho thấy tiềm năng liên kết vùng rất tốt của Yên Bái, và không thể không cân nhắc đến khả năng Yên Bái có thể trở thành tỉnh trung tâm về dịch vụ của Tây Bắc trong tương lai. Nếu tính theo km đường đi, thì khoảng cách từ Hà Nội đến Nghĩa Lộ cũng dài tương tự khoảng cách từ Hà Nội đến Hạ Long.
Chính những tiềm năng rất lớn này đã khiến tăng trưởng lượng du khách đến với Yên Bái rất đáng ghi nhận trong thời gian gần đây. Thực tế cho thấy, lượng khách du lịch đến Yên Bái đã tăng gần gấp 3 lần trong 7 năm, trong đó có 2 năm bị ảnh hưởng cực lớn của đại dịch.
Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong 7 năm vừa qua dù bị ảnh hưởng tiêu cực của 2 năm đại dịch vẫn đạt 24%. Và nếu không tính 2 năm đại dịch thì tăng trưởng du lịch trung bình đạt trên 30%/năm.
Không chỉ sở hữu nhiều tiềm năng phát triển lớn, Yên Bái còn được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền địa phương. Ông Trần Huy Tuấn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh đang tập trung nguồn lực đầu tư phát triển TP. Yên Bái trở thành thành phố đáng sống, mang định hướng “xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, là đầu tàu kinh tế của tỉnh. Trong khi đó thị xã Nghĩa Lộ là đô thị xã văn hóa và động lực phát triển kinh tế khu vực phía tây.
Về phát triển du lịch, Yên Bái là một tỉnh miền núi, với phong cảnh thiên nhiên đa dạng và nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, với trên 30 dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc mang đậm một bản sắc, văn hoá riêng là thế mạnh trong việc thu hút khách du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch mới mang tính khác biệt như: du lịch nghỉ dưỡng cấp cao, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái...
Những lợi thế này đang được tỉnh Yên Bái cụ thể hóa trong Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà...và định hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.
Tiềm năng "còn ngủ quên"
Với tiềm năng rất lớn, thời gian vừa qua, Yên Bái nhận dòng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD. Tuy nhiên, so với các địa phương khác cùng vành đai quanh Hà Nội, nguồn cung bất động sản và cơ sở hạ tầng du lịch Yên Bái còn hạn chế và thiếu đa dạng hay các dự án quy mô, được đầu tư bài bản đồng bộ.
Theo ông Long, một trong những khó khăn lớn của việc đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng Yên Bái là khó khăn trong thi công xây dựng và vận hành dự án du lịch tại địa phương. Tại Yên Bái, với địa hình vùng núi, chi phí xây dựng cao hơn so với mặt bằng xây dựng ở vùng xuôi. Phần nặng nề nhất là về chi phí xây dựng hạ tầng bao gồm kè, cống, cấp, thoát nước. Chi phí xây dựng cơ bản cũng cao hơn khi thi công trên mặt trượt do hệ thống kết cấu đòi hỏi vững chắc hơn.
Bên cạnh đó, không nhiều dự án ở Yên Bái được quy hoạch để làm bất động sản nghỉ dưỡng từ đầu. Thực tế các dự án của Công ty Minh Đức đều là các khách sạn nghỉ dưỡng, không bán bất động sản. Trong khi đó, hiện có rất nhiều nhà đầu tư, du khách mong muốn sở hữu một bất động sản nghỉ dưỡng các khu du lịch.
Thừa nhận điều này, ông Trần Thanh Chương - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Yên Bái cho biết, Yên Bái đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 599 dự án với tổng số vốn đăng ký 91.282 tỷ đồng và 382 triệu USD. Một số nhà đầu tư lớn như Vingroup, Sungroup, APEC, BB Group, TH, Euro Window, Hoa Sen, Bảo Lai đã và đang nghiên cứu cơ hội đầu tư, triển khai các dự án quy mô lớn.
Yên Bái cũng phê duyệt chủ trương đầu tư (đấu giá, đấu thầu) 26 dự án bất động sản với tổng vốn khoảng 13.400 tỷ đồng, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 21 dự án với tổng vốn đăng ký 13.200 tỷ đồng. Dẫu vậy, bất động sản Yên Bái mới tập trung vào sử dụng đất ở đô thị trong khi các loại bất động sản công nghiệp, nghỉ dưỡng, hạ tầng du lịch chưa phát triển tương xứng.
Để cải thiện và thúc đẩy đô thị hóa, thị trường bất động sản, hạ tầng du lịch và thu hút nhà đầu tư lớn, ông Chương nhấn mạnh, cần sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ về đầu tư, đất đai, đấu thầu, kinh doanh bất động sản; nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch làm cơ sở định hướng cho việc thu hút đầu tư hiệu quả và bền vững; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các thủ tục về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho rằng, tỉnh cần thực hiện tốt công tác lập quy hoạch về xây dựng, đất đai, đồng thời triển khai 3 đột phá chiến lược là hạ tầng giao thông; các ngành chủ lực như di lịch, khai thác, phát triển dược liệu; bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân.
Yên Bái cũng cần quan tâm, công khai minh bạch, công khai quy hoạch, danh mục tiến độ triển khai các dự án, tránh hiện tượng tung tin nhiễu loạn và đảm bảo phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh. Thách thức lớn nhất của tỉnh là nghiên cứu tránh thu hút đầu tư bằng mọi giá, cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, sinh quyền, ổn định an sinh xã hội.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội môi giới Bất Động sản Việt Nam, Yên Bái cần sớm có chính sách kéo “đại bàng” về làm tổ. Đây được xem là động lực thu hút nhà đầu tư thứ phát. Ngoài ra, việc giá bất động sản tại tỉnh hợp lý, phân bổ đều ở các phân khúc là cơ hội cho nhà đầu tư.
Ngoài tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ nhà đầu tư, Yên Bái cần có sự liên kết giữa các điểm du lịch; tận dụng tối đa giá trị du lịch rừng; quảng bá du lịch song song cơ hội đầu tư bất động sản trong và ngoài nước; hoàn thiện các tuyến đường kết nối cao tốc để kết nối thuận tiện hơn, tạo đà cho du lịch phát triển.
Ông Long cũng tin rằng, với sự cải thiện từng ngày của hệ thống hạ tầng đường bộ, tương lai không xa, góc nhìn vị trí địa lý sẽ không còn chỉ là tiềm năng mà sẽ là thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, theo lãnh đạo doanh nghiệp này, Yên Bái cẩn trọng với tăng trưởng nóng, dẫn đến vỡ quy hoạch. Nhờ đó, tạo môi trường kinh doanh bền vững cho ngành giúp dễ dàng kêu gọi được nhiều nhà đầu tư đến và cam kết đầu tư.
'Đòn bẩy' cho thị trường bất động sản Yên Bái
Lý giải sức hút của nhà phố thương mại tại Yên Bái
Nhà phố thương mại đã và đang tạo nên những “hấp lực” không thể chối từ, mang lại giá trị gia tăng và tiềm năng sinh lời ổn định, hiệu quả cho giới đầu tư.
Siêu khu du lịch quốc gia Thác Bà – Thời cơ bứt phá của Yên Bái
Theo phê duyệt, quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040 có tính tích hợp, đồng bộ, kết hợp giữa phát triển du lịch và phát triển đô thị, nông thôn bền vững. Đây sẽ là thời cơ để Yên Bái vươn lên phát triển kinh tế.
'Đòn bẩy' cho thị trường bất động sản Yên Bái
Thành phố Yên Bái đang đẩy mạnh mở rộng khu hành chính kết nối với các tuyến cao tốc trọng điểm trong vùng. Đồng thời thu hút nguồn vốn đầu tư các mô hình đô thị hiện đại. Điều này sẽ giúp thị trường bất động sản Yên Bái trở nên nhộn nhịp trong thời gian tới.
Vụ thanh tra biệt phủ Yên Bái: Kỷ luật nghiêm ông Phạm Sỹ Quý
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Yên Bái.
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.