Bệ đỡ cho ngành thép khi hàng rào bảo hộ bủa vây

Trần Anh Thứ hai, 12/08/2024 - 13:38

Doanh nghiệp thép được dự báo vẫn có thể ổn định được hoạt động xuất khẩu và đón đà phục hồi của thị trường trong nước.

Hành động được dự báo trước

Ngày 8/8, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam.

Giai đoạn điều tra bán phá giá là từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2024. Giai đoạn điều tra thiệt hại từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/3/2024.

Trong thông báo khởi xướng, EC đã cung cấp chi tiết các nội dung liên quan tới bên yêu cầu, hàng hóa bị điều tra, cáo buộc bán phá giá, thiệt hại và mối quan hệ nhân quả, cáo buộc về can thiệp giá nguyên liệu đầu vào, quy trình thủ tục điều tra và các thời hạn liên quan.

Do vậy, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Thép Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra nghiên cứu kỹ các thông tin tài liệu gửi kèm, hợp tác đầy đủ toàn diện với EC.

Sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Thép Việt Nam cũng là mặt hàng bị kiện nhiều nhất và bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại từ rất nhiều quốc gia.

Tính đến hết tháng 5/2024, trong tổng số 252 vụ việc nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam có khoảng 30% vụ việc liên quan các sản phẩm thép.

Việc châu Âu khởi xướng chống bán phá giá với nhiều sản phẩm thép, trong đó có HRC là điều có thể dự báo trước, khi thép và tôn mạ xuất khẩu tới thị trường châu Âu đã liên tục tăng mạnh do nguồn cung ở đây bị ảnh hưởng nặng nề sau động đất của Thổ Nhĩ Kỳ và tình trạng thiếu hụt năng lượng.

Năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,16 triệu tấn thép HRC sang EU. Sang quý I năm nay, giá thép HRC tại châu Âu tiếp tục neo ở mức rất cao do tình trạng thiếu hụt nguồn cung thép tạm thời tại các quốc gia này.

Nhiều doanh nghiệp tôn mạ Việt Nam đã tranh thủ giai đoạn này để nhập khẩu thêm hàng từ Trung Quốc với giá khá thấp, sau đó đẩy mạnh xuất khẩu sang EU và Mỹ.

Chênh lệch giá HRC giữa Trung Quốc và khu vực EU và Mỹ khá ổn định trong giai đoạn trên đã giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp thép tại Việt Nam đã có đà phục hồi khá tốt.

Thép Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu tăng khá mạnh thời gian gần đây. Nguồn: VCBS

Mặc dù vậy, trước bối cảnh nguồn cung thép châu Á và đặc biệt là Trung Quốc tràn sang để hưởng chênh lệch giá và làm ảnh hưởng tới ngành thép nội địa, cả Mỹ và EU đã đưa ra khẩn cấp các biện pháp điều tra thuế chống bán phá giá.

“Chúng tôi cho rằng những lợi thế và điểm sáng hiện tại chỉ là nhất thời, không thực sự bền vững do một số chính sách mới ban hành tại EU sẽ có tác động bất lợi tới hoạt động xuất khẩu và giá nguyên liệu cũng giảm khá nhanh vào cuối quý II có thể tạo ra áp lực trích lập giảm giá hàng tồn kho trong quý III”, báo cáo của công ty chứng khoán VCBS nhận định.

Trong bối cảnh Mỹ và EU hạ lãi suất và phục hồi phát triển kinh tế, các nhà máy thép tại các quốc gia này cũng tích cực hoạt động trở lại. Các thị trường trên càng có thêm động lực để đưa ra các hàng rào phòng vệ.

Theo VCBS, xuất khẩu sang thị trường châu Âu sẽ chịu thêm nhiều áp lực từ các biện pháp bảo hộ. Hiện tại, Liên minh châu Âu đã quyết định gia hạn các biện pháp bảo hộ đối với thép nhập khẩu đến hết tháng 6/2026, đồng thời áp dụng hạn ngạch 15% của danh mục "các nước khác" tương đương khoảng 142 nghìn tấn mỗi quý đối với Việt Nam.

Công ty chứng khoán SSI ước tính các chính sách mới có thể làm giảm hạn mức HRC từ Việt Nam vào châu Âu khoảng 50%.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thép HRC lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Tập đoàn Hoà Phát và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Trong đó, Tập đoàn Hoà Phát được dự báo sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ khi giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường châu Âu và tăng tỷ trọng thị trường nội địa cũng như các thị trường xuất khẩu khác, bao gồm Trung Đông, Châu Phi và Bắc Mỹ.

Ở chiều ngược lại, những doanh nghiệp tôn mạ xuất khẩu có thị phần chính là EU như Công ty CP Thép Nam Kim có thể chịu tác động lớn hơn từ các quyết định bảo hộ.

"Bệ đỡ" nội địa

Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu tiêu thụ thép toàn thế giới trong năm ngoái hồi phục nhẹ ở mức 1,8% và dự báo tăng trưởng 1,9% trong năm nay.

Trong đó, sự hồi phục đáng kể ở đa phần các quốc gia như châu Âu, châu Á, Mỹ. Trung Quốc – quốc gia chiếm trọng số lớn nhất trong tiêu thụ thép - lại có dự phóng chỉ 0% khi thị trường bất động sản nước này vẫn thiếu đi động lực tăng trưởng.

Dù phải đối mặt với các hàng rào bảo hộ thắt chặt, song ở một khía cạnh tích cực hơn, điều này cũng cho thấy nhu cầu nhập khẩu thép tại Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục duy trì khởi sắc. Việc áp thuế chống bán phá giá cũng sẽ giúp mặt bằng giá HRC tại khu vực này ổn định hơn.

Theo VCBS, các doanh nghiệp thép trong nước vẫn có thể ổn định được hoạt động xuất khẩu thép, bên cạnh đó là đón đà phục hồi của thị trường trong nước.

Sản lượng tiêu thụ nội địa được kỳ vọng sẽ trở thành bệ đỡ của ngành thép trong giai đoạn tiếp theo, nhờ vào việc thị trường bất động sản nhà ở phục hồi tốt.

Thị trường trong nước được kỳ vọng là "bệ đỡ" cho doanh nghiệp thép. Ảnh: Hoàng Anh

Thị trường xây dựng bất động sản, chiếm 60% khoảng nhu cầu thép đang dần được tháo gỡ khó khăn nhờ những chính sách sửa đổi. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam.

Điều này giúp cho nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng có thể duy trì trong các quý tới. Tuy nhiên, VCBS nhấn mạnh số dự án được cấp phép mới vẫn ở mức rất thấp.

Ngoài bất động sản, đầu tư công được đẩy mạnh trong nửa cuối năm có thể thúc đẩy đà tăng trưởng cho toàn ngành thép.

Bên cạnh đó, bản thân Việt Nam cũng đã dựng những hàng rào phòng hộ với thị trường thép trong nước. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm HRC và tôn mạ tới từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc dự kiến sớm nhất sẽ có thể được ban hành vào tháng 10 hoặc tháng 11 năm nay.

VCBS đánh giá tác động của chính sách có khả thi và tạo sự ảnh hưởng nhất với sản phẩm HRC do sau khi Hòa Phát tăng công suất HRC, thị trường nội địa sẽ là thị trường tiêu thụ chính, việc áp thuế chống bán phá giá có tác động lớn khi tới 60-70% tiêu thụ của ngành tới từ nhập khẩu.

Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép

Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép

Doanh nghiệp -  4 tháng
Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép của Hòa Phát bùng nổ kề từ tháng 4 làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2024.
Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép

Hòa Phát bứt phá so với phần còn lại của ngành thép

Doanh nghiệp -  4 tháng
Tổng sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép của Hòa Phát bùng nổ kề từ tháng 4 làm tăng kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ kết quả kinh doanh của Tập đoàn trong năm 2024.
Doanh nghiệp thép tung 'quả đấm thép'

Doanh nghiệp thép tung 'quả đấm thép'

Doanh nghiệp -  5 tháng

Trong xu thế hồi phục của nền kinh tế nói chung cũng như ngành thép nói riêng, các doanh nghiệp đầu ngành đang có những động thái tích cực đẩy mạnh mở rộng năng lực sản xuất, qua đó đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của nền kinh tế.

Doanh nghiệp thép kỳ vọng bứt phá

Doanh nghiệp thép kỳ vọng bứt phá

Doanh nghiệp -  5 tháng

Các công ty phân tích đánh giá doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tích cực về sản lượng bán hàng ngay từ quý II cho đến hết năm 2024.

Ngành thép phân hóa

Ngành thép phân hóa

Doanh nghiệp -  5 tháng

Sự vượt trội của Hòa Phát góp phần làm lệch đi bức tranh chung của toàn ngành thép. Nếu loại trừ doanh nghiệp này, tổng tài sản toàn ngành chỉ tăng trưởng trung bình 3,6%/năm trong giai đoạn 2019 – 2023, cho thấy ảnh hưởng nặng nề của nhiều sự kiện như dịch bệnh, khủng hoảng thị trường vốn, bất động sản, bất ổn dịa chính trị…

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  2 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  5 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  7 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.