Diễn đàn quản trị
Bí kíp thu hút nhân tài
Đầu tư xây dựng chế độ phúc lợi là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp để thu hút và giữ chân nhân tài.
WTW, công ty tư vấn, môi giới và giải pháp hàng đầu toàn cầu, mới đây cho biết, phần lớn doanh nghiệp được hỏi ở Việt Nam nhận định rằng, thu hút nhân tài là vấn đề hàng đầu ảnh hưởng đến chiến lược phúc lợi của họ.
Mặc dù chi phí tăng, ngày càng nhiều nhà tuyển dụng vẫn đang nhắm tới vị trí “tốp đầu” về chế độ phúc lợi để thu hút nhân tài.
Ông Cedric Luah, Trưởng bộ phận Sức khỏe & phúc lợi của WTW, cho biết thêm, các doanh nghiệp đang xem xét lại chiến lược phúc lợi để đạt được vị trí “tốp đầu”, và đáp ứng sở thích ngày càng đa dạng của nhân viên trong tương lai gần.
Đây sẽ là một bước quan trọng trong việc thu hẹp khoảng cách giữa các chương trình hiện có và quan trọng hơn, giúp quản lý hiệu quả các ưu tiên như chi phí tăng cao và sự cạnh tranh về nhân tài.
Ông nhấn mạnh: “Doanh nghiệp nào có thể tạo sự khác biệt và thực hiện các chương trình phúc lợi toàn diện sẽ có được lợi thế mạnh mẽ trước các đối thủ cạnh tranh”.
Theo đó, để đạt được điều này, doanh nghiệp phải luôn chú ý và tối đa hóa trải nghiệm của nhân viên, có thể bằng cách tận dụng dữ liệu và công nghệ, để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đáp ứng nhu cầu đa dạng của lực lượng lao động.
Cải thiện mọi khía cạnh phúc lợi để tăng sức cạnh tranh
Kết quả khảo sát Xu hướng phúc lợi 2023 của WTW cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam nhận thấy tầm quan trọng của việc đạt được vị trí dẫn đầu thị trường về chế độ phúc lợi trong hai năm tới.
Cụ thể, gần 50% doanh nghiệp được hỏi mong muốn đạt được vị trí này trong hai năm tới về chương trình an sinh tài chính, phúc lợi tài chính ngắn hạn.
Ba phúc lợi hàng đầu khác các doanh nghiệp mong muốn thúc đẩy là đào tạo và phát triển nghề nghiệp, sắp xếp công việc linh hoạt và phúc lợi về sức khỏe.
Đồng thời, các doanh nghiệp tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn cải thiện mạnh mẽ danh mục phúc lợi hiện tại để cạnh tranh với các công ty đối thủ.

Kết quả khảo sát cũng cho biết, phần lớn doanh nghiệp đang tìm cách cải thiện vị thế của chế độ phúc lợi trong mảng hỗ trợ sức khỏe tâm thần, tiếp theo là chương trình an sinh tài chính/phúc lợi tài chính ngắn hạn, cũng như kế hoạch nghỉ hưu/phúc lợi tài chính dài hạn.
Các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI), khi hơn một nửa cho biết lập kế hoạch hoặc xem xét các hành động để hiểu các vấn đề chính trong DEI đang ảnh hưởng đến nhân viên.
Về nguồn tài chính cho chương trình phúc lợi, doanh nghiệp đang thực hiện những hành động quyết liệt hơn để quản lý ngân sách cho các chương trình phúc lợi, như cải thiện các điều khoản hợp đồng với nhà cung cấp, tìm cách đảm bảo nguồn tài trợ bổ sung cho các chương trình.
Tuy vậy, một nửa số doanh nghiệp được hỏi cũng đang xem xét việc giảm bớt sự hào phóng của các chương trình nói chung, có kế hoạch gộp các dịch vụ khác nhau vào một gói từ một nhà cung cấp duy nhất hoặc có kế hoạch tăng phần chi phí do nhân viên đóng góp.
Các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang tìm cách tối đa hóa trải nghiệm và sự gắn kết của nhân viên, thông qua lập kế hoạch hoặc đang cân nhắc việc cung cấp các công cụ và dịch vụ để giúp nhân viên lựa chọn những phương án tốt nhất khi sử dụng phúc lợi.
Áp lực chi phí
Tham vọng cải thiện chế độ phúc lợi tiếp tục cạnh tranh với áp lực ngày càng tăng về quản lý chi phí và tối ưu hóa giá trị của các chương trình phúc lợi.
Theo kết quả khảo sát, gần 2/3 doanh nghiệp đánh giá lạm phát cao hơn và nền kinh tế, môi trường kinh doanh suy yếu sẽ có tác động đáng kể đến ngân sách phúc lợi của họ trong hai năm tới.
Bà Bùi Thị Hoàng Yến, Giám đốc bộ phận Sức khỏe và phúc lợi WTW Việt Nam, nhận định, tình trạng hiện tại của nền kinh tế đang đặt doanh nghiệp tại Việt Nam vào tình thế bấp bênh, phải cân bằng giữa việc giành chiến thắng trong cuộc chiến thu hút nhân tài với chi phí dịch vụ ngày càng tăng trong khi ngân sách vẫn eo hẹp.
Bất chấp những khó khăn và thách thức, người sử dụng lao động nhận thấy sự cấp thiết trong việc thực thi các chương trình phúc lợi hiệu quả hơn và vẫn cam kết cải thiện danh mục phúc lợi.
Điều mấu chốt hiện giờ là phải có một cách tiếp cận thực sự công bằng, không chỉ cá nhân hóa để phù hợp với nhu cầu của từng nhân viên, mà còn phải đảm bảo rằng giá trị đầu tư của họ được tối ưu hóa về mặt chi phí, bà lưu ý.
Tổng bí thư: Thiếu cơ chế trọng dụng nhân tài
Tối ưu nguồn lực bằng quản trị nhân tài
Mỗi doanh nghiệp chỉ có một nguồn lực nhất định. Trong đó, nguồn nhân sự là một trong những nguồn lực tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa doanh nghiệp và các đối thủ. Vậy làm sao để doanh nghiệp có thể tận dụng được tối đa sức mạnh của nguồn lực quý giá này? Trước hết chúng ta cần tập trung vào cấu phần tinh túy nhất của hệ thống nhân sự - nhân tài.
Đang xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút nhân tài
Bộ Nội vụ đang xây dựng đề án chiến lược quốc gia thu hút nhân tài, trong đó có bộ cơ chế, chính sách hấp dẫn hơn, tốt hơn, đủ mạnh để thu hút. Thủ tướng cũng yêu cầu cố gắng năm tới có nghị định tổng thể, bao quát để thu hút và trọng dụng nhân tài, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết.
Viết lại chiến lược thu hút nhân tài sau dịch
Trong thị trường tuyển dụng tập trung vào ứng viên hiện nay, việc các doanh nghiệp cạnh tranh thư mời làm việc đang trở nên phổ biến hơn.
Bí quyết để doanh nghiệp vừa và nhỏ ‘hút’ được nhân tài
Việc thu hút được nhân tài để phục vụ cho chiến lược phát triển luôn là vấn đề nan giải với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa
Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.
VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank
Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại
Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.
Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá
Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.