Leader talk

Bí mật sau cú bứt tốc của những đôi giày Biti’s

Đặng Hoa Thứ tư, 31/03/2021 - 11:34

Những chiến dịch được thực hiện một cách nhanh chóng, những ý tưởng thành hình chỉ sau một đêm mà vẫn thành công vang dội là điều mà không mấy nhãn hàng có thể làm được.

Có những chiến dịch được Biti's thực hiện chỉ sau 1 đêm lên ý tưởng và thiết kế bản vẽ

"Vỡ trận" sau trận chiến trên tuyết của U23 Việt Nam

Có lẽ những người yêu bóng đá Việt Nam sẽ khó quên được trận chung kết giữa Việt Nam và Uzbekistan trong mùa giải vô địch bóng đá U23 châu Á năm 2018 diễn ra trên sân bóng Thường Châu (Trung Quốc) trong cơn mưa tuyết. 

Dù không đoạt chức vô địch nhưng với người hâm mộ, Việt Nam thua cuộc trong một thế đầy tự hào với cú sút bóng được mô tả là “cầu vồng tuyết” của Quang Hải và sự nỗ lực hết mình của đồng đội trong tiết trời khắc nghiệt. Đã rất lâu người hâm mộ mới có dịp đổ ra đường ăn mừng với niềm tự hào Việt Nam.

Với các nhãn hàng, đó cũng là một thời điểm vàng để bắt “trend” (xu hướng) và những người làm marketing của Biti’s cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, làm thế nào để khác biệt, để thực sự thu hút công chúng và thực hiện một cách nhanh chóng khi sự kiện vẫn còn nóng lại không hề dễ dàng, đặc biệt là với những ngành hàng vốn dĩ phải tốn hơn nửa năm trời mới ra được sản phẩm như ngành giày dép.

Anh Nguyễn Phú Cường, Giám đốc Marketing của Biti’s cho biết, chỉ trong một đêm ngày diễn ra chung chết, đội ngũ marketing Biti’s đã làm việc với đội thiết kế để ra bản vẽ đôi giày Biti’s Hunter phiên bản giới hạn The Red Snow – phiên bản Tự hào.

Sau khi có bản vẽ, đội marketing lập tức trao đổi với phó tổng phụ trách thiết kế của Biti’s về ý tưởng, về sức nóng của sự kiện và sự cần thiết phải đưa ra quyết định nhanh chóng thay vì tốn cả tuần nghiên cứu như trước đây. Song song đó, đội marketing làm việc với bộ phận sản xuất cũng như bộ phận bán hàng về việc mở kênh đặt hàng trực tuyến.

Theo anh Cường, đây là một bước đi rất mới do trước đây khi mua giày Biti’s, khách hàng chỉ lựa chọn mua hàng trực tiếp tại cửa hàng thay vì nghĩ đến đặt hàng trước, phải rất đặc biệt khách hàng mới dám bỏ tiền ra trước và chờ đợi sản phẩm.

Đại diện Biti’s cho biết, chưa bao giờ website của Biti’s chứng kiến một lượng traffic kéo tới khổng lồ như vậy và bị sập trong một vài phút. Thời điểm đó, Biti’s mới làm chiến dịch đặt hàng trực tuyến lần đầu, chưa biết đến các thủ thuật công nghệ, hơn nữa, hãng cũng chỉ quyết định bán giới hạn số lượng để kỷ niệm. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ, đã có hơn 20 nghìn đôi Biti’s Hunter phiên bản giới hạn The Red Snow được đặt trong khi thực tế chỉ quyết định sản xuất 5.000 đôi.

“Chúng tôi được quyền làm những thứ rất nhanh, sự linh hoạt ứng biến là cái tạo dấu ấn trên thị trường, tất nhiên là với một nền tảng mình hiểu rõ thương hiệu muốn gì, muốn đi về đâu, muốn truyền thông điệp gì cho người tiêu dùng qua sản phẩm như thế nào. Bên cạnh đó, tốc độ là lợi thế rất mạnh mà các thương hiệu nội địa có thể tận dụng”, anh Cường nói trong chương trình "Cafe thực chiến" do CSMO tổ chức.

Chìa khoá của tốc độ nằm ở sự tin tưởng, trao quyền

Ngành giày dép là một ngành rất đặc thù trong giới thời trang vì tốn rất nhiều thời gian để có thể ra được sản phẩm. Anh Cường cho biết, từ lúc có bản vẽ thiết kế, một đôi giày phải tốn 8-10 tháng mới ra được thị trường do đòi hỏi sự tỉ mỉ, hàm lượng lớn về mặt gia công, chưa kể đến số size còn phân hoá cao, trải dài từ nhỏ đến lớn…

'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

Sự ra đời của Biti’s Hunter cùng với sự chuyển mình của “thương hiệu quốc dân” đã dần thay đổi được nhận định của giới trẻ về những đôi giày của Biti’s. Đó là một thương hiệu trẻ trung, năng động, không còn cũ kỹ, giá cả hợp lý và chất lượng tiêu chuẩn quốc tế.

Nhưng để đạt được những thành công như hôm nay thì đội ngũ của Biti’s phải “vắt chân lên cổ chạy” như mô tả của anh Cường. Nếu không tiến hành nhanh, các hiệp định thương mại tự do được ký kết, nhu cầu và thu nhập của người trẻ tăng lên mà không có một sự lựa chọn về thương hiệu nội địa thì khách hàng dễ dàng chuyển sang các thương hiệu nước ngoài. Nếu chậm một vài năm, thương hiệu sẽ mất rất nhiều thời gian để lấy lại được niềm tin và tin yêu của công chúng.

Ngay từ đầu, hãng đã định hướng dồn toàn lực cho Biti’s Hunter như một nguồn tăng trưởng mới, không chỉ nhanh mà còn là mũi nhọn để trong một thời gian ngắn có thể thay đổi toàn bộ nhận thức và kéo một lượng lớn khách hàng trẻ về cho Biti’s. 

Tâm thế đó kết hợp khả năng chuyên môn sẵn có sau gần 40 năm của thương hiệu số 1 về ngành giày dép ở Việt Nam cùng những bước lên kế hoạch chuẩn bị bài bản đã khiến quá trình đưa ra sản phẩm được đẩy nhanh hơn.

Bên cạnh đó, sự chủ động, khả năng quyết định nhanh và linh hoạt được Giám đốc Marketing Biti’s đánh giá là điểm mạnh của các thương hiệu nội địa so với các tập đoàn đa quốc gia. Mặc dù các tập đoàn đa quốc gia có quy trình quy củ, khoa học và môi trường làm việc đa dạng nhưng do sự phối hợp giữa các phòng ban chặt chẽ, phải trình qua nhiều phòng ban và các cấp quản lý, từ nội bộ cho đến cấp vùng và toàn cầu nên việc ứng biến và đưa ra chiến dịch chỉ sau một đêm là điều rất khó thực hiện.

Ngược lại, sự linh hoạt ở Biti’s nói riêng và thương hiệu nội địa nói chung có thể dẫn đến một số trục trặc trong phối hợp nhưng các phòng ban như marketing của Biti’s lại được toàn quyền xử lý nên có thể vừa làm vừa sửa, khiến cho tốc độ thực hiện nhanh hơn.

“Ban lãnh đạo có niềm tin vào những ý tưởng mà bộ phận marketing đưa ra. Chúng tôi có góc nhìn xuyên suốt từ truyền thông, có ảnh hưởng đến thiết kế sản phẩm, triển khai sản phẩm ra các điểm bán. Marketing có đặc quyền được tham gia vào và có cách kết nối tất cả vào một đường dây xuyên suốt, từ đó triển khai một cách nhanh chóng”, anh Cường cho biết.

Kế thừa và sáng tạo để làm nên sự độc đáo và bứt phá

Những tư duy mới mẻ, sáng tạo và tốc độ của nhân sự Biti's một phần nhờ vào tư duy của những người lãnh đạo trẻ thuộc thế hệ tiếp nối. Đáng chú ý, Biti’s có sự chuyển giao không hề đứt gãy mà có sự kết nối và kế thừa. Giữa thế hệ sáng nghiệp và kế nghiệp của Biti’s có điểm chung là đều muốn xây dựng Biti’s trở nên vững mạnh theo một nền tảng vững chắc. Không cần đi quá nhanh, không cần có áp lực phải trở thành một cái gì đó lớn trong thời gian ngắn, quan trọng là biết vấn đề ở đâu và tìm cách giải quyết.

Bí mật đằng sau sự “bứt tốc” của những đôi giày Biti’s  1
CEO Biti's Vưu Lệ Quyên. Ảnh: Người Lao Động

Một trong những giá trị cốt lõi đi xuyên suốt qua các thế hệ Biti’s là chất lượng sản phẩm, là chữ “tốt”. Có thể cách nhìn về chữ “tốt” sẽ thay đổi theo thời đại, theo các nhóm người tiêu dùng khác nhau nhưng giữ được nó trong hệ giá trị cốt lõi đã giúp Biti’s có được tính bền vững trong chuyển giao.

Trong quá trình tiếp nối, giá trị của thương hiệu được thấm nhuần trong các thế hệ. Trước đây, Biti’s nâng niu bàn chân việt thì đến nay còn nâng niu sự tiến bộ của người việt, thương hiệu vẫn luôn muốn đồng hành và nâng niu người tiêu dùng. 

Giữ được cái cốt lõi đó, thương hiệu sẽ luôn đặt người tiêu dùng lên hàng đầu, không chỉ về trải nghiệm với sản phẩm mà còn tâm tư, tình cảm, ước mơ, nỗi sợ và vấn đề của họ để giúp họ giải quyết bằng sản phẩm giày dép hoặc một thông điệp, một hoạt động của thương hiệu mang tính truyền cảm hứng.

Một giá trị khác khiến Biti’s thành công và “bứt tốc” trong thời gian qua là tinh thần dám thử, dám thay đổi, dám chấp nhận sai và cùng ngồi lại để sửa sai. Từ lúc thế hệ kế nghiệp của Biti’s Vưu Lệ Quyên lên làm CEO, rất nhiều sáng kiến, hạng mục đổi mới sáng tạo được ứng dụng. Thế hệ lãnh đạo trẻ của Biti’s cũng chịu khó mở mang tiếp cận những ứng dụng công nghệ mới để chuyển đổi số, nâng cao năng suất và gia tăng tốc độ.

Biti’s Hunter ra đời đánh dấu sự thay đổi của một thương hiệu đã ăn sâu và tiềm thức của người tiêu dùng Việt hàng chục năm trời, như khai sinh một đứa con đẻ thay mình làm bạn đồng hành với người trẻ và nâng niu các giá trị của người trẻ Việt. 

Để đồng hành với người trẻ, Biti’s cũng phải là người trẻ, là gen Z, là một thế hệ trẻ trung, năng động, tốc độ, biết kế thừa, chọn lọc, phát huy và tạo nên bản sắc như cách mà thương hiệu đã khai thác thành công yếu tố “niềm tự hào dân tộc” qua các chiến dịch lớn được thực hiện trong suốt ba năm qua.  

'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

Leader talk -  3 năm
Bẵng đi một thời gian, người ta từng tưởng rằng Biti’s đã chìm vào quá khứ trong khi sản phẩm giày dép của các thương hiệu nước ngoài trở thành sự lựa chọn ưa thích của giới trẻ.
'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

'Thương hiệu quốc dân' trước nguy cơ bị quên lãng: Chuyện của Biti's

Leader talk -  3 năm
Bẵng đi một thời gian, người ta từng tưởng rằng Biti’s đã chìm vào quá khứ trong khi sản phẩm giày dép của các thương hiệu nước ngoài trở thành sự lựa chọn ưa thích của giới trẻ.
Ông Cô Gia Thọ và hành trình 'chọn việc khó' để xây thương hiệu Thiên Long

Ông Cô Gia Thọ và hành trình 'chọn việc khó' để xây thương hiệu Thiên Long

Leader talk -  3 năm

Đôi khi thành công là do lúc đó ta chọn việc khó để làm!

Định vị thương hiệu ngành gỗ Việt

Định vị thương hiệu ngành gỗ Việt

Leader talk -  3 năm

Đi cùng khát vọng hướng đến một Việt Nam thinh vượng, trở thành quốc gia có thu nhập cao năm 2045, ngành gỗ và chế biến gỗ cũng cần đặt tầm nhìn xây dựng Việt Nam trở thành “trung tâm đồ gỗ của thế giới”.

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Nắm bắt cơ hội xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam

Leader talk -  3 năm

“Tôi kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một đất nước an toàn, tăng trưởng cao, lấy hạnh phúc của người dân làm chủ đạo cho triết lý phát triển, trên nền tảng một nền kinh tế sáng tạo bền vững”, GS.TS Nguyễn Đức Khương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global).

Ông Lê Quốc Vinh: Làm quảng cáo như Biti’s với ca sĩ Sơn Tùng M-TP sẽ không còn hiệu quả

Ông Lê Quốc Vinh: Làm quảng cáo như Biti’s với ca sĩ Sơn Tùng M-TP sẽ không còn hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Theo ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Lê, thị trường quảng cáo hiện nay đang biến hóa rất khó lường, cách làm truyền thống - chọn mặt gửi vàng với một vài khuôn mặt đại diện sẽ không còn hiệu quả, thay vào đó là phương thức “tổ chức hàng loạt trận đánh nhỏ, nhưng chất”.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  20 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".