Viễn cảnh Bitcoin trở thành một phương tiện thanh toán như tiền và được hỗ trợ bởi chính phủ cũng như ngân hàng trung ương khó có thể xảy ra trong tương lai.
Nếu Bitcoin có thể thoát khỏi những vấn đề liên quan đến "bong bóng", nhiều điều thú vị sẽ diễn ra với đồng tiền này mà một trong số đó là việc liệu chính phủ các nước có nên tạo ra đồng tiền ảo riêng cho mình hay không.
Câu trả lời được đưa ra rằng vấn đề trên còn tùy thuộc vào các yếu tố là một câu trả lời không mấy thỏa mãn.
Tương lai của tiền mặt hiện đang trên đà phát triển và chính phủ các nước cũng như các ngân hàng trung ương không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chuẩn bị cho điều này mà tại tương lai đó, không cần thiết có một đồng tiền kỹ thuật số được hậu thuẫn bởi chính phủ.
Bên cạnh đó, nền tảng công nghệ của Bitcoin cũng như các đồng tiền khác sẽ tạo ra nhiều ứng dụng hữu ích nhưng việc thay thế tiền mặt sẽ ít có khả năng nằm trong số đó.
Công nghệ blockchain tạo ra cho Bitcoin hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, Bitcoin có thể được trao đổi ngang hàng (peer-to-peer hay P2P) mà không cần một trung gian. Thứ hai, Bitcoin cho phép các giao dịch ẩn danh.
Hai đặc điểm này khiến Bitcoin giống như tiền mặt nhưng trong khi tiền mặt được chịu trách nhiệm bởi chính phủ và giá trị được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương, Bitcoin lại không dưới quyền kiểm soát của bất kì ai.
Đây là một lỗ hổng chết người khiến Bitcoin khó trở thành một đồng tiền. Khi đó không có bất kì điều gì có thể ngăn chặn giá Bitcoin rơi rụng.
Chính phủ hoàn toàn có thể phát hành một đồng tiền kỹ thuật số riêng giống như Bitcoin, làm cho nó hợp pháp và hậu thuẫn giá trị của đồng tiền này nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại muốn làm như vậy.
Tiền mặt che giấu việc trốn thuế cũng như tội phạm và đây là hạn chế của loại tiền này theo quan điểm của chính phủ. Trong trường hợp tiền kỹ thuật số được phát hành bởi ngân hàng trung ương, nó sẽ có khả năng mất đi tính ẩn danh.
Thế nhưng ngân hàng trung ương lại không có lý do gì để phân phối loại tiền này cho một bên trung gian khác bởi bản chất ngân hàng trung ương là như vậy. Nếu thiếu đi các trung gian, các hệ thống dựa trên blockchain sẽ phức tạp hơn rất nhiều và đòi hỏi năng lượng máy tính nhiều hơn bao giờ.
Vì vậy, nếu viễn cảnh chính phủ phát hành một đồng tiền kỹ thuật số xảy ra, các đồng tiền này sẽ không hoạt động như cách mà Bitcoin hoạt động. Vấn đề này đặt ra một câu hỏi cơ bản hơn: liệu các đồng tiền kỹ thuật số có thật sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay?
Đừng coi vấn đề này là một điều hiển nhiên khi tiền mặt đang ngày càng trở nên lỗi thời. Ví dụ tại Thụy Điển, một số cửa hàng không còn chấp nhận tiền giấy hoặc tiền xu. Các quốc gia đang phát triển cũng ngày càng phát triển việc thanh toán thông qua điện thoại di động.
Tuy nhiên sự đổi mới về tiền điện tử không đặt ra đòi hỏi phải có đồng tiền kỹ thuật số, đặc biệt là đồng tiền ảo được hậu thuẫn bởi chính phủ.
Ngoài ra, sự phổ biến của một đồng tiền kỹ thuật số có thể tạo ra những hậu quả không mong muốn. Không giống như tiền mặt, đồng tiền ảo có thể thay thế các tài khoản kiểm tra tại các ngân hàng thương mại.
Điều này sẽ tạo ra sự cạnh tranh giữa các ngân hàng khiến họ phải cân nhắc lại việc kinh doanh và chính phủ cũng sẽ phải xem xét lại cách tiếp cận đối với các quy định về tài chính.
Nếu dựa vào những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ, giá Bitcoin được dự đoán sẽ tiếp tục giảm. Nhưng khát vọng làm giàu nhanh trong 'sòng bạc số' này rất khó có thể dập tắt. Và những câu nói đại loại như "Tôi đã nói với bạn rồi mà" sẽ tiếp tục dội vào những đôi tai điếc.
Việc cố gắng áp đặt quy định kiểm soát bitcoin cũng giống như việc giáng búa xuống con chuột chũi trong trò đập chuột (Whack-A-Mole) vậy. Điều này chỉ khiến nó lại mọc lên từ một chỗ khác.
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.