Phát triển bền vững

Biwase nhận khoản vay 13 triệu USD cho quản lý chất thải

Phương Anh Thứ hai, 12/12/2022 - 09:43

Không chỉ đáp ứng nhu cầu cấp thiết về quản lý chất thải hiệu quả, hai nhà máy của Biwase nhận khoản vay từ ADB sẽ chứng tỏ với các nhà tài trợ quốc tế và tài trợ thương mại rằng lĩnh vực quản lý chất thải của Việt Nam vừa khả thi vừa hấp dẫn.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và CTCP Nước và môi trường Bình Dương (BIWASE) mới đây đã ký khoản vay trị giá 13 triệu USD, để tài trợ cho việc xây dựng và vận hành một nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải, và một nhà máy chuyển hóa rác thành năng lượng (WTE) ở tỉnh Bình Dương.

Khoản tài trợ này bao gồm 7 triệu USD từ quỹ nguồn vốn thông thường của ADB, và 6 triệu USD từ Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Leading Asia (LEAP) do ADB quản lý.

Gói tài trợ này cũng bao gồm 7 triệu USD đồng tài trợ song song từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải sẽ có công suất xử lý 840 tấn mỗi ngày, trong khi nhà máy WTE sẽ có khả năng xử lý 200 tấn rác thải đô thị và công nghiệp mỗi ngày, để tạo ra 5MW điện năng để sử dụng nội bộ tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương. Sản phẩm đầu ra của nhà máy phân hữu cơ sẽ được bán làm phân bón dùng trong nông nghiệp.

Tổng Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB, bà Suzanne Gaboury, nhận định tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa nhanh của Việt Nam đã dẫn tới sự gia tăng đột biến chất thải công nghiệp và đô thị, nhưng nguồn tài chính dài hạn cho các nhà máy xử lý chất thải vẫn là một thách thức.

Dự án này đáp ứng nhu cầu cấp thiết về quản lý chất thải hiệu quả ở tỉnh Bình Dương.

Dự án cũng cung cấp một hình mẫu vững chắc để các bên cho vay thương mại cân nhắc những khoản đầu tư trong tương lai, nhằm giúp thành phố trở nên đáng sống hơn, và phát triển những phương thức tạo ra nguồn năng lượng tái tạo giúp giải quyết căn nguyên của biến đổi khí hậu.

Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất ở Việt Nam, nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng này tạo ra một lượng lớn chất thải rắn.

Năm 2019, toàn tỉnh Bình Dương phát sinh khoảng 2.600 tấn rác thải mỗi ngày, cao hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu. Các cơ sở sản xuất phân hữu cơ từ bùn thải và chuyến hóa rác thành năng lượng công nghiệp có thể giúp giảm lượng rác thải được đưa tới các bãi chôn lấp đang ngày càng gia tăng.

Ông Ramesh Subramaniam, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, nhận định rằng sự gia tăng nhanh chóng chất thải đô thị và công nghiệp tại các khu vực phát triển nhanh của Việt Nam đang gây áp lực cho hệ thống quản lý chất thải của quốc gia, và nếu không được kiểm soát, có thể đe dọa sức khỏe cộng đồng.

Dự án này hỗ trợ những nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm cải thiện hệ thống quản lý chất thải nói chung. Dự án sẽ cung cấp một mô hình cho các tỉnh khác ở Việt Nam và các nước xung quanh đang tìm cách giảm thiểu chất thải thông qua các hệ thống xử lý hiện đại, và giảm khối lượng rác thải đưa tới bãi chôn lấp.

Ông Nguyễn Văn Thiện – Chủ tịch HĐQT của BIWASE, cho biết: “ADB là đối tác lâu dài của chúng tôi trong hoạt động hỗ trợ các ưu tiên về nước và vệ sinh của Việt Nam, và chúng tôi mong đợi được tiếp tục hợp tác với ADB trong dự án này. Dự án sẽ chứng tỏ với các nhà tài trợ quốc tế và tài trợ thương mại rằng lĩnh vực quản lý chất thải của Việt Nam vừa khả thi vừa hấp dẫn”.

BIWASE được thành lập năm 1975 với danh nghĩa là đơn vị thuộc sở hữu của chính phủ, và là một trong những nhà cung cấp dịch vụ xử lý rác thải công nghiệp lớn nhất cho các khách hàng thương mại và công nghiệp ở Việt Nam.

Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2016, và niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM vào năm 2017. BIWASE là đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý chất thải rắn đô thị duy nhất cho tỉnh Bình Dương từ các khâu thu gom, tái chế, xử lý và tiêu hủy cuối cùng.

LEAP là quỹ do ADB quản lý với số vốn cam kết lên tới 1,5 tỷ USD từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản. Được thành lập vào năm 2016, LEAP tập trung vào việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân chất lượng cao và bền vững giúp giảm phát thải carbon; cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng; và cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông dễ dàng tiếp cận với chi phí phù hợp cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.

Dấu ấn doanh nghiệp tư nhân trong giảm thiểu rác thải nhựa

Thời gian qua, điện rác nói riêng và lĩnh vực tái chế rác thải nhựa tại Việt Nam nói chung ghi nhận những chuyển biến tích cực, từ hành động của người tiêu dùng, doanh nghiệp đến các tổ chức cấp vốn.

Cuối năm ngoái, IFC cam kết đầu tư 30 triệu USD để xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và chuyển hóa thành điện năng tại tỉnh Bắc Ninh, trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh nỗ lực hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việt Nam cũng đã nhận chương trình tài trợ xanh đầu tiên với quy mô lớn do VPBank thực hiện với khoản tín dụng trị giá hơn 212 triệu USD do IFC cấp. Chương trình này bao gồm tám nhóm tài sản xanh, trong đó có nhóm “sản phẩm, sản xuất, và công nghệ thân thiện với môi trường và/hoặc phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn”.

Về phía các doanh nghiệp, năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn giúp quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.

PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.

Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.

Gian nan tìm lời giải cho bài toán công nghệ xử lý rác thải

Gian nan tìm lời giải cho bài toán công nghệ xử lý rác thải

Phát triển bền vững -  2 năm
Nhiều công nghệ xử lý rác thải tiên tiến đã được áp dụng và đem lại hiệu quả cao tại các nước phát triển, tuy nhiên khó có thể đạt được hiệu quả tương tự tại Việt Nam.
Gian nan tìm lời giải cho bài toán công nghệ xử lý rác thải

Gian nan tìm lời giải cho bài toán công nghệ xử lý rác thải

Phát triển bền vững -  2 năm
Nhiều công nghệ xử lý rác thải tiên tiến đã được áp dụng và đem lại hiệu quả cao tại các nước phát triển, tuy nhiên khó có thể đạt được hiệu quả tương tự tại Việt Nam.
Giảm rác thải nhựa từ những mô hình kinh doanh sáng tạo

Giảm rác thải nhựa từ những mô hình kinh doanh sáng tạo

Phát triển bền vững -  2 năm

Nhiều sáng kiến kinh doanh hữu ích góp phần giảm thiểu rác thải nhựa đã được giới thiệu tại chung kết cuộc thi PlastiNOvation.

Máy tách sợi chuối: Biến 'rác thải' thành nông sản có giá trị

Máy tách sợi chuối: Biến "rác thải" thành nông sản có giá trị

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trên thế giới, vải sợi chuối là một trong những loại vải có giá trị cao, được nhiều thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù chuối là một loại cây rất phổ biến nhưng loại cây này thường bị chặt bỏ sau thu hoạch và trở thành chất thải mà chưa được tận dụng hiệu quả. Hiểu được giá trị và tiềm năng của cây chuối, anh Bùi Khánh Dũng (công ty Musa Pacta) đã chế tạo ra một loại máy biến thân cây chuối thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm giá trị cao.

Những mô hình kinh doanh ‘không rác thải’

Những mô hình kinh doanh ‘không rác thải’

Phát triển bền vững -  2 năm

Quán cà phê tái chế Hidden Gem, tiệm tạp hóa sử dụng bao bì No Waste To Go là những mô hình kinh doanh sáng tạo, được ra đời với ước vọng lan tỏa lối sống “không rác” tới cộng đồng.

Thế giới phân loại rác thải sinh hoạt như thế nào?

Thế giới phân loại rác thải sinh hoạt như thế nào?

Phát triển bền vững -  2 năm

Phân loại rác thải tại nguồn là giải pháp cốt lõi trong ứng dụng kinh tế tuần hoàn, hiện đang được các quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ tái chế áp dụng.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  14 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  14 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  16 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  19 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  20 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".