Phát triển bền vững

Thế giới phân loại rác thải sinh hoạt như thế nào?

Phạm Sơn Thứ sáu, 22/07/2022 - 19:55

Phân loại rác thải tại nguồn là giải pháp cốt lõi trong ứng dụng kinh tế tuần hoàn, hiện đang được các quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ tái chế áp dụng.

Phân loại rác thải tại nguồn là trọng tâm chính sách quản lý rác thải rắn ở nhiều quốc gia.

Hy Lạp

Chưa đầy một năm kể từ khi hòn đảo Tilos thuộc đất nước Hy Lạp thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn mới, ông Aristoteles Chatzifountas, chủ một quán rượu địa phương, vẫn chưa thể tin được hòn đảo nơi ông sinh sống đã đóng cửa các bãi rác.

86% lượng rác thải được tái chế tại Tilos đã biến quốc đảo tự trị này thành ngôi sao sáng về kinh tế tuần hoàn tại Hy Lạp cũng như tại toàn châu Âu. Một trong những thay đổi đột phá về chính sách đóng góp cho tỷ lệ này là việc bắt buộc thực hiện phân loại rác thải tại nguồn.

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Chatzifountas cho biết, ông cùng những người dân xung quanh mất khoảng 1 tháng để vứt rác thải vào 3 thùng rác, bao gồm thùng đựng rác tái chế; thùng đựng rác thực phẩm và thùng đựng các loại rác thải khác.

Việc thu gom rác thải được chính quyền Tilos giao cho một liên minh doanh nghiệp tư nhân là Polygreen. Liên minh này cử các công nhân đến thu gom rác tại Tilos vài lần mỗi tuần, sau đó tiếp tục phân loại thủ công và bán với giá cao cho các công ty tái chế.

Đức

Tại Đức, quốc gia dẫn đầu châu Âu về tỷ lệ tái chế, việc phân loại rác thải tại nguồn cũng được áp dụng một cách bắt buộc. Với khung chính sách thúc đẩy tái chế và kinh tế tuần hoàn được ban hành từ rất sớm, hệ thống phân loại rác thải tại nguồn ở Đức tương đối phức tạp so với nhiều quốc gia khác.

Thông thường, mỗi hộ gia đình tại Đức phải làm quen với 5 thùng rác: Thùng màu xanh lam dành cho giấy và bìa cứng; thùng màu vàng cho rác thải nhựa và kim loại; thùng màu nâu cho rác thải hữu cơ; thùng màu xám dành cho rác không có giá trị tái chế; thùng đựng rác thải thủy tinh.

Bên cạnh đó, một số loại rác thải không được coi là rác sinh hoạt tại Đức, có thể kể đến như các loại pin và đồ điện tử. Đối với rác thải loại này, Đức thiết lập các cơ sở thu gom ở siêu thị và cửa hàng điện tử để doanh nghiệp có thể thu hồi lại theo đúng quy định của công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ngoài ra, đối với nhiều loạt bao bì, thay vì bỏ vào thùng rác, người dân Đức cũng có thể trả lại tại các máy đặt cọc – hoàn trả.

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Đối với rác thải cỡ lớn như đồ nội thất, vật liệu xây dựng… người Đức đem tới các trung tâm tái chế. Tính riêng tại thủ đô Berlin, có tới 17 trung tâm tái chế đang hoạt động, sẵn sàng nhận hầu như mọi loại vật liệu thải bỏ từ người tiêu dùng.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, việc phân loại rác thải tại nguồn được triển khai từ năm 1995. Giống như nhiều quốc gia khác, Hàn Quốc quy định chia chất thải rắn sinh hoạt làm 3 loại, bao gồm rác tái chế, rác thực phẩm và rác sinh hoạt khác. Mỗi loại rác có một túi đựng riêng và phí thu gom rác thải được thu dựa trên bán những chiếc túi này.

Tuy nhiên, không phải cứ vứt rác vào đúng túi quy định là xong việc. Chính quyền Hàn Quốc yêu cầu người dân phải rửa sạch rác thải tái chế trước khi vứt bỏ. Nếu chưa được rửa sạch, những rác thải này dù có giá trị cao cũng sẽ được xem là rác thông thường và người xả thải sẽ bị phạt nếu để chúng vào túi rác tái chế.

Đối với rác thải điện tử, pin và bóng đèn, Hàn Quốc thiết lập những điểm thu gom tiện lợi tại siêu thị, trung tâm dân cư hoặc viện dưỡng lão. Tuy nhiên, rác thải loại này phải ở tình trạng còn nguyên vẹn, có thể xử lý, tái chế dễ dàng thì mới được tiếp nhận.

Nhật Bản

Nhật Bản cũng là một quốc gia châu Á tiên phong trong việc thiết lập khung chính sách quản lý rác thải và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn hiệu quả. Tại Nhật Bản, rác thải sinh hoạt được chia làm 4 loại chính, bao gồm rác dễ cháy; rác không thể cháy; rác có thể tái chế và rác thải cỡ lớn.

Rác tái chế tại một số địa phương ở Nhật Bản có thể tiếp tục được phân thành 4 loại là chai thủy tinh; lon nước giải khát; chai nhựa và bình xịt khí dung. Các loại rác tái chế này cũng cần được để riêng trước khi vứt bỏ.

Không phân loại rác có bị xử phạt?

Việt Nam

Phân loại rác thải tại nguồn là một trong những nội dung mới được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường 2020 của Việt Nam, kèm theo nội dung thu phí rác thải theo khối lượng, dựa trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Đây là công cụ quan trọng để hướng tới áp dụng kinh tế tuần hoàn cũng như thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với cộng đồng doanh nghiệp. Theo Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), hành vi của người tiêu dùng là mắt xích tiên quyết cần phải giải quyết để thiết lập kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì.

Cách thức thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ở Việt Nam đã được quy định cơ bản và đang trong quá trình xây dựng chi tiết tại mỗi đại phương. Tham khảo chính sách của các quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ tái chế có thể đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá giúp Việt Nam thực thi hiệu quả công cụ phân loại rác thải tại nguồn.

Triển khai dự án tái chế 'lon thành lon'

Triển khai dự án tái chế "lon thành lon"

Phát triển bền vững -  2 năm

Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường hợp tác với doanh nghiệp triển khai dự án tái chế tuần hoàn khép kín "lon thành lon".

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Bí quyết cho tỷ lệ tái chế trên 90% của các nước châu Âu

Phát triển bền vững -  2 năm

Áp dụng hệ thống đặt cọc - hoàn trả giúp tỷ lệ thu hồi, tái chế, tái sử dụng bao bì tại nhiều nước châu Âu đạt trên 90%.

Hỗ trợ ngành tái chế: Khuyến khích thay vì trợ cấp

Hỗ trợ ngành tái chế: Khuyến khích thay vì trợ cấp

Phát triển bền vững -  2 năm

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, tiền thu được từ công cụ thu gom, tái chế bắt buộc (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất – EPR) sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế, tuy nhiên cần theo hướng khuyến khích thay vì trợ cấp để đạt được hiệu quả.

Ai được nhận tiền hỗ trợ từ cơ chế thu gom, tái chế bắt buộc

Ai được nhận tiền hỗ trợ từ cơ chế thu gom, tái chế bắt buộc

Phát triển bền vững -  2 năm

Hoạt động phân loại, thu gom, tái chế sản phẩm, bao bì sẽ nhận được hỗ trợ từ tiền đóng góp của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nếu đáp ứng được một số điều kiện.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  5 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  9 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  5 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  9 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  13 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  14 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  16 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.