Dệt may chuyển mình với kinh tế tuần hoàn
Phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng kinh tế tuần hoàn là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu riêng mang tầm quốc tế.
Nhiều sáng kiến kinh doanh hữu ích góp phần giảm thiểu rác thải nhựa đã được giới thiệu tại chung kết cuộc thi PlastiNOvation.
Xuất hiện ở một vị trí không quá nổi bật tại triển lãm thuộc khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022, nhưng gian hàng của Công ty CP VietCycle, nơi trưng bày sản phẩm máy bán dung dịch tự động Cycle Packing, lại trở thành tâm điểm của cả khu triển lãm.
Đón hàng trăm lượt khách ghé thăm, dự án của VietCycle nhận được những phản hồi tích cực đến từ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà; bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cùng nhiều nhà lãnh đạo, chuyên gia về môi trường và kinh tế tuần hoàn khác.
Cũng với chiếc máy này, sáng ngày 30/8 vừa qua, VietCycle đã xuất sắc vượt qua hơn 200 đội thi để giành giải Quán quân cuộc thi Tìm kiếm mô hình kinh doanh giảm thiểu rác thải nhựa thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn PlastiNOvation do Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh (GreenHub); Dự án Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương (LSPP) và Khoa Truyền thông và văn hoá đối ngoại, Học viện Ngoại giao, phối hợp tổ chức.
Theo đại diện VietCycle, Cycle Packing là chiếc máy bán dung dịch tự động đầu tiên trên thế giới tích hợp bán cả những chai, can nhựa tái chế, với hệ thống thanh toán linh hoạt, từ thu tiền mặt có trả lại tiền thừa cho tới thanh toán qua mã QR. Chiếc máy được đặt thí điểm tại các tòa chung cư để tìm hiểu thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng, lấy đó làm nền tảng tiếp tục tối ưu hóa.
Đại diện doanh nghiệp này cho biết, những thực hành lối sống xanh như tái chế, tái sử dụng lại bao bì cũ đã được người tiêu dùng thực hiện từ nhiều năm, nhưng không phát triển và lan rộng do thiếu những giải pháp giúp việc này trở dễ dàng hơn. Dự án Cycle Packing được ra đời để giải quyết chính nút thắt kể trên, qua đó vừa hướng người tiêu dùng tới lối sống thân thiện với môi trường, vừa hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Cùng lọt vào vòng chung kết cuộc thi PlastiNOvation với ý tưởng khuyến khích tái sử dụng là dự án Trạm Refill của doanh nghiệp xã hội One4One. Trong dự án này, One4One thiết lập những trạm refill là điểm bán hàng tự cân đong và sử dụng bao bì có thể tái sử dụng.
Hiện tại, khoảng 30 trạm refill và 300 túi tái sử dụng đang được dự án triển khai. Tham gia cuộc thi, One4One kỳ vọng nhận được thêm nhiều nguồn lực hỗ trợ cũng như góp ý xây dựng mô hình kinh doanh để hiện thực hóa mục tiêu giảm thiểu 10 nghìn bao bì nhựa mỗi năm.
Đội thi Mana.st đem đến chung kết cuộc thi PlastiNOvation ý tưởng thay thế ống hút nhựa bằng ống hút sản xuất từ sậy. Sở hữu công nghệ tiên tiến, ống hút sậy của Mana.st có khả năng ngăn ngừa mối mọt, giữ được chất lượng sau khi ngâm nước sôi và hoàn toàn có thể tái sử dụng nhiều lần.
Trong trường hợp ống hút sậy bị thải bỏ, Mana.st cung cấp giải pháp thu hồi trở lại để sản xuất than không khói để “khép kín vòng lặp tuần hoàn” một cách tối ưu nhất.
Hợp tác với Công ty CP Raincoffee để cung cấp ống hút sậy cho các quán cà phê nằm trong chuỗi của Raincoffee, Mana.st kỳ vọng chuyển đổi hơn 300 nghìn ống hút nhựa sang ống hút sậy thân thiện với môi trường. Hiện tại, ống hút sậy đang được Mana.st trợ giá để khuyến khích các quán cà phê lựa chọn sử dụng.
Nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía ban giám khảo, dự án Ống hút sậy thay thế nhựa của Mana.st đạt giải 3 cuộc thi PlastiNOvation. Bên cạnh giải thưởng trị giá 2 nghìn USD của cuộc thi, Mana.st cũng nhận được gói đầu tư trị giá 10 nghìn USD từ nhà đầu tư cá nhân là ông Nguyễn Huy Minh, Giám đốc điều hành Sunshine Holdings.
Đội thi Dấu chân xanh giới thiệu tới ban giám khảo và khách tham gia vòng chung kết PlastiNOvation dự án Tái chế vỏ hộp sữa. Sau một thời gian triển khai, Dấu chân xanh đạt được công suất tái chế 10 tấn mỗi ngày, tương đương với ít nhất 20% lượng vỏ hộp sữa thải ra tại Hà Nội.
Hiện tại, Dấu chân xanh đang tích cực kết hợp với hội phụ nữ các quận, huyện và trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội để thu gom không chỉ vỏ hộp sữa mà còn những rác thải dùng một lần khác. Dự kiến, dự án hướng tới việc chuyển giao công nghệ để lan tỏa mô hình tới các địa phương trên khắp cả nước.
Đội thi Daravin đến từ Công ty TNHH Sản xuất thương mại và kỹ thuật Minh Khôi là đội thi duy nhất giới thiệu giải pháp ứng dụng trong công nghiệp tại vòng chung kết cuộc thi PlastiNOvation. Ý tưởng của Daravin là thay thế những màng bọc hàng nhựa PE dùng một lần bằng màng vải có khả năng tái sử dụng, từ đó vừa giảm thiểu lượng nhựa thải ra môi trường, vừa tối ưu chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.
Khởi động dự án từ năm 2019, dự án của Daravin cung cấp giải pháp thay thế cho 45 khách hàng doanh nghiệp, bán ra 25 nghìn sản phẩm và giảm thiểu được khoảng 200 tấn rác thải nhựa từ màng PE.
Với thành tích khả quan và tiềm năng phát triển trong tương lai, Daravin nhận được giải Nhì cuộc thi PlastiNOvation, với giải thưởng là gói đầu tư trị giá 5 nghìn USD.
Bên cạnh 5 đội tham gia vòng chung kết, cuộc thi PlastiNOvation còn nhận được hàng trăm lượt đăng ký dự thi, trong đó có nhiều dự án đặc biệt ấn tượng, cung cấp những giải pháp hữu ích hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu rác thải nhựa, có thể kể đến như VECA; MangLub; Hợp tác xã Vụn Art...
Những giải pháp, mô hình sáng tạo đến từ các tổ chức, doanh nghiệp đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực đã chứng minh kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh doanh hiệu quả, có khả năng ứng dụng cao, đem đến lợi ích toàn vẹn cho cả 3 trụ cột là kinh tế, môi trường và xã hội.
Phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng kinh tế tuần hoàn là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu riêng mang tầm quốc tế.
Nhiều mô hình hướng đến kinh tế tuần hoàn đang được triển khai tích cực tại các địa phương. Cần có nhiều chính sách khuyến khích hơn nữa từ phía Nhà nước để những mô hình được nhân rộng và tạo ra giá trị tối ưu.
Theo bà Diana Torres, Trưởng phòng Chính sách công Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam, kinh tế tuần hoàn là chìa khóa cho sứ mệnh phục hồi kinh tế xanh hậu Covid-19, đem lại nhiều cơ hội cho các quốc gia, các doanh nghiệp và dự án khởi nghiệp.
Khảo sát hơn 500 doanh nghiệp cho kết quả, chỉ 20 – 30% hiểu rõ và 3 – 6% doanh nghiệp hiểu rất rõ về kinh doanh tuần hoàn.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.