Doanh nghiệp
Bỏ học MBA về Việt Nam bán vé xe khách, chàng trai này giờ sở hữu startup hàng chục triệu USD
Trần Nguyễn Lê Văn lên ý tưởng thành lập Vexere từ một lần đọc báo về tình trạng khan vé xe mùa Tết. Nhận thấy đây là một thị trường lớn ở Việt Nam, quy mô khoảng 2 - 3 tỷ USD, anh quyết định bỏ ngang chương trình học ở Mỹ để về nước khởi nghiệp.

3 giờ chiều, Quang Tuấn - một sinh viên xa nhà ra bến xe Mỹ Đình bắt xe về Yên Bái. Như thường lệ, anh lên xe, kiếm cho mình một chỗ ngồi tốt, và bắt đầu chờ đợi.
Xe khá vắng nên anh dễ dàng tìm được một chỗ khá ổn. 3 giờ 30 phút, xe bắt đầu lăn bánh. Rất đúng giờ. Thế nhưng, thay vì đi về phía Yên Bái, xe chậm rãi vòng quanh những địa điểm quanh bến xe để bắt khách.
Gần 1 tiếng sau, khi chiếc xe đã nhận được kha khá khách cũng như những lời phàn nàn, lái xe mới quyết định ra đường cao tốc để bắt đầu cuộc hành trình.
Nhận 150.000 đồng từ tay Tuấn, người phụ xe vừa cười vừa giải thích: "Chú thông cảm, xe phải đủ người thì chạy mới có lời, chứ đi xe không thì bọn anh chết".
Tuấn không tỏ ra khó chịu. Anh đã quá quen với điều này.
Trên thực tế, gần 30 năm sau đổi mới, giao thông của Việt Nam đã khác xưa rất nhiều. Những đường cao tốc trải dài thay thế những con đường đầy ổ gà. Xe cũng đẹp hơn, máy lạnh đầy đủ. Việc "nhồi" khách quá mức cũng không còn thường xuyên.
Thế nhưng cách để bắt một chuyến xe vẫn không có gì thay đổi: Ra bến xe, mua vé và chờ đợi xe chạy vòng quanh đón khách trước khi khởi hành. Thậm chí, đối với cả nhà xe cũng như hành khách, những phiền toái và mất thời gian đã trở thành một phần của văn hóa đi xe khách tại Việt Nam.
Là thị trường có quy mô lên đến hàng tỉ USD, nhưng đa số vé xe khách vẫn được bán theo cách thủ công
Theo ông Trần Nguyễn Lê Văn , đồng sáng lập kiêm CEO của Vexere, bán vé xe trực tuyến là mô hình kinh tế dựa trên quy mô. Muốn tồn tại trong lĩnh vực này, doanh nghiệp phải giải quyết 2 vấn đề lớn.
Thứ nhất là tính phân mảnh trong thị trường này rất cao, hiện có khoảng 2.000 nhà xe hoạt động trên cả nước. Trình độ ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở các tỉnh cũng là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều.
Thứ 2 là thói quen thanh toán. Ở Việt Nam, chi trả bằng tiền mặt vẫn rất phổ biến. Các doanh nghiệp bán vé xe trực tuyến phải tìm cách giao vé thu tiền hộ ít chi phí hơn so với việc dựa vào đội ngũ giao hàng khi mở rộng sang các tỉnh.
Việc cùng lúc đẩy cả 3 mảng là đối tác, mở rộng mạng lưới và thu hút khách hàng sử dụng đã làm thị trường khá sôi động lúc ban đầu... Tuy nhiên, do khó khăn, đến nay chỉ còn vài cái tên hoạt động. Trong đó, Vexere.com tạm thời dẫn đầu thị trường này.
Trong năm 2017, mỗi ngày có gần 150.000 vé xe được đăng bán thông qua của hệ thống Vexere, tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường. Công ty đang đặt mục tiêu đạt tỉ lệ 40% vào cuối năm 2018.

Cuộc cách mạng Vexere
Trần Nguyễn Lê Văn lên ý tưởng thành lập Vexere từ một lần đọc báo về tình trạng khan vé xe mùa Tết. Nhận thấy đây là một thị trường lớn ở Việt Nam, quy mô khoảng 2 - 3 tỷ USD, anh quyết định bỏ ngang chương trình học ở Mỹ để về nước khởi nghiệp.
Thời gian đầu, Vexere bị từ chối vì nhiều chủ xe không quan tâm, họ đã quen với việc quản lý thủ công và rất ngại thay đổi. Tuy nhiên, sau thời gian dài thuyết phục, các đối tác này phải thừa nhận, quản lý truyền thống thất thoát rất nhiều và là bài toán chưa có lời giải. Nhiều yếu tố minh bạch đồng nghĩa doanh thu của họ giảm đi.
"Chúng tôi thuyết phục họ rằng phần mềm vẫn có thể cân đối quyền lợi của đôi bên. Khi nhà xe kiểm soát được thất thoát, họ sẽ trả lương theo thị trường. Trước đây, do không kiểm soát được thất thoát nên họ thường trả lương rất thấp", ông Văn cho biết.
Những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho "cuộc cách mạng" Vexere là nhà xe Sao Việt đi Sapa, Hà Linh đi Nha Trang, Gia Phúc đi Cam Ranh. Càng về sau này, càng nhiều doanh nghiệp bắt tay với Trần Nguyễn Lê Văn, khách hàng từ đây có thêm nhiều lựa chọn, và trở nên trung thành với nền tảng Vexere.
Nhờ vậy, trong 3 năm trở lại đây, công ty giữ được mức tăng trưởng doanh thu 300 - 500%/năm dù rất ít đầu tư cho hoạt động quảng bá, tiếp thị.
Và đây cũng là yếu tố giúp VeXeRe hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Tháng 1/2018, công ty nhận đầu tư mới từ Quỹ Spiral Ventures (Singapore). Trước đó, Công ty đã nhận đầu tư từ CyberAgent Ventures (Nhật) và Pix Vine Capital (Singapore) lần lượt vào năm 2013 và 2015.
Khi cuộc chơi tăng tốc
CEO Vexere cho rằng, đây là thời cơ thích hợp để người Việt Nam có một cuộc cách mạng trong ngành giao thông vận tải, cũng như du lịch. Cách mà Vexere tham gia thị trường không đơn thuần là đi bán sản phẩm, mà còn giúp phía nhà xe phát triển hơn, trở nên hiện đại hóa hơn.
"Nhờ áp dụng công nghệ, các nhà xe tiết kiệm được tới 40% chi phí. Trước kia, nhà xe vận hành thủ công nên không biết lúc nào trống ghế, báo cáo sổ sách thống kê không nhìn được vấn đề. Các đầu văn phòng không có nhiều kết nối, không có quy trình rõ ràng, thông tin chưa đầy đủ. Hệ thống Vexere ra đời, họ sẽ biết được đầu cầu này bán được bao nhiêu vé, từ đó gia tăng doanh thu cho chính nhà xe", ông Văn nói.
Trong ngành vận tải hành khách, luôn tồn tại bài toán mang tên "trống ghế". Giải quyết vấn đề này, CEO này cho biết, đây đơn thuần là quy luật cung cầu thị trường.
Tỉ lệ lấp đầy của xe khách nói chung luôn là 70%, trong khi chi phí cho một lượt xe luôn cố định. Thông qua các nhà xe, Vexere biến 30% vé thừa này thành vé giá rẻ - tương tự như cách các hãng hàng không giá rẻ ở Việt Nam hoạt động.
Với tỉ lệ chiết khấu khoảng 10-15%, hoạt động bán vé xe đóng góp rất lớn vào doanh thu chung của công ty, bên cạnh việc bán phần mềm quản lí trực tuyến cho các nhà xe - theo hình thức thu phí hàng tháng.
Nói về những mục tiêu sắp tới, Trần Nguyễn Lê Văn cho biết, Vexere đang gấp rút ra mắt ứng dụng riêng, có cả phiên bản cho hành khách và tài xế. Nhiệm vụ của ứng dụng là cố gắng đơn giản hóa việc đi xe, thuận tiện trong thanh toán, cũng như đặt vé.
Sau xe khách, Vexere đang cân nhắc tập trung thêm một số mảng như xe lửa, máy bay. Bên cạnh đó, công ty còn có ý định đưa nền tảng của mình sang một số quốc gia trong khu vực. Với tiềm lực hiện tại, ông Văn bật mí, định giá Vexere là 8 chữ số (hàng chục triệu USD).
Bỏ lương ngàn đô ở Viettel, cựu sinh viên Bách Khoa khởi nghiệp chinh phục thị trường 12 tỷ USD
Khởi nghiệp và nhạc Trịnh trong Nguyễn Hữu Thái Hòa
Nếu một lần được nhìn thấy hình ảnh Nguyễn Hữu Thái Hòa trên sân khấu, ngân nga hát một bài nhạc Trịnh, chẳng ai có thể nghĩ rằng người đàn ông này khi bước xuống lại là một doanh nhân, một chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược vốn ẩn chứa nhiều toan tính.
Bỏ lương ngàn đô ở Viettel, cựu sinh viên Bách Khoa khởi nghiệp chinh phục thị trường 12 tỷ USD
Đích đến của CEO Đậu Ngọc Huy là chiếm lĩnh vị trí số 1 ở Đông Nam Á và chinh phục thị trường toàn cầu trong 5 năm tới.
Về Việt Nam khởi nghiệp, cựu sinh viên Ngoại thương gọi vốn thành công 3 triệu USD
Ứng dụng hỗ trợ mua sắm Clingme do ông Trần Hải Quang sáng lập là số ít startup tại Việt Nam huy động được 3 triệu USD sau 5 năm hoạt động.
Bài học cho Việt Nam nhìn từ trung tâm khởi nghiệp của châu Âu
Con đường để Phần Lan vươn mình trở thành nền kinh tế sáng tạo thứ 4 thế giới, trung tâm khởi nghiệp của châu Âu để lại nhiều bài học quý giá cho những quốc gia đang muốn xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp như Việt Nam.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Ông chủ Hoa Sen và nước cờ cổ phiếu quỹ giữa sóng gió kinh doanh
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Hòa Phát hưởng lợi lớn từ hàng rào thuế quan
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Tham vọng lớn của Hóa chất Đức Giang sau khi ký với "khách sộp"
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Biến động nhân sự kéo lùi nhựa An Phát
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.