Nhiều hãng xe mở rộng khai thác thị trường xe tải, xe bus điện
Các hãng xe Trung Quốc đang thể hiện vị thế tiên phong trong việc phát triển và cung ứng dòng xe tải điện và xe bus điện.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Triển khai Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải theo Quyết định 876 của Thủ tướng, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa ký duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố” với một số thông tin đáng chú ý.
Theo đó, đến năm 2035, Hà Nội xác định mục tiêu sử dụng 100% xe buýt điện, năng lượng xanh (CNG/LNG) trên cơ sở chuyển đổi (từ xe buýt diezel hiện hữu) và phát triển mới. Với kịch bản phát triển 1.019 xe và 68 tuyến buýt trợ giá, đề án đòi hỏi tổng vốn đầu tư khoảng 56.035 tỷ đồng.
Trong đó, riêng phần vốn phục vụ chuyển đổi chiếm 75% - khoảng 42.450 tỷ đồng (Nhà nước chi 29.820 tỷ đồng, doanh nghiệp đầu tư 12.630 tỷ đồng) và phần còn lại dành cho phát triển.
Cụ thể về nguồn lực, ngân sách thành phố tham gia trợ giá phát sinh do phát triển các tuyến buýt mới; hỗ trợ vay mua phương tiện và đầu tư hạ tầng trạm điện/trạm nạp khí. Trong khi đó, doanh nghiệp sẽ đảm nhận mua phương tiện, đầu tư hạ tầng trạm điện/trạm nạp khí và chi trả một phần chi phí lãi vay.
UBND TP Hà Nội tính toán, các chi phí mua phương tiện, đầu tư hạ tầng trạm điện/nạp khí và chi trả lãi vay tương tự như phương án chuyển đổi. Đồng thời, phương án trợ giá phát sinh được tính bình quân vào khoảng 2.300 tỷ đồng/năm/1903 phương tiện và có tính giảm do áp dụng thẻ vé liên thông và phương án tăng giá vé.
Đề án sẽ được triển khai làm hai giai đoạn. Trong đó, thời gian 2025-2030 sẽ tập trung phát triển các tuyến buýt sử dụng điện, năng lượng xanh kết nối với các tuyến đường sắt đô thị (phát triển theo tiến độ các tuyến đường sắt đô thị đưa vào khai thác vận hành), các khu đô thị mới.
Ở giai đoạn còn lại, phát triển các buýt sử dụng điện, năng lượng xanh kết nối trực tiếp từ trung tâm của các đô thị vệ tinh tới các điểm trung chuyển ở khu vực vành đai của đô thị trung tâm, phát triển các tuyến xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên nền các tuyến BRT, đường sắt đô thị trong quy hoạch.
Đối với các tuyến bus mở mới hoạt động trong khu vực đô thị trung tâm (trong Vành đai 4) yêu cầu sử dụng xe buýt điện.
Tuy vậy, Hà Nội cũng cho biết sẽ rất khó khăn để thực hiện 100% xe buýt điện theo đề án, do khả năng đáp ứng ba điều kiện gồm nguồn lực; cung cấp phương tiện xe bus điện các chủng loại khác nhau và nguồn điện - trạm sạc.
Từ đây, tham chiếu kinh nghiệm ở một số thủ đô trên thế giới, trong đó có Bắc Kinh (Trung Quốc), cũng như thực tiễn của TP. Hà Nội, đề án đưa ra lộ trình chuyển đổi như sau: năm 2025 chuyển đổi 5% xe bus điện (103 xe), giai đoạn 2026-2035: 50% xe bus điện – 50% xe bus LNG/CNG với tổng cộng 2.051 xe.
Cụ thể, trong năm tới, bốn công ty (Tổng công ty vận tải Hà Nội, Công ty CP vận tải Newway, Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân, Công ty TNHH du lịch dịch vụ xây dựng Bảo Yến) dự kiến vận hành thí điểm 5 tuyến buýt điện với 76 xe (11 xe bus nhỏ, 65 xe trung bình) để xây dựng định mức, đơn giá cho chủng loại xe sức chứa trung bình và nhỏ.
Đối với các tuyến buýt hết hạn thầu trong năm 2025, dự kiến sẽ chuyển đổi với các phương tiện buýt diezel lớn hết hạn khấu hao và hết hạn thầu sang xe buýt điện lớn do đã có định mức đơn giá xe buýt điện lớn (tuyến buýt số 34 với tổng số xe dự kiến là 27 xe).
Từ năm 2026, dự kiến Hà Nội sẽ ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá đầy đủ cho các chủng loại xe bus điện. Đồng thời, các đơn vị sẽ thay thế phương tiện đã hết thời gian khấu hao (10 năm) theo thời gian sử dụng phương tiện thực tế trên từng tuyến.
Tổng số phương tiện dự kiến chuyển đổi trong giai đoạn 2026-2030 là 1.813 xe, tỷ lệ chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh đến năm 2030 dự kiến đạt 93,4%.
Còn lại 238 xe sẽ được chuyển đổi trong giai đoạn cuối 2031-2035.
Việc thực hiện phương án này (đến năm 2035 thay thế 50% xe bus điện và 50% xe chạy bằng năng lượng CNG/LNG), sẽ đòi hỏi chi phí khoảng 48.625 tỷ đồng.
Trong đó, gần 36.000 tỷ đồng sẽ đến từ ngân sách thành phố. Riêng chi phí trợ giá để duy trì hoạt động đoàn phương tiện trong 11 năm từ 2025-2035 lên tới gần 35.996 tỷ đồng. Còn lại doanh nghiệp bố trí (mua phương tiện là 8.949 tỷ đồng).
Theo Đề án tính toán, mỗi xe buýt điện có giá khoảng 5.7 tỷ đồng trung bình, còn mỗi xe bus điện sức chứa lớn do Vinfast lắp ráp có giá khoảng 7,4 tỷ đồng. Xe buýt chạy bằng CNG/LNG có giá khoảng 3,2 tỷ đồng/xe trung bình, 2,3 tỷ đồng/xe nhỏ và 4 tỷ đồng/xe lớn.
Các hãng xe Trung Quốc đang thể hiện vị thế tiên phong trong việc phát triển và cung ứng dòng xe tải điện và xe bus điện.
Với việc Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội thống nhất đề án phát triển giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt điện, Thủ đô hứa hẹn được “phủ” 100% xe buýt điện từ sau năm 2040.
Dự kiến ngay trong tháng 10, VinFast hợp tác với Caron sẽ có 10 xưởng được đưa vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, đối tác của VinFast trên toàn quốc.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.