Các nhà bán lẻ ngoại tiếp tục đổ vốn vào thị trường Việt Nam

Phương Linh Thứ bảy, 12/06/2021 - 14:18

Mặc dù còn nhiều thách thức, song thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Thị trường bán lẻ Việt Nam hấp dẫn các đại gia ngoại

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong quý I/2021 tổng lượng vốn FDI đăng ký mới vào các lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa động cơ là 22,13 triệu USD, vào 42 dự án và chiếm 0,3% tổng vốn cả nước. 

Tại Hà Nội, vốn đăng ký mới trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa động cơ là 19,69 triệu USD từ 32 dự án, chiếm 40% tổng vốn vào Hà Nội và 89% tổng vốn FDI của cả nước vào riêng lĩnh vực này.

Trong số 66 dự án được cấp mới tại Hà Nội vào quý I/2021, có 5 dự án trung tâm mua sắm và siêu thị, đóng góp 13,48 triệu USD, tương đương 27% vốn FDI đăng ký mới tại thủ đô. Đáng chú ý, cả 5 dự án đều được phát triển bởi những nhà đầu tư lớn, theo đuổi hoạt động đầu tư dài hạn tại Việt Nam đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

Không chỉ chứng minh bằng những con số, sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam còn được thể hiện bằng việc các nhà đầu tư ngoại liên tục mở rộng hệ thống, chuyển đổi, mua bán, sáp nhập sôi động trên thị trường. 

Mới đây, một tập đoàn của Hàn Quốc đã bỏ vốn mua 16,26% cổ phần của Công ty cổ phần Dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce (đơn vị vận hành hệ thống VinMart thuộc Masan). 

Theo đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Masan lên kế hoạch đổi tên hệ thống bán lẻ VinMart thành WinMart, việc này đồng nghĩa với hơn 2.300 siêu thị, cửa hàng của hệ thống bán lẻ này đang “phủ sóng” khắp 58 tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ mang tên mới. 

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng xa xỉ

Một đại gia bán lẻ ngoại khác, Aeon mới đây cũng thông tin về việc dự kiến xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam. 

Bên cạnh đó, Tập đoàn Central Retail đã đổi tên 7 siêu thị Big C thành Tops Market và 5 đại siêu thị Big C thành GO!. Năm 2021, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục phát triển mở rộng với tổng giá trị đầu tư khoảng 6,6 tỷ bath (211 triệu USD), dự định mở mới 4 trung tâm thương mại và đại siêu thị GO! tại Thái Nguyên, Bà Rịa, Thái Bình và Lào Cai và 1 siêu thị Mini Go! ở Tây Ninh.

Trong kế hoạch 5 năm tới, Central Retail dự kiến đầu tư khoảng 35 tỷ bath (1,1 tỷ USD) với mục tiêu mở rộng kinh doanh tại 55 tỉnh, thành trên toàn quốc để cung cấp những dịch vụ toàn diện hơn và tạo ra nhiều công việc và thu nhập ổn định cho người Việt Nam.

Trước sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam với các đại gia ngoại, các chuyên gia của Savills chỉ ra rằng, Việt Nam có lợi thế lớn với nền kinh tế phát triển nhanh trong khu vực Đông Nam Á. Trong quý I/2021, GDP của Việt Nam đạt tăng trưởng 4,5%, thể hiện các hoạt động kinh tế tích cực trong bối cảnh đại dịch toàn cầu. 

Vốn FDI cam kết trong quý đầu tiên tăng 18,5%, trong khi FDI giải ngân tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, số lượng dân số tăng đều và chi tiêu tiêu dùng tăng nhanh cũng khiến thị trường bán lẻ tại Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, Việt Nam hiện có chỉ số kinh tế vĩ mô hứa hẹn như tăng trưởng GDP mạnh mẽ, tăng trưởng chi tiêu đi kèm với quá trình đô thị hóa nhanh.

Nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh hấp dẫn, Việt Nam được xem như một điểm đến đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đà tăng trưởng GDP, tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam dự kiến vẫn tiếp tục diễn ra nhanh chóng. Số lượng tầng lớp trung lưu tại Việt Nam đồng thời gia tăng.

Theo nghiên cứu của World Bank, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam hiện chiếm 13% tổng dân số và sẽ đạt 26% vào năm 2026. Tăng trưởng này sẽ tạo ra sự thay đổi lạc quan trong tổng chi tiêu tiêu dùng nội địa. Hơn nữa, việc GDP bình quân đầu người gần chạm mức 3.000 USD/năm cũng đồng thời cho thấy tiềm năng đáng kể cho ngành bán lẻ tại Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý khác, các hiệp định thương mại song và đa phương giữa Việt Nam và các đối tác sẽ hỗ trợ sự phục hồi và tăng trưởng của thị trường bán lẻ.

Thách thức của các nhà bán lẻ ngoại

Tuy nhiên, ông Matthew cũng cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, hiện các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải những thử thách nhất định khi đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Nguyên nhân là do tại Việt Nam, bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo. Theo thống kê của Nielsen, bán lẻ truyền thống, bao gồm các cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống, vẫn chiếm 74% thị phần thị trường, và tăng 1%/năm. Trong khi đó, bán lẻ hiện đại chiếm 26% thị phần, với mức tăng 12%/năm.

Hơn nữa, tuy thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nhưng các doanh nghiệp nắm giữ thị trường chủ yếu vẫn là những thương hiệu nội địa như Vingroup, Masan và MWG.

Ngành bán lẻ: Dù sóng cả không ngã tay chèo

Do không đủ khả năng cạnh tranh, một số nhà bán lẻ nước ngoài đã phải rời khỏi thị trường. Trong khi đó, những doanh nghiệp nội địa đã nắm bắt thành công cơ hội M&A để tăng quy mô cũng như mở rộng thêm thị phần thị trường bán lẻ trong nước.

Đơn cử như việc chuỗi siêu thị Auchan từ Pháp được chuyển nhượng cho nhà bán lẻ nội là Saigon Coop, hay sự tháo chạy của các tập đoàn tiềm lực như Casino Group, Metro Group khỏi thị trường.

Tuy vậy, Việt Nam vẫn giữ lợi thế về môi trường đầu tư như ổn định chính trị và chính sách quản lý vốn, tất cả đều tạo thêm sức hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài. Mặc dù đầu tư bất động sản tạm thời gặp các vướng mắc về pháp lý, Thủ tướng Chính phủ đang thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tạo thêm cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá quỹ đất.

Đánh giá về các giải pháp dành cho các nhà bán lẻ quốc tế, ông Matthew Powell cho rằng, các nhà bán lẻ thường được xem là những doanh nghiệp mang lại sự tiện lợi và giá trị đồng tiền. Do đó, việc quản lý chặt chẽ nguồn lực và giữ vững tỷ suất lợi nhuận sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ gặt hái được nhiều thành công hơn tại thị trường Việt Nam.

Các yếu tố có thể hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng được tối đa cơ hội trong thị trường bán lẻ gồm: quan hệ và quy mô, cam kết giá trị hấp dẫn, xây dựng mô hình kinh doanh vững chắc, xây dựng thương hiệu, nắm rõ thị trường bán lẻ, không ngừng đổi mới và phát triển trên nền tảng đa kênh.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam là một trong những nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ nhất tại khu vực cũng đã thúc đẩy các công ty toàn cầu đầu tư nhiều hơn nữa vào thị trường thương mại điện tử trong nước. Theo số liệu của Bộ Công Thương, 53% dân số tham gia mua bán trực tuyến, đưa thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2020 tăng trưởng 18%, đạt 11,8 tỷ USD.

Theo kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, đến năm 2025, có tới 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng hoá và dịch vụ trực tuyến đạt trung bình 600 USD/người/năm. Doanh số thương mại điện tử mô hình B2C tăng 25%, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Theo dự báo, 55% tổng dân số Hà Nội sẽ mua sắm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử, với tăng trưởng doanh thu đạt 20%/năm vào năm 2025. Đây sẽ là thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà bán lẻ ngoại.

Thị trường bán lẻ: Trong chán, ngoài thèm

Thị trường bán lẻ: Trong chán, ngoài thèm

Tiêu điểm -  3 năm
Thương mại điện tử đang vẽ nên một sân chơi mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thị trường bán lẻ: Trong chán, ngoài thèm

Thị trường bán lẻ: Trong chán, ngoài thèm

Tiêu điểm -  3 năm
Thương mại điện tử đang vẽ nên một sân chơi mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam.
Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

Tài chính -  3 năm

Sau giao dịch 400 triệu USD với gã khổng lồ bán lẻ trực tuyến Alibaba và một nhóm các nhà đầu tư, Masan đang đàm phán một giao dịch đầu tư chiến lược khác trị giá từ 300 - 400 triệu USD vào The CrownX, dự kiến hoàn tất trong năm 2021.

Vũ khí mới của các đại gia bán lẻ

Vũ khí mới của các đại gia bán lẻ

Tiêu điểm -  3 năm

Từ mô hình các cửa hàng offline đạt lợi nhuận, các nhà bán lẻ lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online và phát triển nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp

Hai bệ đỡ của của thị trường bán lẻ trong đại dịch

Hai bệ đỡ của của thị trường bán lẻ trong đại dịch

Tiêu điểm -  3 năm

Sự tham gia của các thương hiệu ngoại cùng với tăng trưởng thương mại điện tử đã trở thành bệ đỡ cho khu vực bán lẻ phát triển trong bối cảnh đầy thách thức do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Bán lẻ trực tuyến thăng hoa nhờ Covid-19

Bán lẻ trực tuyến thăng hoa nhờ Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30 - 60% giữa bối cảnh bán lẻ trực tuyến sôi động.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  2 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  2 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  5 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  7 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  7 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".