Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
Việt Nam và nhiều nền kinh tế châu Á đang nỗ lực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy lùi dịch bệnh nhưng vẫn duy trì sản xuất, bảo vệ chuỗi cung ứng.
Bước vào năm 2021, nền kinh tế khu vực châu Á nhận được nhiều dự đoán tươi sáng, khi về cơ bản khống chế thành công đại dịch và lấy lại đà tăng trưởng, đặc biệt khi công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin đạt được nhiều thành tựu.
Tuy nhiên, Covid-19 lại tiếp tục phủ bóng đen lên châu lục này, với diễn biến thậm chí còn nghiêm trọng và khó lường hơn so với năm 2020.
Số ca lây nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến Ấn Độ rơi vào tình trạng “vỡ trận” vào tháng 4 vừa qua và tình hình vẫn gần như chưa thể được kiểm soát. Số người tử vong vì Covid-19 tại quốc gia Nam Á này mới đây đã cán mốc 300.000 người.
Tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp ở khu vực Đông Nam Á. Malaysia mới đây đã tuyên bố sẽ bước vào đợt phong tỏa toàn quốc trong khoảng nửa đầu tháng 6, sau khi chứng kiến số ca nhiễm Covid-19 trong ngày đến hơn 8.000, đẩy tổng số ca nhiễm lên khoảng 550.000. Số ca nhiễm tại Indonesia và Philippines cũng tăng vọt.
Thành công trong mục tiêu kép khi vừa khống chế đại dịch, vừa duy trì phát triển kinh tế năm 2020, Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng Covid-19 trong tháng 5, với số ca lây nhiễm tăng cao tại nhiều khu công nghiệp.
Tại Đài Loan, số ca nhiễm tăng gấp 3 lần so với trước đây chỉ trong vòng 13 ngày, tính từ 14/5, với gần 5.000 bệnh nhân mới.
Nikkei Asia Review bình luận, Việt Nam và Đài Loan đều chưa tiến hành triển khai vắc xin Covid-19 nhanh chóng mà tập trung vào việc ngăn chặn các ca nhiễm tại những điểm nóng, tăng cường kiểm soát biên giới, đồng thời tiến hành xét nghiệm và truy vết. Tỷ lệ tiêm chủng tại Việt Nam và Đài Loan hiện nay mới chỉ đạt được khoảng trên 1% dân số.
Bảo vệ ngành sản xuất trong cơn bùng dịch
Đài Loan là nền kinh tế cung ứng chip điện tử hiện đại, được ứng dụng cho các sản phẩm công nghệ cao từ điện thoại, máy tính cho tới xe hơi. Việt Nam đang là những nhà sản xuất điện tử quan trọng, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp như Foxconn, Intel chuyển chuỗi cung ứng về các quốc gia này theo xu thế Trung Quốc+1.
Các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia hay Philippines cũng là những mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự bùng phát dịch bệnh tại các châu Á gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng lên chuỗi cung ứng. Thậm chí, nhiều chuyên gia dự báo, xu thế dịch chuyển Trung Quốc+1 có thể sẽ bị đảo ngược.
Để bảo vệ chuỗi cung ứng công nghệ cao, các doanh nghiệp cũng như chính quyền đang thực hiện nhiều biện pháp cấp bách.
Người đứng đầu Cơ quan Kinh tế Đài Loan Vương Mỹ Hoa cho biết, mặc dù Covid-19 đang gia tăng và hình thức làm việc tại nhà được khuyến khích, Đài Loan vẫn sẽ nỗ lực để đảm bảo chuỗi cung ứng được hoạt động.
“Điều quan trọng là phải duy trì hoạt động sản xuất trong hoàn cảnh này. Các công ty cần phải phản ứng kịp thời nếu có công nhân tham gia sản xuất bị nhiễm vi rút”, bà Vương Mỹ Hoa nhấn mạnh
Tập đoàn Foxconn, nhà lắp ráp lớn của Apple tại Đài Loan cũng đang đề xuất tự mua vắc xin cho nhân viên để duy trì hoạt động, với mục tiêu tiêm chủng cho 10% nhân viên, còn lại sẽ được chuyển cho chính quyền Đài Loan sử dụng.
Tại Việt Nam, các biện pháp cấp bách cũng đang được triển khai khi nhiều nhà máy quan trọng trong các khu công nghiệp tại Bắc Ninh và Bắc Giang phải tạm ngưng hoạt động.
Chiều thứ 7 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã về thăm tâm dịch tại tỉnh Bắc Giang, chủ trì cuộc họp với các lãnh đạo tỉnh, đồng thời chỉ đạo những giải pháp tại chỗ, nỗ lực sớm đưa doanh nghiệp trở lại sản xuất.
Trước đó, Thủ tướng cũng đề nghị đặt ưu tiên cao nhất, dồn tổng lực hỗ trợ Bắc Giang và Bắc Ninh, nhấn mạnh quan điểm “sức khỏe của người dân là trên hết” nhưng vẫn cố gắng đảm bảo sản xuất, kinh doanh, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chiến dịch tổng lực tiêm phòng vắc xin được đẩy mạnh tại Việt Nam. Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp nhận 150 triệu liều vắc xin trong năm nay. 300.000 liều vắc xin mới về Việt Nam đã được chia đều cho Bắc Giang và Bắc Ninh để đẩy lùi dịch bệnh.
Các quốc gia như Ấn Độ, Malaysia và Philippines cũng nỗ lực triển khai vắc xin nhanh nhất có thể. Tính đến 30/5, Ấn Độ đã tiến hành tiêm chủng cho hơn 200 triệu người, đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Mỹ và Trung Quốc.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.