Tiêu điểm
Cần đặc biệt lưu tâm đến rủi ro lạm phát
Xung đột Nga – Ukraine gia tăng căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó kéo theo áp lực lạm phát đối với Việt Nam.
World Bank (Ngân hàng Thế giới) trong cập nhật kinh tế vĩ mô mới đây đánh giá mặc dù nền kinh tế Việt Nam tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi, rủi ro tiêu cực đã tăng cao do các ca nhiễm omicron đang quét.
Cùng với đó, xung đột Nga – Ukraine gia tăng tính bất định về phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo ra những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và tăng áp lực lạm phát.
Không chỉ vậy, World Bank đánh giá giá hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và có thể còn tiếp tục tăng trong ngắn hạn.
HSBC Việt Nam mới đây cũng lưu ý: “Các nhà hoạch định chính sách vẫn cần đặc biệt lưu tâm đến những rủi ro về lạm phát, vì giá hàng hóa tăng là vấn đề xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ xoay quanh nhiên liệu”.
Ông Nguyễn Bích Lâm, chuyên gia kinh tế, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đánh giá áp lực lạm phát trong năm 2022 là rất lớn, xuất phát từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu khiến giá dầu thế giới tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá của các hàng hóa trong nước do Việt Nam vẫn là nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu.
Ngoài ra, các gói hỗ trợ phục hồi của Chính phủ cũng sẽ là yếu tố có thể khiến lạm phát cao hơn.
Tại tọa đàm gần đây, TS. Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, lưu ý ngoài các yếu tố trên, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng khi nhiều quốc gia đang điều chỉnh giữa bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng tại một số khu vực gia tăng đáng kể, như châu Âu, Mỹ.
Trước những rủi ro trên, World Bank khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục triển khai tiêm liều vaccine tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát làn sóng Omicron.
Điều quan trọng là do tăng trưởng kinh tế của Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc – những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam – có thể bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng nên khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới, và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và các hiệp định thương mại tự do hiện có, để tăng cường khả năng chống chịu của xuất khẩu.
“Mặc dù cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả trong nước, nhưng giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu”, World Bank lưu ý.
Theo dự báo của Dragon Capital dựa trên các kịch bản giá dầu theo diễn biến xung đột giữa Nga và Ukraine, lạm phát Việt Nam 2022 sẽ tiến sát đến ngưỡng mục tiêu 4%, và thậm chí có khả năng tăng cao hơn.
Thời gian qua, lạm phát vẫn được kiềm chế dù giá nhiên liệu tăng. CPI tháng 2 tăng 1,4% so với cùng kỳ, ghi nhận mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
Giá xăng dầu tăng 5,8% so với tháng trước và 47,1% so với cùng kỳ năm trước, làm tăng chi phí giao thông, và do đó, làm tăng giá tiêu dùng.
Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định so với một năm trước nhờ chuỗi cung ứng trong nước được duy trì tốt.
Lạm phát cơ bản, không bao gồm lương thực, thực phẩm, năng lượng và các mặt hàng do Nhà nước quản lý giá, chỉ tăng 0,7% (so với cùng kỳ năm trước), tương đương tỷ lệ ghi nhận trong hai tháng trước đó, phản ánh nhu cầu trong nước phục hồi yếu.
Lạm phát có thể vượt 4% vì xung đột Nga – Ukraine
Nỗi lo lạm phát của doanh nghiệp
Trước sức ép của lạm phát, nhiều người nghĩ rằng chỉ có người tiêu dùng cuối cùng là chịu thiệt vì doanh nghiệp chuyển phần chi phí tăng thêm cho khách hàng. Nhưng thật ra, rất nhiều chủ doanh nghiệp cũng lo lắng không thua kém gì, thậm chí còn hơn. Họ cũng phải suy nghĩ đau đầu để tìm các giải pháp thích ứng.
Năm biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát năm 2022
Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường để có biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nhằm kiểm soát lạm phát ngay từ những tháng đầu năm 2022.
Dự báo lạm phát 2022 tăng vì giá nhiên liệu
HSBC dự báo lạm phát của Việt Nam 2022 ở mức trung bình 3%, tăng so với mức đưa ra trước đó, sau khi đánh giá tình hình giá nhiên liệu tăng cao.
Bóng ma lạm phát: Lựa chọn nào cho gói kích thích kinh tế
Áp lực lạm phát trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022 đang đặt ra thách thức lớn đối với những chương trình kích cầu, phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.