Doanh nghiệp
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Dự án bến cảng container quốc tế số 3 và số 4 tại Lạch Huyện với tổng mức đầu tư hơn 6.900 tỷ đồng đã chính thức được khánh thành chiều nay tại khu bến cảng Lạch Huyện, Hải Phòng.
Dự án này là một phần quan trọng của cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1323/QĐ-TTg ngày 9/10/2019, do Công ty CP Cảng Hải Phòng làm chủ đầu tư.

Khởi công tháng 7/2022, dự án gồm hai bến chính dài 750m, có khả năng tiếp nhận cỡ tàu 100.000DWT đầy tải và từ 165.000 - 200.000DWT giảm tải, cùng với một bến sà lan dài 150m, phục vụ sản lượng hàng hóa lên đến 1,5 triệu TEU mỗi năm.
Đặc biệt, bến số 3 và 4 được đầu tư và vận hành theo mô hình cảng xanh - cảng thông minh, ứng dụng công nghệ hiện đại và tự động hóa, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.
Với sự bổ sung bến số 3 và 4 tại Lạch Huyện, tổng công suất khai thác của Cảng Hải Phòng ước đạt gần 3,5 triệu TEU/năm, tạo lợi thế đáng kể về năng lực phục vụ khách hàng cả về quy mô lẫn độ phủ mạng lưới tại Hải Phòng.
Được vận hành khai thác bởi liên doanh chiến lược với hãng tàu lớn nhất thế giới có tên MSC thông qua liên doanh Cảng HTIT, bến số 3 và số 4 có tiềm năng thu hút các tuyến dịch vụ vận tải biển quốc tế, đặc biệt là từ chính MSC.
Trước đây, do hạn chế về độ sâu luồng và quy mô bến bãi, hàng hóa container xuất nhập khẩu tại khu vực phía Bắc chủ yếu phải trung chuyển qua các cảng quốc tế như Singapore hoặc Hong Kong.
Việc đưa vào khai thác các bến container số 3 và 4 của Cảng Hải Phòng, cùng bến số 5 và 6 được Hateco khánh thành trước đó, đã tạo điều kiện cho tàu mẹ trọng tải lớn cập thẳng cảng Lạch Huyện. Nhờ đó, hàng hóa có thể xuất khẩu trực tiếp từ Hải Phòng mà không cần trung chuyển. Chi phí logistics và thời gian vận chuyển được rút ngắn đáng kể.

Rõ ràng, dự án này đã tạo cho Cảng Hải Phòng lợi thế lớn trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các cảng ở khu vực Hải Phòng diễn ra gay gắt.
Dự án xây dựng cầu Máy Chai và việc thành phố Hải Phòng tiến hành thu hồi đất tại khu vực Hoàng Diệu đã tác động đến tâm lý của khách hàng, ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa thông qua cảng. Trong khi đó, các cảng cạnh tranh trong khu vực đẩy mạnh việc tái cơ cấu và chuyển đổi công năng nhằm đón đầu để thu hút hàng khi khu vực Hoàng Diệu bị di dời.
Cảng Nam Đình Vũ đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng với dự án xây dựng giai đoạn 3, hoàn thành nạo vét kênh Hà Nam và luồng vào cảng lên đến -8,5m cùng khả năng tiếp nhận tàu lớn hơn và cung cấp các dịch vụ xếp dỡ nhanh chóng. Đây là một thách thức lớn đối với các cảng trong khu vực khi các hãng tàu đang muốn nâng cao khả năng chất xếp, tối ưu hóa chi phí và khai thác hiệu quả hơn.
Các cảng nước sâu số 3-4-5-6 tại Lạch Huyện vừa được đưa vào vận hành sẽ làm ảnh hưởng đến các tuyến dịch vụ hiện tại đang khai thác tại khu Đình Vũ cũng như phải cạnh tranh gay gắt với HITC đã hoạt động từ trước.
Bên cạnh việc gia tăng năng lực cạnh tranh nhờ đưa vào khai thác bến số 3 và 4 Lạch Huyện, trong năm 2025, Cảng Hải Phòng sẽ nâng cấp cầu cảng và bổ sung thiết bị, nhân lực chất lượng cao để tiếp nhận cỡ tàu lên đến 40.000DWT tại cảng Chùa Vẽ sau khi sáp nhập cảng Hoàng Diệu và cảng Chùa Vẽ.
Độ sâu luồng sẽ được Cảng Hải Phòng nâng cấp đến -8,5m và mở rộng vũng quay tàu đến 300m để tăng khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn vào cảng Tân Vũ, cảng Đình Vũ. Đồng thời, họ cũng sẽ đầu tư thêm bốn cẩu STS hiện đại cho cảng Tân Vũ, cảng Đình Vũ… Đây là những bước đi quan trọng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường vận tải biển.
Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn như cạnh tranh gay gắt, bất ổn địa chính trị, cùng với ảnh hưởng từ việc giải ngân vốn đầu tư cho bến số 3, 4 Lạch Huyện, chi phí lãi vay từ các dự án đầu tư và tác động từ việc di dời cảng Hoàng Diệu, Cảng Hải Phòng vẫn đặt ra mục tiêu tham vọng cho năm 2025.
Cụ thể, Cảng Hải Phòng đặt mục tiêu đạt 49,5 triệu tấn sản lượng và doanh thu 3.650 tỷ đồng trong năm 2025, với 2.393.000 TEU container, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.353 tỷ đồng.
So với năm trước, các chỉ tiêu này tăng trưởng mạnh, với sản lượng hàng hóa tăng hơn 23%, doanh thu tăng hơn 25% và lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng gần 16%, phản ánh sự nỗ lực mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả hoạt động của Cảng Hải Phòng.
Chiến lược của doanh nghiệp này tập trung vào ba yếu tố. Một là tiếp tục nghiên cứu khả năng hợp tác, liên doanh liên kết với các khách hàng lớn để đảm bảo khai thác hiệu quả các hạ tầng cơ sở sẵn có của Cảng Hải Phòng.
Hai là khai thác có hiệu quả năng lực nội tại của Cảng Hải Phòng nhằm gia tăng chất lượng dịch vụ, quản lý hiệu quả chi phí để tăng tính cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ.
Ba là tiếp tục đầu tư chiều sâu đồng thời tận dụng mọi lợi thế và cơ hội để đầu tư mở rộng phát triển cảng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực sản xuất kinh doanh.
Cảng Hải Phòng và mắt xích chiến lược

Với tầm nhìn trở thành một trong những cảng biển hàng đầu thế giới, cụm cảng nước sâu Lạch Huyện đang được đầu tư xây dựng với quy mô 2.000ha, đường bờ biển 55km, công suất mục tiêu 100 triệu TEU/năm vào năm 2030.
Như vậy, với việc đưa vào vận hành bến số 3 và 4, cụm cảng nước sâu Lạch Huyện đã đưa vào hoạt động hệ thống 6 trong tổng số 15 bến theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá không chỉ của Hải Phòng mà của cả khu vực phía Bắc.
Với tốc độ tăng trưởng ổn định 12 - 15% mỗi năm, sản lượng hàng hóa qua hệ thống cảng Hải Phòng đạt khoảng 190 triệu tấn trong năm 2024 và dự kiến cán mốc 212 triệu tấn vào năm 2025.
Trong đó, bến cảng container quốc tế số 3 và số 4 Lạch Huyện được xem là một mắt xích chiến lược trong quy hoạch phát triển cảng biển quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh, giàu từ biển.
Dự án mang trong mình kỳ vọng trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa hiện đại, kết nối trực tiếp các tuyến vận tải biển quốc tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực xuất nhập khẩu, thúc đẩy thu hút đầu tư đồng thời góp phần phát triển ngành logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam theo hướng hiện đại và bền vững.
Bến số 5, 6 vừa được Hateco khánh thành vào tháng 4/2025 cũng là một dự án tầm cỡ với tổng diện tích 73ha, cầu bến dài 900m, độ sâu trước bến từ -16,8m đến - 18,4m, khả năng tiếp nhận cùng lúc hai tàu container cỡ lớn lên tới 200.000DWT, chiều dài tàu tối đa 400m.
Bến số 1, 2 Lạch Huyện do Công ty TNHH HICT (liên danh giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và nhà đầu tư Monnykit Co.,Ldt - Nhật Bản) đầu tư với tổng vốn hơn 7.000 tỷ đồng·đã được đưa vào vận hành từ năm 2018.
Ngoài ra, bến số 7 và 8 tổng chiều dài 900m đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư vào năm 2023. Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho chủ đầu tư là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, tổng vốn hơn 12,7 nghìn tỷ đồng, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác từ quý IV/2027.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Doanh nghiệp cảng biển gặp khó
Các doanh nghiệp cảng biển đang phải đối mặt với vấn đề nạo vét, hàng tồn kho chưa có phương án giải quyết.
Sóng lớn ngành cảng biển
Sau giai đoạn khó khăn, ngành cảng biển Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng tích cực từ năm 2024 nhờ triển vọng sản lượng hàng hóa xuất khẩu phục hồi.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Cảng Hải Phòng tăng lực cạnh tranh với 2 bến quốc tế mới ở Lạch Huyện
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Sun Group trúng đấu giá khu đất gần 60ha ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Thẻ tín dụng đầu tiên gắn với dấu mốc lịch sử của Việt Nam được phát hành trong thời gian kỷ lục
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.