Sóng lớn ngành cảng biển

Trần Anh Thứ năm, 06/06/2024 - 16:24

Sau giai đoạn khó khăn, ngành cảng biển Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng tích cực từ năm 2024 nhờ triển vọng sản lượng hàng hóa xuất khẩu phục hồi.

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển đặt mục tiêu doanh thu cao trong năm nay. Ảnh minh họa: Hoàng Anh

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 sắp diễn ra, CTCP Gemadept dự kiến sẽ xin ý kiến về phương án chào bán tối đa 103,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng với tỷ lệ thực hiện quyền 3:1.

Công ty đang có vốn điều lệ gần 3.105 tỷ đồng, nếu chào bán hoàn tất, vốn điều lệ mới tăng lên tối đa 4.140 tỷ đồng.

Với giá chào bán dự kiến 29.000 đồng/cổ phiếu, công ty muốn thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Phần lớn nguồn tiền huy động sẽ dùng để mua sắm tài sản cố định, trả nợ ngân hàng và còn lại dùng để góp vốn vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ.

Ban lãnh đạo đánh giá việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực mở rộng quy mô, nâng cao năng lực tài chính, cân đối vốn cho các hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư thời gian tới.

Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2024, cổ phiếu chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng.

Trước đó, năm 2022, Gemadept từng đưa ra phương án phát hành hơn 100 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3:1 cho cổ đông hiện hữu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, công ty đã xin tạm dừng thực hiện trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, do có sự thay đổi theo căn cứ tình hình thị trường, kế hoạch kinh doanh 2023 và nhu cầu sử dụng vốn.

Kế hoạch tăng vốn được tái khởi động trong bối cảnh giá cổ phiếu Gemadept tăng mạnh. Hiện giá cổ phiếu quanh mức 84.000 đồng/cổ phiếu. 

Giá cổ phiếu Gemadept tăng cao nhờ triển vọng kinh doanh tích cực của ngành cảng biển. Sau giai đoạn khó khăn, ngành cảng biển Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực trong năm 2024 nhờ triển vọng sản lượng hàng hóa xuất khẩu phục hồi.

Bên cạnh đó, đầu tư công được thúc đẩy, các hệ thống giao thông được kết nối và hoàn thiện sẽ hỗ trợ ngành logistics và cảng biển hoạt động hiệu quả hơn, sôi động hơn.

Số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam cho thấy, trong hai tháng đầu năm 2024, đối với hàng container, tổng sản lượng thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 4 triệu TEU, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 1,3 triệu TEU, tăng 20%; hàng nhập khẩu đạt hơn 1,2 triệu TEU, tăng 19%; hàng nội địa đạt gần 1,5 triệu TEU, tăng 40%.

Với Gemadept, trong quý I/2024 công ty ghi nhận sản lượng toàn hệ thống đạt 908.000 TEU, tăng 56% so với cùng kỳ. Trong đó, cảng Gemalink ghi nhận sản lượng 355.451 TEU, tăng hơn gấp đôi, mang về 47,8 tỷ đồng lợi nhuận cho Gemadept. Cùng kỳ năm ngoái, cảng Gemalink lỗ 38,7 tỷ đồng.

Năm nay, Gemadept đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục 4.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ triển khai Gemalink 2 với tổng đầu tư vào khoảng 300 triệu USD. Sau khi hoàn thành, tổng công suất thiết kế cảng sẽ đạt 3 triệu TEU, mức cao nhất so với các đối thủ lớn khác trong khu vực Đông Nam Á. Khu vực cảng mới dự kiến đưa vào khai thức từ 2025 – 2026.

Với cảng Nam Đình Vũ được chia làm ba giai đoạn, giai đoạn 1 khai thác từ 2018, giai đoạn hai từ giữa 2023, giai đoạn ba dự kiến khởi công từ đầu quý III năm nay với tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng. Gemadept kỳ vọng phát triển Nam Đình Vũ trở thành cảng sông lớn nhất miền Bắc, nâng tổng công suất thêm 67% lên 2 triệu TEU.

Tương tự, CTCP vận tải và xếp dỡ Hải An cũng ghi nhận kết quả tích cực trong quý I. Doanh thu công ty đạt hơn 700 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ sau khi mở thêm các tuyến vận tải mới.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 32%, với đóng góp chính từ hoạt động khai thác tàu khi sản lượng dự kiến đạt 702.000 TEU, tăng 60% so với năm 2023.

Cuối năm ngoái, Hải An đã nhận bàn giao một tàu container đóng mới có tải trọng 1.800 TEU mang tên HAIAN ALFA, đây là tàu mới hiện đại có tải trọng lớn nhất đội tàu container tại Việt Nam. Trong năm nay, công ty dự kiến sẽ nhận thêm ba tàu đóng mới.

Công ty đặt mục tiêu gia tăng thị phần vận tải container và phạm vi hoạt động trên tuyến nội địa bằng việc tăng số chuyến và các cảng ghé mới, cùng với liên doanh ZIM-HAIAN phát triển các tuyến nội Á (Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Đông), khai thác đội tàu hiệu quả thông qua việc áp dụng linh hoạt tỷ lệ tàu được công ty tự khai thác và cho thuê định hạn, đồng thời tiết giảm các chi phí.

Trong khi đó, CTCP Container Việt Nam (Viconship) mở rộng dư địa tăng trưởng thông qua hoạt động mua cổ phần các doanh nghiệp trong ngành. Từ đầu năm đến nay, Viconship liên tiếp nâng tỷ lệ sở hữu tại Hải An từ 2,96% lên 6,6% vốn điều lệ.

Hiện Viconship đang triển khai chào bán hơn 133,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, mục đích huy động vốn chủ yếu là nhằm thâu tóm Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ (sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ tại Hải Phòng), dự kiến sẽ nâng tỷ lệ sở hữu từ 35% lên 79%.

Chứng khoán TPS nhận định, khởi đầu thuận lợi sẽ tạo tiền đề cho ngành cảng biển tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm 2024. 

Theo TPS, các công ty vận tải biển sẽ được hưởng lợi nhờ áp lực lạm phát trên toàn cầu hạ nhiệt và nhu cầu tại thị trường Trung Quốc phục hồi khi những chính sách hỗ trợ nền kinh tế đã bắt đầu “thẩm thấu”. Hoạt động thương mại khu vực châu Á cũng được dự báo sẽ tăng trưởng ổn định trong 2024.

Thêm vào đó, giá cước neo cao sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển có hoạt động cho thuê tàu như Xếp dỡ Hải An.

Tuy nhiên, TPS vẫn lưu ý về tình trạng dư cung tàu container trên thị trường nội địa, điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên giá cước nội địa.

Công ty chứng khoán SSI tin tưởng ngành logistics có thể phục hồi về sản lượng nhờ hoạt động sản xuất đang gia tăng, từ đó làm giảm áp lực lên giá cước trung bình. Bên cạnh đó, chi phí nhiên liệu giảm cũng là một yếu tố tích cực.

EIA dự báo, năm 2024 và 2025, giá dầu thô trung bình sẽ ở gần mức trung bình năm 2023 là 82 USD/thùng, nhờ sự cân bằng về cung - cầu. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp vận tải biển bình ổn chi phí nhiên liệu đầu vào trong thời gian tới.

Trong dài hạn, ngành cảng biển toàn Đông Nam Á đang hưởng lợi mạnh mẽ từ việc dịch chuyển chuỗi cung ứng. Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu chủ yếu của thị trường châu Âu và Bắc Mỹ nhưng đang mất dần thị phần vào tay Đông Nam Á và Nam Á. Trong đó Việt Nam là nước đạt mức tăng mạnh nhất từ chiếm tỷ trọng 6% (2016) lên đến 13% (2022).

Quảng Nam yêu cầu Thaco dừng hỗ trợ lập quy hoạch cảng biển

Quảng Nam yêu cầu Thaco dừng hỗ trợ lập quy hoạch cảng biển

Tiêu điểm -  1 năm
Sau hơn một năm chấp thuận, tỉnh Quảng Nam đã dừng việc hỗ trợ, lập đề xuất quy hoạch của Thaco liên quan tới vùng đất, vùng nước cảng biển trên địa bàn.
Quảng Nam yêu cầu Thaco dừng hỗ trợ lập quy hoạch cảng biển

Quảng Nam yêu cầu Thaco dừng hỗ trợ lập quy hoạch cảng biển

Tiêu điểm -  1 năm
Sau hơn một năm chấp thuận, tỉnh Quảng Nam đã dừng việc hỗ trợ, lập đề xuất quy hoạch của Thaco liên quan tới vùng đất, vùng nước cảng biển trên địa bàn.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  1 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  5 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  7 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  8 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  8 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  9 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  12 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.