Leader talk

Cảnh báo về cuộc chạy đua xây nhà máy điện mặt trời

Đặng Hoa Thứ hai, 19/11/2018 - 10:08

Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đang đua nhau đầu tư dự án điện mặt trời nhưng thiếu hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật.

Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam

Cuộc chạy đua đầu tư dự án điện mặt trời bắt đầu tăng tốc kể từ tháng 4/2017, sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đưa ra nhiều cơ chế ưu đãi về thuế và đất đai để khuyến khích phát triển điện mặt trời. 

Bên cạnh đó, đầu ra cho các dự án cũng được quy định rõ ràng khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ điện từ dự án điện mặt trời với giá tương đương 9,35 cent/kWh (trên 2.000 đồng/kWh) trong vòng 20 năm.

Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên và Tây Ninh…là những địa phương được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất bởi lượng mưa ít, số ngày nắng nhiều và đặc biệt là có nguồn bức xạ ổn định.

Tháng 9/2018, Khánh Hòa công bố chín dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực với tổng diện tích 795ha, tổng mức đầu tư 13.020 tỷ đồng; đồng thời đưa ra 29 địa điểm để nghiên cứu đầu tư dự án điện mặt trời.

Tại Ninh Thuận, tính đến tháng 9 năm nay có khoảng 19 dự án điện mặt trời đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đồng ý bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực. Trong đó, có 14 dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư với quy mô công suất 716,5 MW, tổng vốn đăng ký 20.079 tỷ đồng và năm dự án đang lập thủ tục cấp quyết định chủ trương.

Với điều kiện tự nhiên gần tương tự Ninh Thuận, Phú Yên cũng công bố 14 địa điểm có tiềm năng phát triển dự án điện năng lượng mặt trời.

Bên cạnh đó, nhiều chủ đầu tư cũng đứng ngồi không yên vì sợ không kịp hoàn tất khối lượng công việc để đóng điện vào tháng 6/2019 vì chỉ đóng điện vào thời điểm này mới được hưởng giá bán điện ưu đãi của Bộ Công thương.

Đánh giá về việc phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) cho rằng, các doanh nghiệp hiện nay đang ồ ạt đi xin cấp giấy phép nhưng không nhiều doanh nghiệp có đủ năng lực để thực hiện.

Theo đó, những người làm điện mặt trời ở Việt Nam hiện nay có trình độ không cao, thiếu hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật trong lĩnh vực này; chủ yếu là người kinh doanh xin cấp đất, xin giấy phép dự án.

“Thấy giá cao thì cứ vẽ ra để bán dự án mà không thể thực hiện. Tiềm năng điện mặt trời ở Việt Nam rất cao vì bức xạ mặt trời ở nước ta thuộc loại tốt nhưng doanh nghiệp chưa làm được vì không ký được hợp đồng với EVN. Chẳng hạn, EVN yêu cầu lưu điện thì chẳng ai biết về nó”, ông Ngãi nhìn nhận.

Theo Chủ tịch VEA, điện mặt trời thường không ổn định do phụ thuộc vào thời tiết và rất khó kết nối vào lưới điện quốc gia trong khi những dự án có công suất hàng chục, hàng trăm MW bắt buộc phải nối.

Cụ thể, muốn nối được với với điện lưới quốc gia phải có một hệ thống đồng bộ gọi là hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS). Tuy nhiên, đầu tư vào hệ thống này rất tốn kém, 1MW tốn khoảng 1 triệu USD.

Năng lượng tái tạo không bao giờ thay thế được điện truyền thống

Theo Chiến lược phát năng lượng tái tạo đến 2030, tầm nhìn 2050, điện năng sản xuất từ năng lượng mặt trời từ 10 triệu kWh năm 2015, đến 2020 tăng lên 1,4 tỷ kWh, năm 2030 tăng lên 35,4 tỷ kWh và năm 2050 tăng lên 210 tỷ kWh.

Cuộc chạy đua xây nhà máy điện mặt trời ở Việt Nam khó tìm ra đích đến
Việt Nam đang trong cơn sốt đầu tư dự án điện mặt trời.

Ông Michael Modler, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC) nhìn nhận, thế giới ưa chuộng năng lượng tái tạo vì nhiều lý do bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng, giá rẻ và chi phí cạnh tranh.

“Tuy nhiên, tôi cảm giác những lời ca ngợi rùm beng về điện mặt trời có lẽ chỉ là những kỳ vọng hão huyền được thổi phồng. Hiện tại, năng lượng tái tạo chỉ chiếm 7,5% tổng sản lượng điện toàn cầu. Hơn nữa, con số này sẽ nhỏ đi nhiều nếu không tính các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu”, ông Michael cho biết.

Theo ông Ngãi, mặc dù mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo đã được Chính phủ đề ra cách đây hơn 10 năm nhưng đến nay phát triển rất chậm.

Theo đó, chỉ mới có hai dự án rất nhỏ được hoàn thành và đi vào vận hành; trong đó, có dự án điện gió Bạc Liêu công suất 92 MW, mới đưa vào vận hành thô 50 MW, hiệu suất phát điện cung cấp cho hệ thống nhỏ nên hiệu quả không cao. Điện gió bán ra thu về không đủ trả lương cho công nhân nên Chính phủ phải bù. 

“Điện mặt trời gần như chưa có. Năng lượng gió có bán ra rồi nhưng lượng điện phát ra trong một năm quá thấp, trong một ngày cũng ít. Cường độ điện không đều, chỉ số công tơ đo đếm không đảm bảo. Do vậy, hiệu quả của điện gió, điện mặt trời đưa vào hệ thống không cao”, ông Ngãi đánh giá.

Cũng chính vì vậy mà hệ thống lưu điện được đưa ra nhằm vận hành các nhà máy năng lượng tái tạo để cung cấp một tần số điện áp phụ tải ổn định, có thể lưu điện thêm một thời gian khoảng 5 - 7 tiếng để phát điện. Thế nhưng ông Ngãi tái khẳng định, chưa ai ở Việt Nam thật sự biết về lưu điện.

Việc triển khai các dự án năng lượng tái tạo theo ông Ngãi cần nghiên cứu cẩn thận, đặc biệt là về vị trí lắp đặt, tốc độ gió bao nhiêu, bức xạ mặt trời, quy mô…

Mặc dù thừa nhận tiềm năng của điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam song Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam khẳng định, năng lượng tái tạo không thể thay thế năng lượng truyền thống vì phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, không ổn định.

Hiện Việt Nam mới có chưa đầy 47.000 MW công suất và sản lượng điện chưa đầy 200 tỷ kWh trong khi đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần khoảng 240.000 - 300.000 MW công suất điện, sản lượng điện quốc gia đạt từ 450 - 500 tỷ kWh.

Để giải quyết bài toán này, ông Ngãi nhấn mạnh, năng lượng truyền thống vẫn mãi là số 1, vẫn là xương sống của hệ thống năng lượng Việt Nam, đặc biệt là nhiệt điện. 

Với việc thiếu ổn định, năng lượng tái tạo không thể thay thế được điện truyền thống vì điện truyền thống phát 24/24 cả ba chế độ bao gồm chế độ đáy (ban đêm, thấp điểm), chế độ lưng (lúc bình thường) và chế độ đỉnh (lúc cao điểm).

Năng lượng tái tạo chỉ mang tính chất hỗ trợ, là phần bù để giúp năng lượng truyền thống được sử dụng tốt hơn và tiết kiệm hơn.

"Nhưng nếu tận dụng khai thác tốt thì phần bù đó cũng rất quý để giảm lượng than đốt cho nhà máy điện than, giảm lượng dầu, lượng khí đốt cho nhà máy khí, giảm việc xả nước cho nhà máy thuỷ điện vào mùa hè”, ông Ngãi nhận xét.

'Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ công nghệ điện mặt trời'

'Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ công nghệ điện mặt trời'

Leader talk -  5 năm
Theo đánh giá của ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Bamboo Capital Group chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ có một đội ngũ làm chủ được công nghệ năng lượng mặt trời và vươn ra thế giới.
'Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ công nghệ điện mặt trời'

'Việt Nam sẽ nhanh chóng làm chủ công nghệ điện mặt trời'

Leader talk -  5 năm
Theo đánh giá của ông Phạm Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc Bamboo Capital Group chỉ trong một thời gian ngắn nữa, Việt Nam sẽ có một đội ngũ làm chủ được công nghệ năng lượng mặt trời và vươn ra thế giới.
BCG Băng Dương ký hợp đồng bán điện mặt trời cho EPTC

BCG Băng Dương ký hợp đồng bán điện mặt trời cho EPTC

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Nguồn năng lượng điện mặt trời mà BCG Băng Dương muốn bán cho EPTC là từ dự án điện mặt trời với công suất 40MW tại xã Thạnh Hóa - tỉnh Long An.

HDBank dành 7.000 tỷ đồng cho vay các dự án điện mặt trời

HDBank dành 7.000 tỷ đồng cho vay các dự án điện mặt trời

Tài chính -  5 năm

Cơn sốt điện mặt trời ở Việt Nam đang kéo theo cuộc chạy đua cung cấp tín dụng cho các dự án này giữa các ngân hàng.

Khánh thành nhà máy điện mặt trời 35MW đầu tiên tại Việt Nam

Khánh thành nhà máy điện mặt trời 35MW đầu tiên tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Nhà máy Điện mặt trời TTC Phòng Điền, Thừa Thiên Huế đã được đưa vào hoạt động sau 9 tháng xây dựng với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Năng lượng mặt trời và dấu ấn tiên phong

Năng lượng mặt trời và dấu ấn tiên phong

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Phát triển năng lượng sạch không chỉ là theo xu hướng chung của thế giới mà còn là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng của Việt Nam, Tập đoàn Thành Thành Công chính là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".