Tài chính
'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay
Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

Tự tin có lãi trở lại từ năm nay
Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) mang tới nhiều thông tin tích cực cho cổ đông.
Ban lãnh đạo ngân hàng trình phương án chào bán 750 triệu cổ phiếu riêng lẻ, dự kiến tăng vốn lên thêm 7.500 tỷ đồng, lên mức 19.280 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn thành công, vốn điều lệ của NCB sẽ vượt qua nhiều ngân hàng tầm trung trên thị trường ở thời điểm hiện tại như Eximbank hay Nam Á Bank.
Các chỉ tiêu kinh doanh được đặt ra trong năm nay cũng rất khả quan. Tổng tài sản trong năm 2025 dự kiến đạt 135.500 tỷ đồng, huy động khách hàng đạt 118.500 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 14,6% và 23,2%. Cho vay khách hàng tăng trưởng tới 30%, đạt 92.528 tỷ đồng.
Đặc biệt, NCB cũng dự kiến sẽ có lãi trở lại trong năm 2025. Quy mô lợi nhuận dự kiến khoảng 59 tỷ đồng. Con số này có ý nghĩa rất quan trọng khi cổ phiếu của NCB đã rơi vào diện cảnh báo sau khi có hai năm liên tiếp thua lỗ.
Giai đoạn 2021 – 2025 là thời điểm NCB đặt trọng tâm vào việc nâng cao năng lực tài chính và đẩy mạnh tái cấu trúc theo phương án cơ cấu lại (PACCL) đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt. Trải qua hơn 5 năm tái cấu trúc, NCB đã đạt những thành tựu đáng kể.
“Đảm bảo lợi nhuận năm nay tức là chúng ta có thể hoàn toàn tự đi trên đôi chân của mình, kể cả sau khi phải trích lập các khoản lỗ từ năm 2021 theo đề án cơ cấu lại”, Chủ tịch NCB Bùi Thị Thanh Hương chia sẻ.
'Cắt một lần cho hết đau'
Theo công bố của NCB, trong năm 2024, ngân hàng báo lỗ là do đã thoái lãi dự thu cho vay và đầu tư chứng khoán gần 2.800 tỷ đồng và xử lý các tài sản có khác hơn 1.700 tỷ đồng theo phương án cơ cấu lại.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, tất cả những khoản lỗ này đều phát sinh từ trước năm 2021.
Quy mô khoản lỗ này không nhỏ, song NCB chọn công khai, minh bạch, không 'giấu' lỗ.
"Chủ trương của NCB là 'cắt một lần cho hết đau'. Có thể nói đến hết năm 2024, chúng ta đã xử lý hết xong mọi "nỗi đau", bà Hương chia sẻ.

Tuân thủ theo PACCL, hoạt động trọng tâm của NCB hướng tới việc xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu.
Ông Tạ Kiều Hưng, Tổng giám đốc NCB cho biết, trong năm 2024, tổng nợ xấu bao gồm cả gốc và lãi thu hồi được của nhà băng vào khoảng 7.000 tỷ đồng. Con số này vượt 130% so với số mà nhà băng cam kết sẽ thu hồi theo PACCL.
Song song với các khoản nợ xấu cũ được tập trung xử lý, nợ xấu mới hình thành được kiểm soát chặt chẽ. Ông Hưng cho biết, NCB đã tiến hành tái thẩm định tập trung tất cả các khoản tín dụng, qua đó giúp chất lượng nợ của nhà băng được cải thiện rõ rệt.
“Tất cả những khoản vay giải ngân mới từ năm 2023 đến nay của nhà băng có tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 0,73%. Chúng tôi đã ứng dụng công nghệ vào các hệ thống cảnh báo sớm và tái thẩm định sau vay để nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, kiểm soát toàn bộ hoạt động cấp tín dụng của khách hàng”, ông Hưng cho biết.
Bước sang năm 2025, Tổng giám đốc NCB cho biết sẽ tập trung vào cả công tác thu hồi nợ xấu và kiểm soát nợ xấu. Trong đó, dự kiến thu hồi nợ xấu theo PACCL tối thiểu 3.600 tỷ đồng. Với các khoản vay mới, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát ở mức tối đa là 1%.
Tăng vốn đón sóng
Để NCB nhanh chóng trở lại đường đua tăng trưởng, một yếu tố cấp thiết đó là nguồn vốn. Trong 3 năm qua, ngân hàng đã có hai lần tăng vốn, nâng vốn điều lệ từ mức hơn 4.000 tỷ đồng lên hơn 11.000 tỷ đồng.
Trong năm 2025, NCB đã công bố kế hoạch tăng vốn thêm 7.500 tỷ đồng. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết, tiến độ tăng vốn đang được đẩy nhanh hơn so với PACCL được NHNN thông qua.
"Theo đề án, kế hoạch tăng vốn 7.500 tỷ đồng đáng ra phải đến năm 2026-2027 mới thực hiện", bà Hương cho biết.
Tuy nhiên, với mong muốn tạo sức mạnh tài chính nội tại tốt hơn, ban lãnh đạo NCB đã mạnh dạn đề xuất đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn sớm hơn.
Trường hợp tăng vốn thành công, NCB sẽ đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn (hệ số CAR) ở mức trên 8%, đáp ứng quy định mới nhất của NHNN tại Thông tư 41.
Hệ số CAR ở mức trên 8% là tỷ lệ an toàn cao và khó đạt được với một tổ chức tín dụng thông thường, chứ chưa nói tới một ngân hàng trong diện khó khăn và phải tái cơ cấu như NCB.
Khi đáp ứng được mức độ an toàn vốn, toàn bộ số tiền huy động sẽ được dùng để phục vụ hoạt động kinh doanh, chủ yếu cung ứng vốn cho nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân thuộc phân khúc khách hàng mà NCB lựa chọn.
Bên cạnh đó, nhà băng cũng dành một phần để đầu tư chuyển đổi số, công nghệ, truyền thông và nhận diện thương hiệu.
Ngân hàng cũng có sự dịch chuyển đáng kể về mô hình hoạt động. Khi lựa chọn tập trung vào ngân hàng số, NCB đã trình NHNN đóng bớt các điểm giao dịch, gồm 23 phòng giao dịch và 2 chi nhánh.
Dù thu hẹp quy mô vật lý, nhà băng lại đẩy mạnh đầu tư toàn diện, đặc biệt là khía cạnh công nghệ và nhân sự.
Thu nhập bình quân đầu người của NCB từ thứ 25 thị trường vào năm 2021 đã lên thứ 12 vào năm 2024, kéo theo đó là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khá mạnh.
Đổi lại, ban lãnh đạo NCB cho biết việc đầu tư vào nhân sự nhằm đáp ứng tốc độ tăng trưởng 30% mỗi năm của nhà băng, đồng thời giúp năng suất lao động của NCB cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên thị trường.
Mặt khác, chi phí quản lý tăng nhưng tăng hợp lý so với tốc độ tăng thu nhập của ngân hàng.
Chỉ số chi phí/thu nhập thuần (CIR) đã giảm từ 60% xuống chỉ còn 40%, và dự kiêns năm nay tiếp tục giảm còn 38%. Đây là mức độ cạnh tranh nếu so với các ngân hàng có quy mô ngang tầm NCB.
“Dự kiến đến năm 2027, NCB sẽ đạt điểm hòa vốn với dự
án chuyển đổi số, qua đó đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập của ngân hàng.
Cùng với đó, năng suất của NCB cũng sẽ tiệm cận các ngân hàng có quy mô lớn, hiệu
quả cao trên thị trường”, bà Hương chia sẻ.
Tín hiệu lạc quan
Kế hoạch tăng vốn sớm còn phản ánh ban lãnh đạo NCB đang nhìn thấy nhiều cơ hội trên thị trường.
Thực tế cho thấy, các khoản giải ngân mới của NCB trong năm 2024 mang lại hiệu quả cao.
Theo Tổng giám đốc Tạ Kiều Hưng, nếu tính riêng năm 2024, tất cả các khoản nợ mới được giải ngân của ngân hàng, mang lại tổng thu nhập ròng sau dự phòng rủi ro của ngân hàng là 2.960 tỷ đồng. Sau trích lập dự phòng, lợi nhuận từ những khoảng vay mới này mang về 1.300 tỷ đồng.
Trong năm 2025, tổng doanh thu dự kiến của NCB là 4.125 tỷ đồng, cao hơn 37% so với năm 2024. Đặc biệt, kết quả kinh doanh quý I dự kiến sẽ vượt 25% so với kế hoạch.
“Đây sẽ là quý đầu tiên NCB có lãi trên toàn bộ hệ thống,
bao gồm cả việc trang trải chi phí và hoạt động đầu tư”, ông Hưng chia sẻ.
Để thực hiện kế hoạch này, NCB cho biết sẽ tập trung vào sản phẩm cho vay nhà dự án của các chủ đầu tư lớn và uy tín; sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà, cho vay kinh doanh.
Đồng thời, ban hành các sản phẩm theo
hướng “may đo” cho khách hàng lớn; các sản
phẩm trọn gói theo ngành nghề đối với khách hàng doanh
nghiệp nhỏ.
NCB hoàn thành vượt mức tất cả mục tiêu 2024
Ngân hàng NCB tăng gấp đôi vốn điều lệ
Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa công bố nghị quyết của HĐQT, thông qua kết quả đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ.
Tổng giám đốc NCB: Chúng tôi chọn hướng đi phù hợp
Lựa chọn chuyển đổi toàn diện theo chiến lược mới trong bối cảnh hậu khủng hoảng kép, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã ghi những dấu mốc tích cực và ấn tượng trong thời gian qua.
NCB muốn tăng vốn điều lệ thêm 7.000 tỷ đồng
Sau phát hành, vốn điều lệ của NCB có thể tăng từ 11.780 tỷ đồng lên 18.780 tỷ đồng, tương ứng gần 60%.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón
Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7
Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.
Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI
Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.