Khởi nghiệp

CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung: Shipper cần một nơi thuộc về

Việt Hưng Thứ hai, 25/10/2021 - 11:41

Shipper hiện là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng, đảm bảo lưu thông hàng hóa nhanh chóng, liền mạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân.

Ngay từ trước khi Covid-19 xuất hiện, sự lên ngôi của mua sắm trực tuyến đã kéo theo sự phát triển của nhiều ứng dụng đặt hàng online. Những người giao hàng, hay còn gọi là shipper, là đội ngũ không thể thiếu để duy trì việc giao nhận.

Khi đại dịch xảy ra, shipper lại càng đóng vai trò quan trọng đối với bức tranh kinh tế xã hội. Họ là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng, đảm bảo lưu thông hàng hóa một cách nhanh chóng, liền mạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân.

Đồng thời, sự có mặt của đội ngũ shipper còn giúp giảm thiểu các tác động của dịch bệnh, giúp hệ thống xã hội và nền kinh tế được vận hành bình thường.

Shipper cần được công nhận và quan tâm đúng mực

Có thể nói, chưa bao giờ shipper công nghệ lại đóng vai trò quan trọng như hiện nay, được Nhà nước đưa vào danh sách ưu tiên tiêm chủng vaccine.

Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), cần coi đội ngũ giao hàng là một "tuyến đầu" khác, bên cạnh đội ngũ y tế trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung khẳng định, shipper là một trong những đối tác quan trọng nhất của công ty và chế độ phúc lợi của họ luôn là ưu tiên hàng đầu.

CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung: Shipper cần một nơi thuộc về
Ông Nguyễn Hoàng Trung - nhà sáng lập và CEO Loship

Đại diện Loship cũng cho biết shipper công nghệ là một nghề nghiệp ổn định không thua kém bất cứ ngành nghề nào trong xã hội, và mỗi shipper xứng đáng được công nhận và tôn trọng như một người lao động thực thụ.

"Tôi cảm thấy rất vui khi đội ngũ shipper đã và đang được nhìn nhận như một mắt xích quan trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Shipper là hình ảnh rất quen thuộc mà chúng ta nhìn thấy mỗi ngày. Shipper là huyết mạch giữ cho nền kinh tế vận động ngay cả trong điều kiện thành phố trở nên tồi tệ nhất dưới sức ép của cách ly xã hội", CEO Loship nói.

Tuy nhiên, có một thực tế là shipper chưa nhận được về sự quan tâm đúng mực. Vẫn còn khá nhiều người đánh giá nghề shipper là một công việc tạm bợ, thấp kém và họ nhìn shipper bằng những ánh mắt không hề dễ chịu.

Shipper còn gánh thêm nhiều rủi ro trong việc di chuyển, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh. Bối rối vì những quy định thay đổi liên tục, nguy cơ bị phạt và nguy cơ lây nhiễm bệnh luôn lơ lửng trên đầu nhưng nhiều shipper vẫn phải ra đường mưu sinh.

Đã đến lúc rất cần một cái nhìn đúng đắn hơn, nhân văn hơn với một loại hình lao động hoàn toàn chân chính và gian khó này, không chỉ trong đại dịch mà còn là lâu dài về sau. 

Khách hàng cần có cái nhìn cảm thông mỗi khi có những đơn hàng đến muộn vì lý do bất khả kháng. Doanh nghiệp cần có những chính sách hỗ trợ cần thiết để mang lại cho người shipper một môi trường làm việc an toàn và bền vững.

"Điều này không chỉ tạo điều kiện cho người shipper duy trì công việc của họ với mức thu nhập ổn định, mà nó còn cho thấy rằng mỗi người trong chúng ta, với tư cách là cá nhân hay tổ chức, đều coi trọng công việc và những đóng góp của shipper, và rằng shipper là một phần không thể thiếu trong vận hành xã hội", CEO Nguyễn Hoàng Trung chia sẻ.

CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung: Shipper cần một nơi thuộc về 1
Shipper đóng vai trò quan trọng đối với bức tranh kinh tế xã hội Việt Nam

Shipper cần một nơi thuộc về

Đại diện Loship cho rằng, cá nhân những người shipper cũng sẽ cần một nơi để thuộc về. Tại Việt Nam, các shipper chưa có hợp đồng lao động, do vậy họ chưa được hưởng quyền lợi, chế độ bảo hiểm xã hội như một nhân viên thông thường. Tương lai của các shipper công nghệ sẽ còn nhiều bấp bênh.

Hiểu được những bất cập đó, Loship luôn cố gắng tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ cho shipper, mang đến một môi trường làm việc ổn định và lâu dài.

Các shipper được tạo điều kiện tiếp cận với các bảo hiểm dân sự, bảo hiểm tai nạn lao động và các khoản vay tài chính, giúp họ vững tâm hơn trong quá trình làm việc và bảo vệ họ khỏi những rủi ro có thể xảy ra.

"Cá nhân tôi có một niềm tin rằng, Loship đã và đang trở thành "nơi thuộc về" của rất nhiều shipper. Nơi thuộc về sẽ không phải nhà, hay quán cà phê, mà là điểm đến mỗi khi cảm thấy chán chường, mệt mỏi. Tại mỗi thành phố mà Loship hoạt động, chúng tôi phát triển những trạm dừng chân cho shipper, mà ở đó shipper luôn được hưởng 3 điều miễn phí: rửa xe miễn phí, uống trà đá miễn phí, và sạc pin miễn phí.

Nghe qua thì có vẻ bình thường, nhưng nếu nhìn lại những lúc shipper muốn nghỉ ngơi hay chờ đợi đơn hàng thì họ có xu hướng làm gì? Chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người shipper dựng chống xe và ngồi đợi giữa trưa nắng, hoặc là ngồi nghỉ ngơi tạm bợ, ăn vội bữa cơm trưa tại một vỉa hè nào đó. Việc có những trạm dừng chân cho phép người shipper có thể uống trà đá, sạc pin và rửa xe miễn phí thể hiện sự quan tâm của Loship dành cho shipper ngay từ những điều nhỏ nhất, để họ thấy rằng chúng tôi thật sự trân trọng công việc và công sức của họ mỗi ngày", CEO Nguyễn Hoàng Trung chia sẻ.

CEO Loship Nguyễn Hoàng Trung: Shipper cần một nơi thuộc về 2
Người shipper đang cần một nơi để thuộc về

Tuy nhiên, khi nói rằng shipper cần một nơi thuộc về, không có nghĩa là họ cần ký hợp đồng lao động với một ứng dụng giao hàng cụ thể. Shipper luôn muốn có được sự tự do nhất định trong công việc, vì bản chất công việc giao hàng là linh hoạt và có thể làm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Điều cần làm là mang đến cho shipper những chính sách hỗ trợ cần thiết, tạo ra một cộng đồng shipper gắn kết và lành mạnh nơi họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trong công việc. Nơi thuộc về khi ấy sẽ là cả một cộng đồng, chứ không chỉ đơn thuần gói gọn trong một đơn vị nào đó.

Được biết, Loship đang là doanh nghiệp duy nhất trên thị trường mà CEO là người trực tiếp quản lý đội ngũ shipper.

Rất dễ để nhìn thấy hình ảnh CEO Loship thoải mái trao đổi, giải đáp thắc mắc và thậm chí là đùa giỡn với chính những người shipper của mình trên các trang mạng xã hội, cộng đồng tài xế. Với anh, việc gặp gỡ và trò chuyện, thăm hỏi người shipper không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm yêu thích.

"Shipper là những người đồng hành với mình, giúp mình trực tiếp đem dịch vụ đến tay khách hàng. Nếu mình chăm sóc shipper thật tốt và mang lại cho họ cảm giác được trân trọng, tự khắc những người shipper sẽ giúp mình đối xử với khách hàng theo cách tương tự như thế", CEO Loship cho biết.

Startup Việt làm áo chống virus SARS-CoV-2

Startup Việt làm áo chống virus SARS-CoV-2

Khởi nghiệp -  3 năm
Chiếc áo khoác của Coolmate có khả năng loại bỏ virus Sars-CoV-2 trong vòng 30 phút, cũng như tiêu diệt tới 15 loại virus, vi khuẩn khác nhau...
Startup Việt làm áo chống virus SARS-CoV-2

Startup Việt làm áo chống virus SARS-CoV-2

Khởi nghiệp -  3 năm
Chiếc áo khoác của Coolmate có khả năng loại bỏ virus Sars-CoV-2 trong vòng 30 phút, cũng như tiêu diệt tới 15 loại virus, vi khuẩn khác nhau...
Startup Việt làm áo chống virus SARS-CoV-2

Startup Việt làm áo chống virus SARS-CoV-2

Khởi nghiệp -  3 năm

Chiếc áo khoác của Coolmate có khả năng loại bỏ virus Sars-CoV-2 trong vòng 30 phút, cũng như tiêu diệt tới 15 loại virus, vi khuẩn khác nhau...

Cake tăng tốc trong cuộc đua ngân hàng số

Cake tăng tốc trong cuộc đua ngân hàng số

Khởi nghiệp -  3 năm

Nhờ sự hợp tác chặt chẽ với Mambu, quá trình chuyển đổi core banking tại Cake chỉ mất hai tháng rưỡi, trở thành là một kỷ lục mới trong lĩnh vực công nghệ tài chính ngân hàng.

Gojek Việt Nam sắp ra mắt ví điện tử riêng

Gojek Việt Nam sắp ra mắt ví điện tử riêng

Khởi nghiệp -  3 năm

Ví điện tử được CEO Gojek Việt Nam nhắc đến là WePay, được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 3/2017.

Startup giáo dục Singapore ăn nên làm ra tại Việt Nam

Startup giáo dục Singapore ăn nên làm ra tại Việt Nam

Khởi nghiệp -  3 năm

Riêng tại Việt Nam, doanh thu của startup Geniebook tăng gấp 3 lần so với năm 2020, đồng thời vừa huy động thành công 16,6 triệu USD trong vòng Series A.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  7 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  7 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  7 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  8 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  44 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.