Diễn đàn quản trị
CEO Vinacacao: 'Công nghiệp 4.0 là cơ hội cuối cùng để chúng ta cất cánh'
Do độ trễ của chính sách, Việt Nam đã phải ngậm ngùi nhìn các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây trôi qua.
Ông Trần Văn Liêng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cacao Việt Nam (Vinacacao) đã thẳng thắn chia sẻ như vậy tại tọa đàm “Doanh nhân trẻ và khát vọng toàn cầu” do CLB Doanh nhân 2030 tổ chức.
Là một trong những doanh nhân có tư duy toàn cầu hóa mãnh liệt nhất, giỏi ngoại ngữ, luôn tìm cách tiếp cận các công nghệ tiên tiến nhất, doanh nhân kỳ cựu này còn rất quan tâm tới việc đưa nông sản của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Với niềm tin và chiến lược tiếp cận thị trường thế giới đúng đắn, Vinacacao không chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô mà còn cả những sản phẩm đã tinh chế như chocolate (có 19 loại).
Chocolate là sản phẩm dành cho giới thượng lưu có xuất xứ từ nước ngoài, nhưng chocolate của Vinacacao còn bổ sung thêm giá trị Việt bằng cách kết hợp với với các nông sản như mè, đậu phụng, dừa, hạt điều….
Hiện tại, các sản phẩm của Vinacacao đã có mặt trong hệ thống siêu thị Lotte Mart toàn cầu. Vinacacao cũng đang hợp tác với Starbucks để cùng xây dựng thương hiệu chocolate chung.
Khi xuất khẩu, đừng quá quan tâm tới việc chất lượng sản phẩm mình cao hay thấp, mà hãy nhìn xem tiêu chuẩn chất lượng mà thị trường mình muốn nhắm tới như thế nào.
Không có chất lượng cao hay thấp, chất lượng là sự thừa nhận của thị trường và các đặc điểm hàng hóa mà người mua thừa nhận. Đơn giản, nếu bạn vào thị trường Nhật, hãy sản xuất ra sản phẩm phù hợp với những tiêu chuẩn mà người Nhật đặt ra.
Tương tự, các sản phẩm về thực phẩm hoặc dược phẩm muốn vào Mỹ phải đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng mà Cơ quan quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra.
Dành lời khuyên cho các doanh nhân thế hệ sau, ông Liêng cho biết, muốn vươn ra thế giới, doanh nhân và các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chuẩn mực toàn cầu.
"Để giúp doanh nghiệp vươn ra toàn cầu cần có 3 yếu tố: ngôn ngữ, sự cải thiện quan hệ với các nước và tận dụng triệt để cách mạng công nghiệp 4.0", ông Liêng đúc kết.
Theo ông Liêng, muốn giao thương với doanh nghiệp các nước, lãnh đạo và nhân viên của các công ty Việt Nam phải biết ngoại ngữ, ít nhất là tiếng Anh. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp cố gắng như thế nào, song quan hệ song phương của Việt Nam với các nước khác không tốt, thì cũng chẳng có thị trường để hoạt động. Chúng ta cứ xem cách ngành dệt may và cá ba sa vào Mỹ thì đủ biết.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ xóa dần biên giới giữa các quốc gia, tất cả mọi người đều được cạnh tranh công bằng, ai biết tận dụng tốt những công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng này sẽ là người chiến thắng.
"Các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải nắm chắc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vì đây là cơ hội cuối cùng để chúng ta có thể cất cánh làm 'con rồng' mới của châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Do độ trễ của chính sách, chúng ta đã phải ngậm ngùi nhìn các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây trôi qua. Lần này, chúng ta buộc phải chụp bằng được con thuyền thứ tư này", CEO Vinacacao nhấn mạnh.
Theo ông Liêng, vươn ra toàn cầu sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các bạn trẻ đừng sợ hãi, vì nếu so với thế hệ trước như ông, người trẻ đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ nhiều phía như Nhà nước, hiệp hội, doanh nhân đi trước… trong suốt quá trình kinh doanh khởi nghiệp.
Nhà sáng lập Triip.me: 'Muốn ra biển lớn cần dũng cảm và chơi đúng luật'
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.