Đại diện IFC: Sẽ dành gói tín dụng lớn cho đối tượng là doanh nhân nữ
IFC rất chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, và họ sẽ được ưu tiên trong những gói danh mục cụ thể.
Theo công ty Tài chính Quốc tế (IFC), tại Việt Nam, chỉ có một trong số năm người trưởng thành được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức và chỉ có 8% trong số họ có tiền tiết kiệm tại các tổ chức tài chính.
Nghiên cứu của IFC cũng chỉ ra rằng, những nhà cho vay tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng dân số có thu nhập thấp, ước tính khoảng 10 triệu người, chủ yếu là phụ nữ và người nghèo.
Trong bối cảnh đó, việc hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô củng cố năng lực quản trị doanh nghiệp được đánh giá sẽ giúp nâng cao khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính tốt hơn và cùng với đó là sự mở rộng cho vay.
Theo ông Kyle Kelhofer, Giám đốc IFC phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia, việc nâng cao năng lực trên sẽ đảm bảo sự tăng trưởng bền vững cho các tổ chức và đem lại lợi ích cho chính khách hàng của họ, bao gồm hàng triệu phụ nữ và các hộ gia đình có thu nhập thấp, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Giám đốc điều hành nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam của IFC cho biết, hiện khu vực tài chính vi mô của Việt Nam đang phát triển với nhiều nhà khai thác nhỏ và phi lợi nhuận đang muốn chuyển đổi và phát triển thành các doanh nghiệp lớn hơn.
Một trong những điều tối quan trọng ảnh hưởng đến thành công của sự chuyển đổi kia chính là thực hiện cải cách quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao tính hiệu quả, minh bạch và khả năng quản lý rủi ro.
Không chỉ tại Việt Nam mà trên khắp thế giới, các nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư đang hỗ trợ doanh nghiệp trong nỗ lực tiến tới một nền quản trị tốt hơn, với một hội đồng quản trị mạnh, quản lý cấp cao có trách nhiệm cũng như kiểm sát nội bộ và quản lý rủi ro có hiệu quả.
IFC rất chú ý đến doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ, và họ sẽ được ưu tiên trong những gói danh mục cụ thể.
Tổ chức tài chính IFC thuộc Ngân hàng Thế giới vừa đề xuất cung cấp khoản vay lên tới 200 triệu USD cho ngân hàng Quốc tế (VIB), DealStreet Asia đưa tin.
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.