Chiến lược kinh doanh: 'Đừng chết vì không biết chọn lựa'
Lâm Bình Bảo
Thứ ba, 05/09/2017 - 08:00
Trong kinh doanh, cơ hội xuất hiện khá nhiều, nhưng để biến cơ hội thành kết quả là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều công sức và đánh đổi.
THƯ GỬI MR CEO
Dear Mr CEO
Chuyện kể rằng, có một chú chó sống bên một dòng sông nhỏ, ở tả ngạn và hữu ngạn là hai ngôi đình thuộc hai xã khác nhau. Mỗi lúc hội họp, liên hoan, trống đình nổi lên, chú chó hiểu rằng mình sẽ có phần và lập tức bơi đến . Một ngày nọ, nghe trống đình tả ngạn vang lên chú chó hăm hở bơi sang. Đang bơi giữa dòng, chú bỗng dưng nghe trống đình hữu ngạn vang to hơn. Lưỡng lự, băn khoăn, cuối cùng chú quyết định quay đầu bơi ngược lại.
Được một lúc, chú lại nghe trống tả ngạn rền vang lớn hơn, chú tặc lưỡi và quay đầu bơi hướng về bên trái. Cứ thế, nghe trống bên nào to hơn là chú tất tả bơi theo hướng ấy. Hóa ra hôm ấy hai đình cùng có liên hoanm, chẳng ai chịu ai, hai đình đua nhau thúc trống xem ai to hơn. Chỉ tội chú chó, loay hoay mãi, mệt lả, đuối sức và cuối cùng chìm dưới dòng sông!
Trong kinh doanh, cơ hội xuất hiện khá nhiều nhưng để biến cơ hội thành kết quả là một quá trình lâu dài đòi hỏi nhiều công sức và đánh đổi. “Cơ hội” như tiếng trống đình, nghe hấp dẫn nhưng thực tế thì “chỉ có tiếng, chưa có miếng”. Mải mê đuổi theo nhiều cơ hội khác nhau, không lượng sức mình cuối cùng như chú chó sẽ có kết cục bi thảm.
Đơn giản vì chú không kìm đươc lòng tham, cứ nghĩ rằng mình sẽ có phần cỗ to hơn mà không chịu đánh đổi hay nói cách khác là không lựa chọn một hướng đi hay một chiến lược phù hợp.
Chiến lược là lựa chọn hướng đi, là định hướng, là kim chỉ nam giúp công ty ra quyết định phân bổ nguồn lực hữu hạn của mình để đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công. Chiến lược được hoạch định không phải bởi vì đó là “thời thượng” mà lần điều “cần” phải làm để chiến thắng. Nếu không có ước muốn chiến thắng chớ tốn công, phí sức, hao tổn tiền bạn và nơ ron thần kinh để làm chiến lược , đơn giản bởi vì đằng nào bạn cũng thất bại.
Chiến lược (xuất phát từ ngôn ngữ Ky Lạp cổ là strategos) là thuật ngữ quân sự dùng để chỉ cách dàn trận và phân bổ lực lượng với mục tiêu chiến thắng kẻ thù. Tương tư như thế, chiến lược kinh doanh đúng đắn là một chiến lược: Vạch ra định hướng kinh doanh rõ ràng, nêu rõ những gì cần làm và những gì không nên làm. Vạch rõ những năng lực của tổ chức phải ở mức độ nào để đi theo định hướng trên và thành công bền vững.
Đây cũng cơ sở trong cách thức hoạch định chiến lược kinh doanh mà A.G. Lafley và Roger L. Martin đế xuất trong Playing to Win (tạm dịch Kinh doanh để chiến thắng). A.G. Lafley trước từng là Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Procter & Gamble. Còn Roger L. Martin là một trong những nhà tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới và đang là hiệu trưởng trường Rotman School Management. Nhờ trình độ cao siêu nên 2 ông phát triển một phương pháp rất dễ áp dụng mà trước đây vốn dĩ chỉ số ít chuyên gia chiến lược mới có thể thực hiện được.
Hoạch địch chiến lược Playing to Win là trả lời 5 câu hỏi sau:
Khát vọng chiến thắng là gì? Đây là câu hỏi quan trọng nhất và định hình toàn bộ tư duy chiến lược của doanh nghiệp. Khát vọng chiến thắng không phải là khái niệm chung chung, không phải là khẩu hiệu để hô vang mà cần phải diễn giải cụ thể để trở thành ngọn hải đăng định hướng trong biển cả thương trường mênh mông.
Chiến thắng ở thị trường nào? Mr CEO, bạn không thể thắng ở tất cả mọi nơi. Bạn chỉ có thể thắng nơi bạn có năng lực phù hợp. Vì vậy hãy chọn lựa phân khúc khách hàng, khu vực địa lý, loại hình sản phẩm/dịch vụ, kênh phân phối và phân đoạn nào trong chuỗi giá trị của khách hàng mà bạn có thể làm tốt nhất.
Chiến thắng bằng cách nào? Một khi đã xác định thị trường cụ thể, các công ty phải theo đuổi chiến lược giúp họ có thể chiến thắng trên phân khúc thị trường đó dựa vào nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh, Mr CEO, bạn có thể chọn lựa một trong 2 chiến lược cạnh tranh cơ bản: chi phí thấp và khác biệt hóa. Tuy nhiên bạn phải luôn chú ý đến sự phù hợp của cách thức cạnh tranh với phân khúc khách hàng mục tiêu. Chớ vì quá yêu sản phẩm mà phụ khách hàng!
Năng lực nào để có thể chiến thắng? Mr CEO, năng lực cốt lõi không phải là những gì doanh nghiệp mình có và làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Năng lực cốt lõi thực chất lả những kỹ năng then chốt và các hoạt động chính yếu mà khi bạn thực thi với mức độ cao nhất sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong phân khúc thị trường đã chọn. Hãy trang bị những gì mà khách hàng cần chứ không phải “cái anh có khách hàng không cần, cái khách hàng cần anh lại không có”
Hệ thống quản trị nào để chiến thắng ? Câu hỏi này thường xuyên bị bỏ sót trong hoạch định chiến lược. Không có hệ thống quản trị để hỗ trợ và thực thi thì chiến lược mãi mãi chỉ là lời ước. Để chiến thắng doanh nghiệp cần phải có hệ thống quản trị đề xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển các năng lực chiến thắng của tổ chức.
Mr CEO, chiến lược đúng đắn giúp doanh nghiệp xác định phương hướng, mục tiêu, mang lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ và tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu. Chiến lược là cam kết thực hiện các hành động này hơn là hành động khác.
Chiến lược = Chọn lựa. Đừng chết vì không biết chọn lựa!
Các doanh nghiệp Việt cần phải chuẩn bị cho tổ chức của mình văn hóa đổi mới sáng tạo, chấp nhận sự thay đổi ngay từ ban đầu và ở tầm chiến lược chứ không đợi đến khi bị áp lực cao mới chịu thay đổi.
Chiến lược thị trường ngách (niche market) chính là việc doanh nghiệp tập trung vào một phần nhỏ của thị trường, một nhóm đối tượng, phân khúc thị trường nhất định.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.